SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ hoạt động làm quen chữ cái đối với trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ hoạt động làm quen chữ cái đối với trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_tre_hoat_dong.doc
Nội dung text: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ hoạt động làm quen chữ cái đối với trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ hoạt động làm quen chữ cái đối với trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi I/- Đặt vấn đề: Người giáo viên Mầm non được Đảng và nhân dân giao cho nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đó là nhiệm vụ trồng người. Hiện nay ngành học Mầm non trong cả nước đã và đang thực hiện chuyên đề dạy trẻ làm quen với văn học và chữ viết theo hướng đổi mới phương pháp giáo dục trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhận thức của trẻ còn hạn chế, trẻ hiếu học nhưng cũng rất hiếu chơi, trẻ cần được mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh, đến trường trẻ được chơi, ăn, ngủ. Đặc biệt được cô dạy cho trẻ làm quen với 29 chữ cái, trẻ được nhận biết được phát âm chính xác tạo cơ sở vững chắc giúp trẻ vào lớp 1 tự tin hơn. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ trong trường Mầm non trẻ được làm quen với chữ cái là một hoạt động không thể thiếu được vì hoạt động này nó góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ và cũng từ đây, từ hoạt động này tạo cho trẻ một hành trang để trẻ bước vào lớp 1. II/- Nội dung: 1- Đặc điểm chung của lớp: * Về mặt thuận lợi: Năm qua tôi là một giáo viên có trình độ chuyên môn Cao đẳng, thưc ra mà nói chất lượng giảng dạy so với các năm trước có nhiều hiểu biết và sáng tạo hơn, với trẻ các cháu rất ngoan. Bản thân tôi cũng đã được tham dự qua các đợt chuyên đề làm quen với văn học và chữ viết và chính bản thân tôi được Ban giám hiệu và giáo viên trong trường giúp đỡ để nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với chữ cái. * Về khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên thực tế lớp tôi còn gặp rất nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến việc hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái, lớp tôi chỉ là một lớp học ở vùng nông thôn còn nghèo, số cháu khá đông mà lại có một mình tôi đảm nhiệm, khả năng nhận thức của trẻ còn kém, phạm vi tiếp xúc 1
- với môi trường xung quanh còn hạn hẹp, còn nhiều trẻ chưa nhận thức chính xác về chữ cái, thậm chí còn chưa phát âm được và phát âm chưa chuẩn. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới của giáo dục, trong lớp chưa xây dựng được góc hoạt động làm quen với chữ cái. Từ những khó khăn trên nó ảnh hưởng và tác động rất lớn đến việc hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái còn nhiều phức tạp. Chính vì vậy mà thời gian đầu lớp tôi chỉ đạt với tỷ lệ rất thấp, về số cháu nhận biết chữ cái đạt yêu cầu là 50-60%. Trong giai đoạn 1 số cháu nhận biết chính xác và phát âm chuẩn chỉ đạt 40-50%. 2- Một số biện pháp và cách thực hiện để nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen chữ cái: - Xuất phát từ những khó khăn trên dẫn đến việc dạy trẻ làm quen với chữ cái ở lớp tôi đạt kết quả còn thấp. Vì vậy bản thân tôi tự suy nghĩ, tìm tòi, tham khảo tập san, tài liệu và đã nghĩ ra một số biện pháp nhỏ áp dụng vào dạy trẻ làm quen với chữ cái đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Một số biện pháp cụ thể như sau: a) Biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ: - Muốn dạy trẻ nhận biết, phát âm chính xác các âm của chữ cái một cách dễ dàng, khoa học, phù hợp với nhận thức của trẻ thì người giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ cần phải có chuyên môn chuẩn trở lên. Thực tế trước đây trình độ chuyên môn còn thấp nên chất lượng giảng dạy, phương pháp sáng tạo trong giảng dạy còn hạn chế và hiện nay là một giáo viên có trình độ Cao đẳng thì chất lượng và cách hướng dẫn trẻ vào tiết học một cách dễ dàng hơn, giúp trẻ nhận biết nhanh và nhớ lâu kiến thức. b) Biện pháp cô phải là người tạo tình huống hấp dẫn thu hút trẻ vào hoạt động làm quen với chữ cái: - Cô là người dẫn dắt trẻ vào nhận biết, phát âm chính xác các âm của chữ cái, muốn như vậy thì ban đầu có phải là người thu hút trẻ vào hoạt động 2
- tạo sự hứng thú cho trẻ bằng cách cô giới thiệu bài học sinh động phong phú hấp dẫn. Ví dụ: "Khi tôi dạy trẻ làm quen với chữ cái d - đ" thì tôi gói quả đu đủ chín ngòn và đóng vào một cái hộp thật đẹp. Rồi đưa ra câu đố: "Tên em chẳng thiếu chẳng thừa Ăn vào ngon ngọt chín vừa lòng nhau" Đố các con đó là quả gì? trẻ trả lời quả đu đủ, đúng rồi các con rất giỏi. Bây giờ cô sẽ thưởng cho lớp mình một cái hộp kỳ diệu đấy, trong hộp không biết có gì đây, nào lớp mình cùng khám phá xem trong hộp kỳ diệu này có gì nhé. Như vậy trẻ rất say xưa hứng thú vào hoạt động. c) Biện pháp mở rộng nhận thức cho trẻ: - Muốn dạy trẻ nhận biết và phát âm chính xác các âm của âm chữ cái một cách nhanh nhạy, tôi mở rộng nhận thức cho trẻ bằng mọi lúc, mọi nơi hoặc thông qua các hoạt động khác, tôi lồng ghép tích hợp vào nội dung của bài học. + Hướng dẫn trẻ nhận biết và phát âm ở mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ: Tôi cho trẻ đi dạo chơi, thăm mọt số công trình ở địa phương, tôi cho trẻ nhìn xem xung quanh có các chữ cái không và có những chữ cái nào đã học và chữ đó là chữ gì? thì trẻ biết được trên những khẩu hiệu, tô tranh hoặc bức tường có nhiều chữ cái và trẻ biết được những chữ gì học rồi, có thể là chữ học ở lớp hoặc trẻ biết ở nhà, thì tôi đã cho trẻ biết được trước, khi đến hoạt động trẻ sẽ thành thạo hơn và nhận biết một cách dễ dàng hơn. + Hướng dẫn trẻ nhận biết và phát âm chính xác các chữ cái thông qua các hoạt động khác, các môn học khác. Ví dụ: Thông qua hoạt động những trò chơi với chữ cái g, y thì tôi đã lồng ghép tích hợp nội dung các môn học như môi trường xung quanh, toán để mở rộng nhận thức cho trẻ giúp trẻ nhớ lâu bài học. Cụ thể là: 3
- Cho trẻ chơi với chữ g thì trẻ được làm quen với quả gấc, trẻ phát âm từ "quả gấc" và được khám phá về quả gấc cả cấu tạo bên ngoài lẫn bên trong quả gấc và trẻ lại được đếm số lượng có bao nhiều quả gấc và trẻ hiểu được trong từ "quả gấc" có những chữ gì đã học rồi và chữ mới là chữ g. d) Biện pháp cô biến giờ làm quen với chữ cái thành giờ chơi thực sự cho trẻ: Ví dụ: Tôi tổ chức cho trẻ chơi với chữ g, y thì tôi tổ chức cho trẻ chơi rất thoải mái, không gò bó, rập khuôn máy móc mà tôi hướng trẻ tới một buổi chơi thú vụ, trẻ được chơi những trò chơi tĩnh như xếp chữ, ghép chữ, cắt chữ, xếp nhiều chữ g, y thành các bông hoa (Xung quanh là các chữ g làm cánh hoa ở giữa là chữ y làm nhụy hoa). Sau các trò chơi tĩnh tôi cho trẻ chơi các trò chơi động như: Trồng cây theo đồi chữ, thì tôi quy hoạch đồi nào có cây chữ g thì trẻ có cây ký hiệu chữ g đến đồi đó để trồng hoặc chữ y cũng vậy, khi trồng cây xong trẻ bắt chước những con chim hót trên cành bằng các âm phát ra của trẻ đó là g, y. Sau đó tôi cho trẻ đi tưới cây thì mỗi trẻ đi tuổi cây sẽ có một thùng có ký hiệu bằng các chữ mới học thì sẽ đến tưới cây có ký hiệu giống chữ ký hiệu nơi thùng của mình, khi kết thúc tôi cho trẻ hái các bông hoa có chữ g, y để tặng bạn. Như vậy trẻ thấy mình như dang chơi một buổi chơi thực sự chứ không phải đó là tiết học. đ) Biện pháp có xây dựng góc chữ cái và cách sắp xếp góc chữ cái khoa học, hợp lý, phù hợp với trẻ khi chơi ở góc chơi: Tôi làm góc học tập đặt ở nơi phụ huynh dễ nhìn thấy và ký hiệu của tên cháu là các chữ cái đã học mà tôi đã trao đổi với phụ huynh, hàng tuần trẻ thuộc nhóm chữ cái nào thì tôi thưởng cho trẻ ngôi sao vàng, cháu nào chưa thuộc hết nhóm chữ cái thì tôi tặng cho ngôi sao bạc găm bên cạnh tên mình. Đặc biệt những cháu quá kém tôi găm cho là những chữ cái mà trẻ chưa thuộc. Như vậy khi phụ huynh đem con đến lớp phụ huynh sẽ theo dõi khả năng nhận thức của con mình trên góc chữ cái thì phụ huynh sẽ có biện pháp giúp đỡ cộng đồng cùng cô giáo để chăm sóc cho con em mình cùng tiến bộ. 4
- - Mặt khác hàng tuần theo dõi nhóm chữ cái khác nhau, bản thân tôi làm và thay đổi để trẻ biết được đây là bài sắp học, trẻ tự hỏi nhau về các chữ, các đồ chơi đó có chứa chữ gì? e) Biện pháp làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho tiết học: Mỗi tiết học tôi làm đồ dùng, đồ chơi khác nhau thay như vậy trẻ tạo sự hứng thú và sự tìm tòi, khám phá cho trẻ, trẻ không nhàm chán vì đồ dùng, đồ chơi. Ví dụ: Tiết làm quen b - d - đ tôi đưa các loại quả thật ra dạy nhưng tiết làm quen h - k tôi lại đưa tranh các con vật ra dạy như vậy trẻ sẽ hứng thú học tập. Cứ một tháng thì tôi lại tổ chức cho trẻ hội thi "Bé làm quen với văn học học và chữ viết". 3- Kết quả đạt được sau khi áp dụng một số biện pháp trên vào việc hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái: Kết quả lớp tôi đạt được là kết quả đáng phấn khởi: Cụ thể như sau: - Trẻ đạt yêu cầu 100%. Trong đó: + Trẻ đạt giỏi 60% + Trẻ đạt khá 30% + Trẻ đạt trung bình 10% + Không còn yếu kém III/- Bài học sư phạm: Xuất phát từ kết quả đáng phấn khởi trên của lớp tôi đã đạt được sau khi áp dụng một số biện pháp của mình, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm khi tiến hành dạy trẻ làm quen với chữ cái đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi như sau: 1- Muốn đạt được kết quả cao như trên là phải kịp thời bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của mình. 2- Tăng cường mở rộng nhận thức cho trẻ về thế giới xunh quanh. 5
- 3- Muốn thu hút trẻ vào hoạt động nhanh nhẹn phong phú cô phải là người tạo ra tình huống gây hứng thú ban đầu cho trẻ. Cô là người hướng trẻ tới hoạt động và cùng trẻ hoạt động đến cùng công việc của một tiết dạy, trong đó cô là người tôn trọng trẻ. Cô coi trẻ làm trung tâm, cô như là người "đạo diễn" còn các con như là diễn viên tí hon. 4- Muốn có được kết quả cao trong hoạt động và thật sự có ý nghĩa trẻ phải nắm chắc kiến thức về hoạt động làm quen chữ cái. 5- Cô biến giờ học làm quen chữ cái thành một giờ chơi thực sự. Lúc này cô như là một người đoàn trưởng, một người tổ trước hoà nhã cùng trẻ, để trẻ hoạt động say xưa như một giờ chơi và muốn hoạt động này sinh động cô phải biết lồng ghép các môn học phải thật phù hợp khoa học dẫn dắt vào nội dung hoạt động thật khéo léo để tạo sự hứng thú hoạt động cho trẻ. 6- Cô phải làm đồ dùng, đồ chơi hàng tháng và cách sắp xếp góc chữ cái khoa học, hợp lý, phù hợp với trẻ và đặc biệt là biện pháp này cần để phụ huynh tin cậy hơn là trong một tuần trẻ thuộc nhóm chữ cái nào thì tôi thưởng cho trẻ ngôi sao vàng, cháu nào chưa thuộc hết nhóm chữ cái tôi thưởng cho ngôi sao bạc, còn cháu quá kém tôi găm cho là những chữ cái mà trẻ chưa thuộc. Cô nói hướng phấn đấu như vậy với phụ huynh, như vậy phụ huynh chỉ cần nhìn vào kết quả của con mình sẽ cùng có trách nhiệm với cô để về nhà gia đình chăm sóc con học tốt. 7- Hàng tháng tôi tổ chức thi "Bé làm quen với văn học và chữ viết" ở lớp để phát huy tính tích cực và nhanh nhẹn của trẻ. Đồng thới mỗi một chủ đề tôi thường làm thay đổi đồ dùng, đồ chơi mới để trẻ không nhàm chán. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi về dạy trẻ hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Chắc chắn còn nhiều chỗ khiếm khuyết chưa được hoàn hảo lắm. Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày để được các cô cán bộ Phòng giáo dục huyện Tĩnh Gia, các đồng chí Hiệu trưởng, Hiệu phó và đồng nghiệp góp ý kiến bổ sung giúp tôi nâng cao chất lượng dạy trẻ thực hiện được này. Xin chân thành cảm ơn. 6