SKKN Một số biện pháp lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non

doc 18 trang sangkien 31/08/2022 14500
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_long_ghep_tro_choi_dan_gian_vao_hoat_d.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non

  1. 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài - Từ xa xưa, trò chơi là hình thức giải trí không thể thiếu trong đời sống con người, nó mô tả lại đời sống tự nhiên, xã hội, mô tả lại những hoạt động, công việc của con người và nó được truyền từ đời này qua đời khác, trở thành nét văn hóa, giá trị văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Trò chơi thỏa mãn được nhu cầu của cá nhân, tập thể thậm chí cộng đồng người. Chúng ta không thể phủ nhận giá trị mà trò chơi đem lại trong đời sống. Trong hoạt động học tập trò chơi có tác dụng phát triển trí tuệ như rèn trí thông minh, óc sáng tạo, phát triển phản xạ nhanh nhẹn, hoạt bát Góp phần tăng thêm sự đoàn kết, tương thân, tương ái, ngoài ra nó còn là phương tiện dạy học rất hiệu quả mà lại ít tốn kém. - Với chủ trương giáo dục hiện nay trong các trường học là xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” tạo ra môi trường giáo dục an toàn, cởi mở, thân thiện để học sinh phát huy hết năng lực của mình trong học tập và trong các hoạt động khác. Đặc biệt là ở lứa tuổi Mầm Non, chơi là hoạt động chủ đạo đối với trẻ “Trẻ chơi mà học, học mà chơi”.Các hình thức học của trẻ luôn được đặt dưới dạng trò chơi để trẻ dễ tiếp thu kiến thức và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó tôi nhận thấy mình cần cho trẻ chơi nhiều trò chơi hơn nữa và tôi đã trăn trở không biết nên đưa vào những trò chơi nào cho phù hợp? Trò chơi nào mà trẻ dễ thuộc, dễ nhớ, dễ chơi mà lại tạo hiểu quả trong việc truyền thụ kiến thức cho trẻ và để gây hứng thú cho trẻ trong các hoạt động giáo dục. Từ những suy nghĩ ấy tôi đã lựa chọn trò chơi dân gian vì trò chơi dân gian rất phong phú về thể loại và đa dạng về hình thức và có thể nói trò chơi dân gian là một loại trò chơi mà giúp trẻ dễ dàng tiếp thu tri thức nhất. Nó là một di sản văn hóa quý báu của dân tộc ta. Nó được đúc kết từ những kinh nghiệm, quá trình lao động, sinh hoạt của nhân dân ta và nó rất dễ thuộc, dễ nhớ, dễ chơi và mang lại nhiều hiệu quả trong hoạt động học tập, vui chơi của trẻ Mầm Non. - Trải qua quá trình giảng dạy và hoạt động thực tiễn, quá trình tìm tòi, tham khảo, học hỏi tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình với đề tài: “Một số biện pháp lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục cho trẻ 5 -6 tuổi ở trường Mầm Non. Để thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi giải trí, trong hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả cao. 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. - Phân tích, đánh giá thực trạng lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục ở trường Mầm Non. - Nêu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trò chơi dân gian linh hoạt trong các hoạt động giáo dục của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm Non. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp lá 2 1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Quy mô : Nghiên cứu các biện lồng ghép các trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non. 1
  2. - Thời gian: Từ ngày 09/2013 đến tháng 12/ 2013 - Không gian: Lớp lá 2 1.5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận: Phân tích,đọc sách, chọn lọc, tổng hợp tư liệu - Nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, đàm thoại, ghi chép 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận + Khái niệm: Trò chơi dân gian - Trò chơi dân gian là một hoạt động văn hóa do nhân dân sáng tạo trong quá trình lao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng. Trò chơi dân gian là vốn quý của dân tộc đã từng gắn liền với đời sống lao động và các hội hè, đình đám của nhân dân. Trò chơi dân gian vừa thể hiện sự sáng tạo, lạc quan của người lao động, vừa là phương tiện giải trí thoải mái sau những giờ phút lao động mệt mỏi hoặc bày tỏ niềm vui được mùa, chiến thắng thiên nhiên, chiến thắng kẻ thù. Trò chơi dân gian vừa đa dạng, vừa phong phú, vừa cuốn hút người chơi bởi sự bình dị, khéo léo và tính quảng đại của nó. + Các loại trò chơi dân gian - Trò chơi dân gian có rất nhiều loại, trò chơi dân gian được chia thành hai nhóm. Một là, các trò chơi truyền thống, hai là những trò chơi có quy tắc. để áp dụng hiệu quả vào đối tượng trẻ vì vậy người tổ chức cần lựa chọn được trò chơi phù hợp với mục đích, yêu cầu của chương trình giáo dục đề ra. Xét về chức năng giáo dục. Trò chơi dân gian được chia thành 4 nhóm như sau: - Nhóm 1: Loại trò chơi vận động như: Mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, kéo co, nhảy dây, rồng răn lên mây, đá cầu giúp tăng cường sức khỏe, thể chất cho trẻ. - Nhóm 2: Là loại trò chơi học tập như: Ô ăn quan, cờ vua, cờ ghánh giúp phát triển trí tuệ, óc quan sát, tính toán. - Nhóm 3: Là loại trò chơi sáng tạo như: Lồng đèn, chong chóng, chơi chuyền, làm châu chấu lá dừa, làm diều Giúp phát triển năng khiếu thẫm mỹ, sáng kiến, tính khéo léo. - Nhóm 4: Là loại trò chơi mô phỏng, bắt chước cách sinh hoạt của người lớn như: Nấu cơm, đua xe đạp chậm .giúp học tập cách ứng xử. + Tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với trẻ Mầm Non “ Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng, tư duy, sang tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Ngày nay ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước, đang ngày càng bị mai một và lãng quên, không chỉ ở các thành phố mà còn ở các vùng quê. Vì thế giúp các em hiểu và quay về cội nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết” 2
  3. (Nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, nguyên giám đốc bảo tàng dân tộc học Việt Nam) - Trò chơi dân gian là trò chơi rất gần gũi, quen thuộc đối với trẻ em. Trò chơi vừa mang tính vui tươi, giải trí. Song lại có ý nghĩa giáo dục lớn đối với con người. Nhất là trẻ Mầm Non vì đây là giai đoạn trẻ “chơi nhiều hơn học” - Trò chơi dân gian được xem là một hình thức giáo dục đơn giản, giúp hình thành nhân cách cũng như phát triển thể chất cho trẻ một cách có hiệu quả. Thông qua trò chơi vận động dân gian, các vận động cơ bản của trẻ được rèn luyện, nhờ đó mà trẻ trở nên nhanh nhẹn, khéo léo, hoạt bát trong các hoạt động. Với những trò chơi dân gian chứa đựng nhiệm vụ học tập, trong khi chơi nhiệm vụ nhận thức được thực hiện dưới hình thức vui vẻ, thoải mái. Điều đó giúp trẻ nỗ lực, tìm kiếm cách giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong trò chơi. Trẻ tiếp nhận nhiệm vụ trí tuệ như một nhiệm vụ chơi. Chính điều đó góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ, nó là phương tiện giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ Mầm Non. - Nét đặc biệt của trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam là hầu hết các trò chơi đều gắn liền với các bài đồng dao. Đó chính là những câu vè ngắn gọn, có nhịp điệu, âm thanh được sử dụng trong khi chơi.Những bài đồng dao trong trò chơi cung cấp cho trẻ những kiến thức về xã hội, giúp trẻ tiếp thu những điều hay, lẽ phải, cung cấp cho trẻ những kiến thức xã hội cần thiết như: Tập mua bán, tập lao động,, làm quen với các nghề trong xã hội . - Trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục trẻ em có thái độ đúng đắn trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, là phương tiện phát triển ngôn ngữ có hiệu quả. Khi tham gia trò chơi, trẻ được ca hát, nhảy múa, đối đáp Qua đó vốn từ của trẻ được phong phú, ngôn ngữ của trẻ từ đó cũng được phát triển thêm.Trò chơi dân gian còn có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ. Đặc biệt đối với trẻ em Việt Nam, trò chơi dân gian góp phần hình thành nhân cách văn hóa, mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Nhất là trong thời đại hiện nay, bên cạnh những trò chơi do người lớn nghĩ ra và một số trò chơi bằng máy móc hiện đại, các trò chơi, đồ chơi của nước ngoài xuất hiện nhiều trên thị trường thì trẻ lại càng ít được chơi những trò chơi dân gian.Vì vậy trò chơi dân gian lại càng xa lạ và lạ lẫm hơn với trẻ. Trong khi đó nếu chúng ta biết nhìn nhận và biết dùng các trò chơi dân gian đúng cách và hợp lý thì sẽ có hiệu quả rất lớn trong việc giáo dục trẻ vì đây là loại trò chơi chứa đựng rất nhiều kho tàng tri thức cung cấp nội dung và phương pháp giáo dục hiệu quả tương đối rõ ràng, đầy đủ. 2.2. Thực trạng về việc lồng ghép các trò chơi dân gian vào hoạt động giáo ở trường Mầm Non. 2.2.1. Thuận lợi, khó khăn: Thuận lợi: - Được sự quan tâm của bộ phận chuyên môn phòng giáo dục, lãnh đạo nhà trường tồ chức tập huấn mở chuyên đề. 3
  4. - Bản thân là một giáo viên người dân tộc (Êđê) nên nghe và hiểu được ngôn ngữ trẻ nói tạo điều kiện cho việc truyền đạt kiến thức cho trẻ được thuận lợi hơn. Khó khăn: - Về không gian, thời gian chơi, cách tổ chức trò chơi, chơi như thế nào để phù hợp với chủ điểm, chơi như thế nào để vừa cung cấp được các yêu cầu kiến thức hoạt động chính vừa tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, vui tươi, lành mạnh, đảm bảo được an toàn cho trẻ? - 100 % số trẻ ở đây là người dân tộc Ê Đê (24 )cháu nên tiếng phổ thông của trẻ còn hạn chế việc truyền thụ kiến thức cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn. - Một số phụ huynh chưa quan tâm phối hợp cùng cô trong công tác giáo dục trẻ. 2.2.2. Thành công, hạn chế Thành công: - Trẻ đã tập trung chú ý, tích cực, hứng thú trong các hoạt động giáo dục và cũng biết chơi một số trò chơi dân gian nên việc đưa các trò chơi dân gian vào các tiết học được dễ dàng hơn Bản thân tôi đã tích lũy và đã có một số kinh nghiệm khi lồng ghép các trò chơi vào hoạt động giáo dục từ đó đã đạt được những thành công nhất định. Hạn chế: - Trong khi tổ chức trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục sự tiếp thu của trẻ còn rất chậm. 2.2.3. Mặt mạnh, mặt yếu Mặt mạnh: - Bản thân tôi là một giáo viên còn trẻ, năng động tâm huyết với nghề, thường xuyên đổi mới phương pháp giáo dục, học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp để nâng cao chuyên môn và khả năng nghiệp vụ của mình. - Có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng nhận thức, học hỏi, tiếp thu tốt. Mặt yếu: - Chưa chủ động tìm kiếm các nguồn trò chơi, vẫn hạn chế ở những trò chơi có sẵn trong chương trình nên khi tổ chức các trò chơi dân gian thường hay bị lặp lại, thiếu sự đổi mới khiến trẻ không tập trung, thấy nhàm chán, một số trẻ chưa mạnh dạn trong hoạt động. 2.2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên: Nguyên nhân thành công: - Do sự tìm tói, sáng tạo và không ngại khó khăn của bản thân. - Do có sự khích lệ, động viên, nhắc nhở, đánh giá của Lãnh đạo trường, tạo điều kiện giúp đỡ. Nguyên nhân hạn chế: - Trong quá trình đưa các trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục, đôi khi tôi vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định do khả năng tổ chức các trò chơi dân 4