SKKN Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trường mầm non xã Vĩnh Quỳnh biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh

docx 9 trang Minh Hường 20/08/2023 14680
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trường mầm non xã Vĩnh Quỳnh biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_day_tre_mau_giao_be_3_4_tuoi_truong_ma.docx

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trường mầm non xã Vĩnh Quỳnh biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh

  1. Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ▪ ĐẶT VẤN ĐỀ Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói : “Một năm bắt đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước”. Đúng như thế, tất cả chúng ta ai cũng phải trải qua một tuổi thơ yêu dấu, những ngày tháng không thể nào quên trong cuộc đời. Những tháng ngày không thể nào quên. Sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm đến các em, đến thế hệ tương lai của nước nhà, “ Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người”. Trẻ em được sinh ra ở thế giới này với tâm hồn của những thiên thần, nhưng chính cuộc sống đầy phức tạp đã gieo những suy nghĩ và hành động xấu vào những tâm hồn non nớt đó. Sự phát triển của công nghệ hiện đại, chủ nghĩa vật chất có thể biến các bé thành những người ích kỉ chỉ biết đến mình. Những giá trị đạo đức như sự quan tâm chia sẻ đến mọi người cần được khắc sâu vào tâm trí trẻ ngay từ khi còn nhỏ để giúp chúng trở thành những người có ích cho xã hội và biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh. Chia sẻ là sự thể hiện tình cảm, cảm xúc của con người trước mỗi sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống. Nó là sự cho đi, quan tâm hay giúp dỡ người khác về cả vật chất hay tinh thần bằng khả năng của mình giúp họ vượt khó khăn hoạn nạn. Chia sẻ cũng là một hành động đơn giản bắt nguồn từ những việc nhỏ bất cứ ai cũng có thể làm được. Đừng nghĩ rằng chỉ có những việc to tác mới đáng chia sẻ, nếu nghĩ nhưi vậy thì chẳng bao giờ bạn chia sẻ cho ai được cái gì. Thực tế trẻ 3 tuổi đã biết chia sẻ nhưng không phải lúc nào chúng cũng thể hiện sự cảm thông và nhường nhịn. Do đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này trẻ bắt đầu ý thức được mình, ý thức được khả năng của mình. Đồng thời xuất hiện một thái độ mới đó là trẻ bắt đầu so sánh mình với người lớn và mơ ước được làm những điều giống như người lớn, đặc biệt trẻ thích được độc lập và tự chủ trong hành động. Mọi hành vi thói quen đã được hình thành trước đó nay bị phá vỡ, trẻ biểu hiện thái độ nghịch ngợm, không đồng ý hoặc phản kháng ngược lại những điều bố mẹ và những người xung quanh mong muốn. Lúc này ở trẻ xuất hiện tính bướng bỉnh, nhõng nhẽo không ngoan như trước nữa. Trong khi chơi với bạn hay giao tiếp với những người xung quanh trẻ xuất hiện tính ích kỷ, trẻ chỉ thích hành động với những gì có lợi cho trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ hành động, bắt chước những hành vi xấu thì rất nhanh còn những hành vi tích cực thì khó như khi anh chị, bố mẹ nói tục, chửi bậy thì trẻ nói lại hoặc bắt chước được ngay. Tổ ấm gia đình, đó là môi trường xã hội đầu tiên của trẻ, là môi trường văn hóa được tạo dựng trên cơ sở tình yêu thương ruột thịt của ông bà, bố mẹ và anh chị ruột trong gia đình. Đặc trưng của văn hóa gia đình là môi trường an toàn và
  2. phong phú: Chỉ có trong gia đình trẻ mới được hưởng đầy đủ tình yêu thương có những phút vui đùa thích thú bên mẹ, trò chuyện thủ thỉ với người thân, trẻ được giao lưu trực tiếp và thường xuyên, trẻ được học cách làm người một cách tự nhiên. Những truyền thống, nếp sống thói quen của các thành viên trong gia đình đều ảnh hưởng tuyệt đối đến sự phát triển của đứa trẻ. Đứa trẻ học được những điều hay, lẽ phải hay không chủ yếu trong môi trường gia đình. Trẻ ở lứa tuổi này nhập tâm bắt chước rất nhanh. Bên cạnh đó một số đồ vật dễ hư hỏng, gây nguy hiểm cho trẻ như dao, phích nước bị người lớn cấm đoán dẫn đến ở trẻ xuất hiện mâu thuẫn giữa tính tích cực hành động của trẻ , với sự cấm đoán bảo vệ của người lớn. Bên cạnh đó vì mục tiêu của giảm tỉ lệ sinh con nên số người trong mỗi gia đình ngày một ít đi. Trong mội gia đình chỉ có một hoặc hai con nên trẻ được gia đình nuông chiều một cách thái quá ,đòi gì được nấy dẫn đến trẻ ngày càng ích kỷ, không biết yêu quý , nhường nhịn. các bé tranh giành đồ chơi, đánh bạn vẫn thường xuyên xảy ra và rất nhiều bậc phụ huynh phải than phiền vì bé nhà mình hư quá, ích kỉ quá lúc nào cũng bắt mọi người phải làm theo ý mình. Cũng có một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc dạy trẻ biết quan tâm đến mọi người xung quanh. Là một giáo viên nhiều năm liền dạy lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi, tôi luôn băn khoăn làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương, đoàn kết, quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân và mọi người xung quanh? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn học hỏi, nghiên cứu ứng dụng lồng ghép nội dung giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh. Vì thế năm học 2012-2013 tôi mạnh dạn chọn đề tài ” Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trường mầm non xã Vĩnh Quỳnh biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh”làm sáng kiến kinh nghiệm mầm non của mình.
  3. Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi 1. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2. Cơ sở lí luận: Chia sẻ là những tình cảm của con người thể hiện trước sự vật hiện tượng nào đấy và con người có những hành vi phản ánh lại sự vật hiện tượng đó. Như trẻ cảm thấy vui sướng, hãnh diện, tự hào khi ai đó khen mình xinh, đẹp, học giỏi và cảm thấy buồn, chán khi không có ai chịu chơi hay quát mắng mình. Trẻ em ở lứa tuổi mầm non có những đặc điểm: Dễ uốn nắn và nhịp độ phát triển nhanh, trẻ có những đặc điểm phát triển độc đáo, không giống bất cứ giai đoạn phát triển nào sau này. Đặc biệt trẻ 3-4 tuổi tư duy gắn với cảm xúc và ý muốn chủ quan của trẻ, trẻ tư duy theo lối trực quan toàn bộ. Bên cạnh đó xúc cảm- tình cảm chi phối toàn bộ sinh hoạt của trẻ, trẻ dễ đồng cảm với mọi người xung quanh. Trẻ mẫu giáo bé xuất hiện các động cơ hành vi muốn làm người lớn, động cơ hành vi được hình thành trong quá trình vui chơi, động cơ trò chơi – bạn chơi là động lực thúc đẩy trẻ. Trong khi chơi trẻ muốn cho người lớn hài lòng do vậy phải cố gắng nỗ lực hết mình để hoàn thành vai chơi một cách tốt nhất. Cuối tuổi mẫu giáo bé tính xã hội, tính đạo đức được hình thành và phát triển. Hoạt động với đồ vật là hoạt động giao tiếp với những người xung quanh, tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng cùng phát triến song song. Đó là những yếu tố tâm lý có ảnh hưởng thuận lợi hoạt động học tập của trẻ.
  4. Có thể nói mỗi một đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng, vì vậy việc áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Dưới góc nhìn của nhà tâm lý học trẻ em thì trẻ tuổi lên 3 bắt đầu hình thành một loại động cơ của hành vi mang tính đạo đức xã hội, thể hiện ở sự quan tâm của trẻ đối với bạn bè,gia đình và với những người xung quanh.Trong điều kiện có sự giáo dục đúng đắn thì loại động cơ này sẽ được phát triển mạnh ở các giai đoạn sau. Đó là cốt lõi trong nền tảng đạo đức của nhân cách con người tương lai. 1. Cơ sở thực tiễn 1 Đặc điểm tình hình – Trường mầm non Vĩnh Quỳnh được xây dựng trên địa bàn xã Vĩnh Quỳnh huyện Thanh Trì- Hà Nội. Trường có 4 cơ sở nằm trên 3 thôn: Vĩnh Ninh, Quỳnh Đô và Ích vịnh. – Năm học 2012- 2013 tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp C4 tại khu Vĩnh Ninh với tổng số là 52 trẻ. Trong đó có 35 trẻ nam và 17 trẻ nữ. – Lớp do 3 cô phụ trách, 2 cô có trình độ đại học phạm mầm non và 1 cô có trình độ trung cấp sư phạm mầm non. – Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ chúng tôi gặp những thuận lợi khó khăn sau: 2 Thuận lợi: – Nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng cơ sở vật chất phục vụ cho việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. – Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo sát xao việc tổ chức chăm sóc, thực hiện quy chế chuyên môn. – Lớp rộng rãi, thoáng mát có đủ đồ dùng phục vụ cho trẻ. Bán thân tôi là giáo viên trẻ , nhiệt tình năng động, yêu nghề, mến trẻ, có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ. – 100% trẻ ăn bán trú tại trường thuận tiện cho công việc chăm sóc gáo dục trẻ.
  5. 3 Khó khăn: – 2/3 số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ nên chưa có nề nếp, thói quen trong mọi hoạt động của lớp. – Khả năng nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều cho nên việc dạy trẻ “ Biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh “ còn gặp nhiều khó khăn. – Lớp có 12 trẻ thì nghịch ngợm, hiếu động, 6 trẻ rụt rè nhút nhát không thích tham gia các hoạt động nên ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục trẻ. – Trẻ sống trong môi trường gia đình nên bị ảnh hưởng một số văn hóa xấu từ gia đình, bố mẹ còn mải lo kiếm tiền, một số phụ huynh cho rằng lo cho con ăn ngon, mặc đẹp là đủ nên bố mẹ vẫn giao việc dạy dỗ trẻ cho ông bà, anh chị, trẻ thường chơi tự do không có sự giám sát của người lớn. – 90% phụ huynh làm nông nghiệp, chợ búa chưa hiểu tầm quan trọng việc nuôi dạy con theo khoa học. – Đa số các gia đình có từ một đến hai con, bố mẹ chiều con quá mức nên trẻ có lối sống ích kỷ chỉ biết ” nhận” mà không biết ” mình phải làm gì”. – Nhận thức của phụ huynh về việc dạy trẻ biết quan tâm đến mọi người xung quanh còn hạn chế. Một số phụ huynh cho rằng trẻ còn quá nhỏ để dạy trẻ quan tâm đến mọi người xung quanh. Xuất phát từ thực rạng trên, một lần nữa tôi khẳng định rằng việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh là rất cần thiết. II MỘT SỐ BIỆN PHÁP 1. Biện pháp 1: Khảo sát 1.1 Khảo sát trẻ tại nhà thông qua phiếu điều tra – Đây là cách làm rất nhanh gọn và mang lại kết quả cao vì như chúng ta đều biết thời gian trẻ ở nhà bằng 2/3 thời gian trẻ ở lớp. – Môi trường sống ở nhà là nơi trẻ dễ bộc lộ những tính cách, tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ của mình, trẻ bộc lộ những tình cảm đó một cách tự nhiên, trung thực nhất như: Khi chơi trẻ có nhanh dành đồ chơi vơi các anh chị em không?. Trẻ đã biết làm gì để giúp đỡ bố mẹ?. Trẻ có biết quan tâm đến mọi người xung quanh không?.
  6. – Để biết trẻ có quan tâm chia sẻ với người thân hay không, tôi đã xây dựng phiếu điều tra với những nội dung như sau: Phiếu điều tra( Phụ lục 1) 1.2 Khảo sát trẻ trên lớp học: – Để nắm được khả năng, mức độ, ý thức của trẻ khi chơi đồ chơi mầm non hoặc làm một công việc cô giao vừa sức với trẻ hay sự thể hiện tình cảm của trẻ với người thân trong gia đình, ban bè và mọi người xung quanh. Từ đó đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp tôi tiến hành khảo sát trẻ như sau: – Tôi cho trẻ xem một đoạn băng có hình ảnh các trẻ đang chơi có đoạn hai bạn đang tranh giành đồ chơi và đặt ra câu hỏi đàm thoại với trẻ: Con thấy các bạn trong đoạn băng đang làm gì? Điều gì xảy ra khi hai bạn tranh giành đồ chơi? Nếu là con con sẽ làm gì? – Thông qua hoạt động vui chơi , chơi ở các góc, tôi bao quát, quan sát trẻ chơi sau đó ghi chép lại một cách cẩn thận xem trong khi chơi trẻ tranh giành, không biết nhường bạn hay trẻ đã biết chơi đoàn kết chưa, trẻ có biết phối hợp cùng bạn trong lúc chơi không. – Thông giờ đón trả trẻ, các giờ hoạt động trong ngày trẻ chơi cùng bạn, tôi quan sát trẻ sau đó ghi chép lại những thái độ, cảm xúc của trẻ với bố mẹ, cô giáo và các bạn. – Trong giờ đón trẻ tôi trò chuyện cùng trẻ: Hàng ngày con giúp bố mẹ những công việc gì? Con có thích làm những công việc đó không? Vì sao con thích? Khi làm những công việc đó con thấy bố mẹ có vui không? Con cảm thấy thế nào khi được bố mẹ khen? – Ngoài ra tôi yêu cầu trẻ giúp đỡ cô một số công việc vừa sức như: Chia thìa, đĩa, xếp ghế về bàn hay phơi khăn cùng cô . Qua quá trình trẻ làm tôi quan sát kết quả, mức độ hoàn thành công việc của trẻ. – Qua quá trình khảo sát tôi thu được kết quả như sau: