SKKN Một số biện pháp đảm bảo các chất dinh dưỡng trong quá trình sơ chế, chế biến món ăn cho trẻ lứa tuổi mầm non

pdf 22 trang Minh Hường 20/08/2023 10200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp đảm bảo các chất dinh dưỡng trong quá trình sơ chế, chế biến món ăn cho trẻ lứa tuổi mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_dam_bao_cac_chat_dinh_duong_trong_qua.pdf
  • docSKKN_HANG_2014-201`5.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp đảm bảo các chất dinh dưỡng trong quá trình sơ chế, chế biến món ăn cho trẻ lứa tuổi mầm non

  1. Một số biện pháp đảm bảo các chất dinh dưỡng trong quá trình sơ chế, chế biến món ăn cho trẻ lứa tuổi mầm non I ĐẶT VẤN ĐỀ * Lý do chọn đề tài: Trong hệ thống Giáo dục quốc dân, Giáo dục Mầm non chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, đây là bậc học đầu tiên, là nền tảng của ngành Giáo dục & Đào tạo; Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Như chúng ta đã biết chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt sẽ có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo. Trẻ em lứa tuổi mầm non cơ thể còn rất non nớt, trẻ tăng trưởng và phát triển được hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc nuôi dưỡng của người lớn. Chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đầy đủ chu đáo thì tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt về thể lực đồng thời phòng chống các bệnh truyền nhiễm và các bệnh thiếu dinh dưỡng gây nên. Mặc dù trẻ lứa tuổi mầm non thời gian ở trường chiếm nhiều song không vì thế mà công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ chỉ nghiêng về phía nhà trường và giáo viên mà cần phải có sự thống nhất sự kết hợp hài hòa giữa gia đình và nhà trường, giữa phụ huynh và giáo viên để có phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt nhất. Nếu chế độ ăn của trẻ mà thiếu về số lượng và không cân đối về chất lượng thì trẻ sẽ bị giảm cân, giảm khả năng hoạt động, tăng khả năng mắc bệnh. Ngược lại nếu cho trẻ ăn quá nhiều lượng không cân đối tỷ lệ giữa các chất sẽ dẫn đến cơ thể thiếu chất, ốm yếu, khả năng tiêu hóa hấp thụ các chất dinh dưỡng không tốt, dẫn đến rối loạn các chức năng của cơ thể, trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng. Hiện nay một số gia đình có điều kiện kinh tế khá giả bố mẹ chăm sóc cái, ăn uống đầy đủ thức ăn ngon, lạ, trẻ thích ăn gì cho ăn nấy nhưng trẻ vẫn bị bệnh dinh dưỡng đó là vấn đề đáng để quan tâm. Vì vậy việc chế biến cho trẻ không chỉ có ý nghĩa to lớn về kinh tế mà chế biến món ăn còn được coi là một vấn đề khoa học. Muốn cho trẻ có được những bữa ăn hợp lý, ngon, đủ chất dinh dưỡng thì người nấu ăn cần phải có kỹ thuật đảm bảo dinh dưỡng trong quá trình sơ chế, chế biến món ăn. Phải biết lựa chọn phối hợp, sử dụng và bảo quản thực phẩm một cách hợp lý. Thực phẩm để chế biến món ăn cho trẻ nói chung rất giàu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, vì vậy trong khi chế biến nhất là khi sơ chế là rất quan trọng. Làm thế nào để thực phẩm tươi ngon không bị nhiễm chất gây ngộ độc đối với cơ thể trẻ và đảm bảo các chất dinh dưỡng không bị hao hụt 1 | 18
  2. Một số biện pháp đảm bảo các chất dinh dưỡng trong quá trình sơ chế, chế biến món ăn cho trẻ lứa tuổi mầm non nhiều trong quá trình chế biến. đặc biệt là hiện nay vấn đề ô nhiễm do khí thải, chất hóa học làm ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn thực phẩm, đến sức khỏe của con người nhất là với trẻ mầm non. Vì vậy an toàn thực phẩm là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu của trường chúng tôi. Là nhân viên nuôi dưỡng tại trường tôi Nhận thấy mình cần phải luôn trau dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ có kiến thức, kỹ năng về dinh dưỡng, về vệ sinh ăn uống, vệ sinh an toàn thực phẩm và cách chế biến các món ăn hợp khẩu vị của trẻ để trẻ ăn ngon miệng, hấp thụ được thức ăn nhất là đảm bảo được đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Chính vì vậy tôi luôn băn khoăn làm thế nào để đảm bảo được các chất dinh dưỡng trong quá trình sơ chế chế biến món ăn tại trường để góp phần giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và bảo vệ sức khoẻ của trẻ tại trường mầm non. Qua quá trình thực hiện tại trường, tôi đã góp phần vào việc giảm được tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng tại trường. Chính vì vậy tôi đã đúc rút được : “Một số kinh nghiệm đảm bảo các chất dinh dưỡng trong quá trình sơ chế, chế biến món ăn cho trẻ mầm non”. 2 | 18
  3. Một số biện pháp đảm bảo các chất dinh dưỡng trong quá trình sơ chế, chế biến món ăn cho trẻ lứa tuổi mầm non II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non là một vấn đề hết sức quan trọng. Trẻ cần có một chế độ ăn đa dạng phối hợp nhiều loại thực phẩm sao cho đủ các chất dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất Vitamin và muối khoáng. Nhưng phải đảm bảo cân đối tỷ lệ các chất dinh dưỡng, giàu chất đạm động vật và đạm thực vật, giữa thức ăn cung cấp protein năng lượng với thức ăn cung cấp Vitamin và muối khoáng. Hiện nay trẻ luôn cần được ăn một chế độ ăn có nguồn gốc thực vật, không ăn những thực phẩm đã qua chế biến, thực phẩm chế biến sẵn không tốt cho sức khỏe của trẻ nhất là trẻ nhà trẻ. Chế độ ăn của trẻ phải hợp lý điều độ. Thực phẩm chế biến cho trẻ phải là thực phẩm sạch, hợp vệ sinh, không được cho trẻ ăn thực phẩm đã quá hạn sử dụng, thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu, mốc có mùi lạc hoặc thực phẩm biến đổi màu vì rất dễ bị ngộ độc. Thức ăn, nước uống rất cần thiết đối với cơ thể trẻ nhưng cũng chính do thức ăn, nước uống cũng có thể là nguyên nhân gây nên bao bệnh tật vì thức ăn là môi trường thích hợp cho sự phát triển của Vi khuẩn nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. khi sơ chế người nấu ăn cần đảm bảo các chất dinh dưỡng nhưng vẫn cần phải phù hợp với yêu cầu đối với cơ thể trẻ. Để làm được điều đó thì nền giáo dục mầm non không những quan tâm đến vấn đề dạy dỗ trẻ những kiến thức sơ đẳng để hình thành phát triển nhân cách đầu tiên cho trẻ mà bên cạnh đó chúng ta những người làm giáo dục cần quan tâm hơn nữa về công tác chăm sóc nuôi dưỡng cho trẻ một cách phù hợp để giúp trẻ có được một cơ thể khoẻ mạnh. “ Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN * Thuận lợi: - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của phòng giáo dục quận Long Biên, đặc biệt là sự quan tâm của Ban giám hiệu đã tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp cho việc chế biến món ăn cho trẻ. 3 | 18
  4. Một số biện pháp đảm bảo các chất dinh dưỡng trong quá trình sơ chế, chế biến món ăn cho trẻ lứa tuổi mầm non - Đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra và tìm hiểu các công ty cung ứng thực phẩm có uy tín, có đủ tư cách pháp nhân, đủ các yêu cầu về vệ sinh ATTP để ký hợp đồng mua bán thực phẩm cho nhà trường. - Hàng năm nhà trường tổ chức hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường, tham gia thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp Quận điều đó đã thúc đẩy cho đội ngũ cô nuôi chúng tôi luôn trau dồi chuyên môn để có nhiều kinh nghiệm chế biến món ăn ngon, hợp khẩu vị của trẻ và đảm bảo định lượng dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. - Động viên, khuyến khích nhân viên tổ nuôi học thêm để nâng cao trình độ chuyên môn. - Nhân viên nuôi dưỡng 13 đồng chí, tất cả đều có sức khỏe tốt và có trình độ chuẩn nấu ăn. - Bản thân tôi yêu nghề, mến trẻ và luôn tìm tòi, học hỏi đúc rút ra những kinh nghiệm về cách chế biến các món ăn cho trẻ đạt hiệu quả cao. - Với tổng số học sinh toàn trường là 750 trẻ, được chia làm 20 lớp, số trẻ ăn bán trú là 100%. *Khó khăn: *Về phía cô nuôi: - Một số nhân viên nuôi dưỡng tuổi đời còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chế biến món ăn cho trẻ, chưa biết cách đảm bảo các chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến thực phẩm cho trẻ. - Tài liệu tham khảo dành cho các cô nuôi còn ít. *Về phía trẻ: - Một số trẻ sức đề kháng kém, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. - Một số trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi tại một số khối lớp. Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đưa ra một số biện pháp sau: 3.CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1-Biện pháp 1: Chuẩn bị tốt mọi điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, dụng cụ cho việc sơ chế, chế biến thực phẩm. Để thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng tại trường mầm non có nhiều nội dung cần được quan tâm thực hiện : 4 | 18
  5. Một số biện pháp đảm bảo các chất dinh dưỡng trong quá trình sơ chế, chế biến món ăn cho trẻ lứa tuổi mầm non Hàng ngày phải thực hiện đúng kế hoạch chỉ đạo công tác chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm do nhà trường xây dựng. Đầu năm tham mưu đề xuất thay thế, mua bổ sung một số đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho công tác sơ chế, chế biến thực phẩm hàng ngày. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ sơ chế, chế biến, chia thức ăn như: dao thớt, rổ rá, đũa khay, xoong phải khô ráo sạch sẽ. Đặc biệt phải có thớt dao để dùng cho thức ăn chín riêng. Bếp ăn được cơ quan y tế đánh giá tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm . + Có sử dụng bếp ga, nồi cơm ga + Có tủ đựng đồ dùng bát, đĩa có màng lưới che tránh côn trùng. + Có đầy đủ đồ dùng, dụng cụ chia thức ăn. + Dụng cụ sơ chế, chế biến thực phẩm sạch sẽ, dùng xong có nơi treo xếp gọn gàng. + Sàn bếp, bệ bếp được lát gạch, bàn sơ chế, chế biến phải sạch sẽ. + Có nguồn nước sạch đảm bảo vệ sinh dùng cho sơ chế, chế biến, lau rửa dụng cụ + Chậu rửa thực phẩm phải để riêng không dùng chung với chậu giặt + Khi thái hoặc xay thực phẩm phải làm trên bàn không để bệt dưới đất . + Cối xay ( thịt, rau củ sống ) dùng xong phải tháo rửa ngay phơi thật khô không đóng chặt vào bàn khó rửa, trước khi dùng phải tráng nước sôi. + Tủ lạnh phải được lau vệ sinh thường xuyên + Thùng rác phải có nắp đậy hàng ngày phải được vệ sinh. Đó là những điều kiện cần chuẩn bị về cơ sở vật chất trang thiết bị trước khi sơ chế, chế biến thực phẩm hàng ngày cho trẻ. – Bên cạnh đó tăng cường công tác vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. Đặc biệt luôn chú ý đến đầu tóc, quần áo, móng tay, móng chân phải sạch sẽ gọn gàng, Mặc quần áo đồng phục được trang bị, đeo khẩu trang , đội mũ khi làm việc . Rửa tay bằng xà phòng trước khi vệ sinh và khi tay bẩn khi chế biến thức ăn cho trẻ . 2-Biện pháp 2: Thực hiện tốt khâu giao nhận thực phẩm. + Để có được những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng tránh xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non thì yêu cầu các cô nuôi cần phải thực hiện tốt việc 5 | 18
  6. Một số biện pháp đảm bảo các chất dinh dưỡng trong quá trình sơ chế, chế biến món ăn cho trẻ lứa tuổi mầm non giao nhận thực phẩm, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn là việc làm rất quan trọng và cần thiết’ + Nhà trường đã có ký kết hợp đồng thực phẩm bằng văn bản và có tính pháp lý + Khi giao nhận thực phẩm phải yêu cầu có đủ 4 thành phần : Đại diện Ban giám hiệu, kế toán , giáo viên , người trực tiếp nấu ăn phải kiểm tra kỹ thực phẩm ghi rõ đúng chất lượng, số lượng vào sổ giao nhận thực phẩm. Thực phẩm đảm bảo chất lượng phải có những dấu hiệu đặc trưng : Thịt nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao được xếp vào thức ăn nhóm 1, đồng thời là loại thức ăn dễ chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy được gia đình và trường mầm non sử dụng thường xuyên, hàng ngày trong chế biến các món ăn. Đối với thịt gia súc gia cầm như: thịt lợn, thịt gà, thịt bò + Thịt : Thịt tươi ngon bề mặt khô mịn, không nhớt, khối thịt rắn chắc có đàn hồi độ đàn hồi cao mùi thơm tự nhiên không có mùi hôi. Tránh mua phải những loại thịt mắc bệnh như: tụ huyết trùng, thịt có bì qua dầy + Đối với thịt gà: Thịt mềm dẻo, thớ thịt săn chắc, đầu sườn có màu trắng hồng, da thịt mỏng có màu trắng vàng tự nhiên không có nốt thâm tím ở ngoài ra. 6 | 18