SKKN Định hướng phân luồng Trung cấp nghề cho học sinh Lớp 10 hệ Giáo dục thường xuyên trong trường THPT

doc 14 trang sangkien 29/08/2022 6160
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Định hướng phân luồng Trung cấp nghề cho học sinh Lớp 10 hệ Giáo dục thường xuyên trong trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_dinh_huong_phan_luong_trung_cap_nghe_cho_hoc_sinh_lop_1.doc

Nội dung text: SKKN Định hướng phân luồng Trung cấp nghề cho học sinh Lớp 10 hệ Giáo dục thường xuyên trong trường THPT

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÀ VINH Đơn vị : trường THPT TÂN AN === SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐềĐề tài: tài: Trung “ĐỊNH cấp HƯỚNGchuyên nghiệp PHÂN một LUỒNG hướng TRUNG mới để CẤPtrợ giúp NGHỀ học sinhCHO lớp HỌC SINHLỚP 10 HỆ GIÁO12 chọn DỤC nghề THƯỜNG phù hợp. XUYÊN TRONG TRƯỜNG THPT” Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn : Quản lý ĐƠN VỊ: trường THPTĐề TÂN tài thuộc AN CỘNG lĩnh vực HÒA chuyên XÃ HỘI môn CHỦ : Quản NGHĨA lý VIỆT NAM Họ và tên người thực hiện : Nguyễn Ngọc Minh Họ và tên người thực hiện : Nguyễn Ngọc Minh Huyện Càng Long ĐộcChức lập vụ – Tự : Phó do – Hiệu Hạnh trưởng. phúc Chức vụ : Hiệu trưởng. PHIẾU NHẬN XÉT, SinhXẾP hoạt LOẠI tổ chuyên SÁNG môn KIẾN : Văn KINH phòng. NGHIỆM Sinh hoạt tổ chuyên môn : Văn phòng. Tên đề tài: Thời gian thực hiện: tháng 8/2011 tháng 4/2013. Tác giả : Nguyễn Ngọc Tân Minh An, tháng5 /2013 Chức vụ : Hiệu trưởng. Bộ phận công tác : Tổ Văn phòng Tân An, tháng5 /2012
  2. SỞ GD &ĐT Trà Vinh. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THPT Tân An Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài : “ĐỊNH HƯỚNG PHÂN LUỒNG TRUNG CẤP NGHỀ CHO HỌC SINHLỚP 10 HỆ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRONG TRƯỜNG THPT” Thời gian thực hiện: tháng 8/2011 đến tháng 4/2013 Tác giả : NGUYỄN NGỌC MINH Chức vụ : HIỆU TRƯỞNG Bộ phận công tác : Quản lý nhà trường TỔ CHUYÊN MÔN ( TRƯỜNG ) HỘI ĐỒNG KHGD TRƯỜNG Nhận xét: Nhận xét: Xếp loại Xếp loại : Ngày tháng năm . Ngày tháng năm . Tổ trưởng Hiệu trưởng SKKN- NGUYỄN NGỌC MINH 2013 2
  3. UBND TỈNH TRÀ VINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài : “ĐỊNH HƯỚNG PHÂN LUỒNG TRUNG CẤP NGHỀ CHO HỌC SINHLỚP 10 HỆ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRONG TRƯỜNG THPT” Thời gian thực hiện: tháng 8/2011 đến tháng 4/2013 Tác giả : NGUYỄN NGỌC MINH Chức vụ : HIỆU TRƯỞNG Bộ phận công tác : Quản lý nhà trường Đơn vị công tác : Trường THPT Tân An TỔ BỘ MÔN ( CẤP TỈNH ) HỘI ĐỒNG KHGD SỞ GD & ĐT Nhận xét: Nhận xét: Xếp loại : Xếp loại Ngày tháng năm . Ngày tháng năm . CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tổ trưởng Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo SKKN- NGUYỄN NGỌC MINH 2013 3
  4. BÁO CÁO TÓM TẮT Sáng kiến ( hoặc áp dụng sáng kiến ) cải tiến : : “ĐỊNH HƯỚNG PHÂN LUỒNG TRUNG CẤP NGHỀ CHO HỌC SINH LỚP 10 HỆ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRONG TRƯỜNG THPT” 1. Người thực hiện: - Họ và tên: Nguyễn Ngọc Minh. - Năm sinh: 28-02-1963 - Đơn vị công tác : trường THPT TÂN AN. - Chức vụ hiện tại: Hiệu trưởng - Trình độ chuyên môn: ĐHSP. 2. Tên sáng kiến: “ĐỊNH HƯỚNG PHÂN LUỒNG TRUNG CẤP NGHỀ CHO HỌC SINH LỚP 10 HỆ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRONG TRƯỜNG THPT” 3. Nội dung sáng kiến: đánh giá bước đầu công tác định hướng phân luồng học trung cấp nghề cho đối tượng học sinh lớp 10 vừa Tốt nghiệp THCS, khiếm khuyết năng lực học tập do nhiều lý do phải học hệ GDTX trong trường THPT. 4. Thời gian thực hiện sáng kiến: tháng 8/2011 tháng 4/2013. 5. Phạm vi áp dụng: Bước đầu thực hiện so sánh hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp chọn nghề cho học sinh ở cấp học THPT tại đơn vị. 6. Hiệu quả: ( nêu tóm tắt ) Trên cơ sở khoa học giáo dục hướng nghiệp dạy nghề, giúp học sinh và gia đình nhận thức đúng đắn năng lực, khả năng, điều kiện, nhu cầu lao động để có quyết định chọn nghề phù hợp trong tương lai, đặc biệt Trung cấp nghề hướng đi mới vừa tầm, vừa sức đối với đối tượng học sinh vừa TN THCS khiếm khuyết năng lực học tập dễ bỏ học giữa chừng nếu theo học bậc THPT hệ GDTX cũng khó có thể theo hết chặng đường để lấy tấm bằng TNTHPT, BTTH. Vừa giải quyết bài toán nhu cầu lao động có tay nghề qua đào tạo vẫn có thể tiếp tục lấy bằng đại học khi quy chế liên thông được thực hiện.( Đại học –Cao đẳng hay Trung cấp nghề) góp phần giải quyết bài toán nhu cầu nguồn lực lao động cho tương lai phát triển của đất nước. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NGƯỜI BÁO CÁO SKKN- NGUYỄN NGỌC MINH 2013 4
  5. PHẦN I : MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của nội dung giáo dục phổ thông toàn diện được xác định trong Luật giáo dục. Trong chiến lược phát triển giáo dục và chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồng cho học sinh, đặc biệt là phân luồng cho học sinh vừa tốt nghiệp THCS cung ứng nguồn nhân lực phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội. Qua nhiều năm trực tiếp làm công tác hướng nghiệp định hướng cho học sinh ở bậc THPT chọn nghề nghiệp, dù là tiếp tục theo học tại các trường ĐH-CĐ hay TCCN chuẩn bị hành trang bước vào đời sống cộng đồng, ở các em đều xuất hiện những quan niệm sai lầm khi chọn nghề. Phần lớn là do Cha mẹ và bản thân học sinh chưa tự khám phá bản thân: trong mỗi người chúng ta, từng cá nhân đều có sở đoản, sở trường riêng, nó còn tiềm ẩn đến một giai đoạn nào đó mới bộc phát khả năng nổi trội về một lĩnh vực mà lúc trẻ mình chưa nhận thấy. Đặc biệt đối với đối tượng vừa tốt nghiệp THCS, cũng cần thống nhất với nhau mỗi con người đều có tư chất không giống nhau, có hoàn cảnh kinh tế gia đình khác nhau và sở thích cũng khác nhau, chớ không ai cũng phải học tốt nghiệp THPT, BTTH rồi mới chọn một nghề nào đó để lập nghiệp. Với đối tượng học sinh vừa tốt nghiệp THCS, xét về mặt năng lực, hoàn cảnh điều kiện kinh tế sở thích động cơ học tập có hơn 30 % không đảm bảo kiến thức có thể theo học trọn vẹn chương trình giáo dục THPT hoặc BTTH, thường các em này dễ bỏ học giữa chừng làm ảnh hưởng đến hiệu quả chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường, bỏ học rông chơi lêu lỏng vô công rổi nghề, thâm nhiễm thói hư tật xấu của tệ nạn xã hội gây ra bao hậu quả khôn lường. Nên định hướng phân luồng cho học sinh TN THCS theo học trung cấp nghề là phù hợp nhất . Sau khi tốt nghiệp các em vừa có nghề có thể lập nghiệp vừa có kiến thức văn hóa tương đương TN THPT, lại đở mất khoản tiền đầu tư vô cùng lớn mà hiệu quả nhất là xã hội giảm đi được một lượng nhóm thanh niên vô công liêu lỏng, hư hỏng do không theo nổi chương trình giáo dục THPT yếu kém bỏ học giữa chừng. Xuất phát từ thực tế đó Tôi quyết định chọn đề tài“ĐỊNH HƯỚNG PHÂN LUỒNG TRUNG CẤP NGHỀ CHO HỌC SINH LỚP 10 HỆ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRONG TRƯỜNG THPT”: nhằm định hướng tư vấn thêm cho học sinh vừa tốt nghiệp THCS có hướng phân luồng rộng quyết định chọn nghề tương lai của mình hay tiếp tục đầu tư học xong chương trình THPT mới chọn nghề. 2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU : Để thực hiện đề tài này tôi đã chọn và tổng hợp kết quả các phương pháp như sau: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết . Phương pháp tổng kết kinh nghiệm . SKKN- NGUYỄN NGỌC MINH 2013 5
  6. Phương pháp điều tra. Phạm vi nghiên cứu là đối tượng là học sinh lớp 10 hệ GDTX vừa tốt nghiệp THCS, vào học hệ GDTX tại trường THPT Tân An qua 02 năm học 2011-2012 và 2012-2013. SKKN- NGUYỄN NGỌC MINH 2013 6
  7. PHẦN II : NỘI DUNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN : - Luật Giáo dục sửa đổi năm 2010 đã xác định mục tiêu của giáo dục phổ thông như sau : Giáo dục THPT (Trung học phổ thông ) nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. -Định hướng nghề nghiệp là việc thông tin cho học sinh về đặc điểm hoạt động và yêu cầu phát triển của các nghề trong xã hội, đặc biệt là các nghề các nơi đang cần rất nhiều lao động trẻ có văn hóa, về những yêu cầu tâm sinh lý của mỗi nghề, về tình hình phân công và yêu cầu điều chỉnh lao động ở cộng đồng dân cư, về hệ thống trường lớp đào tạo nghề của Nhà nước, tập thể và tư nhân. Định hướng nghề gồm : Giáo dục nghề nghiệp và tuyên truyền nghề nghiệp. -Tư vấn nghề nghiệp cho học sinh: Tư vấn nghề nghiệp là hệ thống những biện pháp tâm lý- giáo dục nhằm đánh giá toàn bộ năng lực thể chất và trí tuệ của thanh thiếu niên, đối chiếu các năng lực đó với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra đối với người lao động, có cân nhắc đên nhu cầu nhân lực địa phương và xã hội, loại bỏ những trường hợp may rủi, thiếu chín chắn trong khi chọn nghề. 2.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN. 2.1Tìm hiểu thực tế: 2.1.1 Thực trạng xu hướng phân luồng chọn nghề của phụ huynh và học sinh trong nhà trường THPT ở những năm gần đây : 2.1.1.1. Xu hướng đại học hóa của gia đình. Phát huy truyền thống cần cù, hiếu học của dân tộc hầu hết các gia đình Việt nam ngày nay đều vượt khó đầu tư vào giáo dục với mong mỏi tương lai thế hệ sau sẽ tốt đẹp sáng lạng hơn. Truyền thống tốt đẹp đó đáng trân trọng và phát huy nhân rộng. Tuy nhiên có nhiều Cha mẹ học sinh quên rằng năng lực học tập tư chất ở mỗi người không ai giống ai, còn mang nặng suy nghĩ, ”trọng thầy khinh thợ ” nên bằng mọi giá con mình phải học đại học. Mà quên rằng con em của mình vốn bị khiêm khuyết năng lực học tập ngay từ bậc học THCS vừa được xét TN xong lớp 9, thi tuyển sinh vào lớp 10 một cách ỳ ạch 3 môn văn hóa ( trong đó 2 môn Văn, Toán đã nhân hệ số 2 ) điểm tổng cộng không quá điểm 10 nếu tính bình quân khi đã trừ điểm khuyến khích mỗi môn thi chỉ cần đạt 01-1,5 điểm/môn là nghiểm nhiên được vào học lớp 10 hệ GDTX mà không tiên lượng được rằng với sức học như vậy có theo nổi 3 năm để lấy tấm bằng TN BTTH ? 2.1.1.2. Xu hướng nhà trường là nơi giữ trẻ : Mỗi năm trường tuyển sinh hệ GDTX lớp 10 khoảng trên dưới 100 em, qua quá trình học tập với nhiều lý do khác nhau khách quan cũng như chủ quan tỉ lệ bỏ học giữa chừng ở nhóm học sinh này khá nhiều, bắt đầu từ việc không nhập SKKN- NGUYỄN NGỌC MINH 2013 7
  8. học đến không theo nổi chương trình bậc học khiến cho việc duy trì sĩ số giảm sâu đến lớp 12 còn dưới 50 %. Phần đông đối tượng này không ngoan chán học , đi học chơi cho vui thiếu động cơ hoài bão học tập đúng đắn học được chăng hay chớ. Gia đình thiếu quan tâm, thiếu phối hợp với nhà trường để phó mặc cho con em học không đạt thì nghỉ, để nhà đi chơi lêu lỏng không lành mạnh cũng vậy. Vô hình trung biến nhà trường thành nơi giữ trẻ. Xuất phát từ chất lượng giáo dục ở bậc học THCS điểm đầu vào của các kỳ tuyển sinh vào lớp 10 đầu cấp học có chiều hướng ngày càng thấp : vào hệ GDTHPT tại THPT Tân An Năm học 2011-2012 : 10 điểm. Năm học 2012-2013 : 8,25 điểm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân đưa đến hậu quả bỏ học giữa chừng của học sinh lớp 10 hệ GDTX Tỉ lệ học sinh lớp 10 GDTX bỏ học : Năm học 2011-2012 : 21/110 hs = 19.0 % Năm học 2012-2013 : 12/103 hs = 11,65 % 2.1.1.3. Xu hướng thực dụng chấp nhận lao động phổ thông thiếu đầu tư qua trường lớp đào tạoTrung cấp nghề. Những năm gần đây với sự phát triển nhanh của kinh tế - xã hội rất nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp nhà máy hiện đại ra đời, nó đòi hỏi một lượng lớn nhu cầu lao động có tay nghề chuyên môn qua đào tạo. Tại tỉnh Trà Vinh có các khu Công nghiệp Long Đức, Mỹ Phong (Tiểu Cần ,Trà Cú.nhu cầu lao động của nhà máy nhiệt điện Duyên hải ) thu hút trên chục ngàn lao động. Song do điều kiện kinh tế gia đình, do chán học bởi năng lực hạn hẹp nên rất ít học sinh và phụ huynh chịu khó cho con em qua trường lớp Trung cấp nghề được đào tạo có nghiệp vụ chuyên môn hẳn hoi mới đi làm mà chấp nhận chọn hình thức lao động phổ thông xin vào các xí nghiệp nhà máy lao động với đồng lương ít ỏi chỉ tạm đủ sống qua ngày ( khoảng 1.800.000 -2.100.000đ/tháng)- Rất nhiều trường hợp bỏ học giữa chừng, kể cả học sinh đã TN THPT đi làm công nhân xí nghiệp chấp nhận mức lương này! 2.2 Nguyên nhân : 2.2.1. Học sinh và gia đình : Bản thân học sinh chưa thật sự hiểu biết hết khả năng tiềm ẩn của mình có phù hợp với nghề sẽ chọn trước bước đường sự nghiệp thênh thang phía trước mà chỉ chọn theo cảm tính theo xu hướng xã hội. Cha mẹ học sinh còn mang nặng tư tưởng ”đại học” không đánh giá đúng mực năng lực học tập của con em, mà phải vào đại học bằng mọi giá, miễn con mình vào được đại học ngành nào cũng được để ” nở mặt” bằng chị bằng em với bà con xóm giềng. Cũng do tâm lý trọng thầy khinh thợ nặng tư tưởng bảo thủ chủ quan và không tiên lượng được xu thế phát triển của kinh tế xã hội chuẩn bị nguồn nhân lực cho đất nước bước vào giai đoạn phát triển thành nước công nghiệp trung bình vào năm 2020 đang rất cần nhiều lao động có tay nghề cao đã qua đào tạo hoặc tạo nguồn nhân lực cung ứng cho nhu cầu xuất khẩu lao động ở SKKN- NGUYỄN NGỌC MINH 2013 8