SKKN Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả luyện tập động tác Giậm chân trong giảng dạy Điều lệnh đội ngũ Lớp 10 trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị

doc 12 trang honganh1 15/05/2023 6500
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả luyện tập động tác Giậm chân trong giảng dạy Điều lệnh đội ngũ Lớp 10 trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bai_tap_nham_nang_cao_hieu_qua_luyen_tap_dong_ta.doc

Nội dung text: SKKN Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả luyện tập động tác Giậm chân trong giảng dạy Điều lệnh đội ngũ Lớp 10 trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị

  1. 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong chương trình Giáo dục quốc phòng – An ninh (GDQP -AN) cho khối 10 ở trường THPT, phần Điều lệnh đội ngũ là nội dung cơ bản nhất, giúp cho học sinh đi vào nền nếp thống nhất chính quy, góp phần phát triển toàn diện. Nội dung Điều lệnh đội ngũ gồm có: Đội ngũ từng người không có súng và đội ngũ đơn vị. Trong đó, Đội ngũ từng người không có súng là những nội dung chính, là những nội dung quy định nguyên tắc về hành động cụ thể của cá nhân trong xây dựng và hoạt động của quân đội, bảo đảm sự thống nhất trong toàn quân. Huấn luyện Điều lệnh đội ngũ từng người không có súng có vị trí quan trọng, trang bị cho học sinh những kiến thức hiểu biết về đội ngũ từng người, rèn luyện cả về thể chất và năng lực toàn diện để nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể. Nhằm đưa học sinh vào nền nếp, thống nhất, chính quy. Trong các nội dung Đội ngũ từng người không có súng, động tác “Đi đều” và “Giậm chân” là những động tác giúp rèn luyện tính thống nhất, tính trật tự, nghiêm túc cho học sinh, động tác “Đi đều” được phát triển trên nền của kỹ thuật động tác Giậm chân. Nếu nắm được các yếu lĩnh của động tác “Giậm chân”, thì việc tập luyện động tác đi đều sẽ dễ dàng hơn. Hơn nữa, động tác Giậm chân được thực hiện tại chỗ, nên phù hợp với điều kiện sân bãi chật hẹp và mấp mô. Giáo viên có thể chọn lựa những chỗ bằng phẳng để tập hợp học sinh và giảng dạy là được. Yếu tố này rất phù hợp với điều kiện của nhiều trường THPT hiện nay. Với những lý do trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả luyện tập động tác Giậm chân trong giảng dạy Điều lệnh đội ngũ lớp 10 trường THPT Lê Lợi-Quảng Trị”. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Động tác Giậm chân được dùng để điều chỉnh đội hình trong khi đi đều được thống nhất, trật tự, nghiêm túc. Vì trong khi đi đều, trật tự đội hình có thể thay đổi hàng ngang và hàng dọc, thì lúc đó sẽ chuyển sang thực hiện động tác Giậm chân để chỉnh sửa đội hình rồi đi tiếp. Về kỹ thuật, động tác Giậm chân gần giống với động tác đi đều ở nhịp hô ( 1-2), ứng với chân ( trái – phải), đánh tay ( phải - trái) và động tác đứng lại. Hai kỹ thuật này chỉ khác nhau cơ bản ở động tác đổi chân khi thực hiện sai với nhịp hô và động tác giậm chân được thực hiện tại chỗ, còn động tác đi đều thì phải di chuyển. Tuy nhiên, thực hiện tại chỗ bao giờ cũng dễ hơn so với di chuyển. Kỹ thuật di chuyển bao giờ cũng phát triển trên nền của kỹ thuật tại chỗ. Vì vậy, khi đã thuần thục động tác thực hiện tại chỗ, thì động tác di chuyển sẽ dễ dàng hơn. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Đội ngũ từng người không có súng yêu cầu trang bị cho học sinh các kiến thức sau:
  2. 2 1. Động tác nghiêm 2. Động tác nghỉ 3. Động tác quay tại chỗ 4. Động tác chào 5. Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi 6. Động tác giậm chân, đứng lại, đổi chân khi đang giậm 7. Động tác giậm chân chuyển thành đi đều và ngược lại 8. Động tác tiến lùi, qua phải, qua trái 9. Động tác ngồi xuống, đứng dậy 10.Động tác chạy đều, đứng lại Trong đó, việc phân bổ thời gian như sau: Thời gian giảng dạy: Học kỳ I Tổng số tiết: 04 Tiết 1: Động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ và chào; Động tác đi đều, đứng lại đổi chân khi đang đi. Luyện tập. Tiết 2: Động tác giậm chân, đứng lại, đổi chân khi đang giậm; Luyện tập. Tiết 3: Động tác giậm chân chuyển thành đi đều và ngược lại; Tiết 4: Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái, ngồi xuống, đứng dậy; động tác chạy đều, đứng lại. Luyện tập. Qua việc phân bổ thời gian và nội dung cho mỗi tiết học thì rõ ràng, tiết 2 là tiết có nội dung khó. Trong một tiết 45 phút, học sinh khó mà nắm và làm tốt các nội dung giáo viên lên lớp. Thực tế, ở THCS, các em học sinh đã được học động tác Giậm chân theo nghi thức Đội. Về cơ bản, nó gần giống với kỹ thuật động tác Giậm chân. Tuy nhiên, các em chưa hoàn thiện kỹ thuậtnhất là trong kỹ thuật của nghi thức Đội cũng có nhiều yếu tố khác với kỹ thuật hiện nay các em đang học, và có em nó trở thành thói quen: Động tác đánh tay ngang, co chân về sau Nên việc chỉnh sửa sẽ rất khó khăn. Vì vậy, làm thế nào để có những bài tập phù hợp vừa trang bị đầy đủ các kiến thức Đội ngũ từng người không có súng, vừa sửa chữa những thói quen trong giậm chân, khắc phục được hiện trạng của sân bãi là rất cần thiết. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Nội dung động tác “Giậm chân” được giảng dạy ở học kỳ II. 1. Kỹ thuật động tác Giậm chân, đứng lại, đổi chân khi đang giậm: 1.1. Kỹ thuật động tác Giậm chân: 1.1.1 Khẩu lệnh: Giậm chân- Giậm 1.1.2. Động tác: Nghe dứt động lệnh “Giậm”, thực hiện 2 cử động: + Cử động 1: Chân trái nhấc lên, mũi bàn chân thả lỏng tự nhiên, cách mặt đất 20cm(đối với quân nhân 30cm). Tay phải đánh ra trước, khuỷu tay gập lại và hơi nâng lên, cánh tay hợp với thân người một góc 60 0, bàn tay và cánh tay dưới thành đường thẳng, thăng bằng, song song với mặt đất, cánh
  3. 3 thân người 20cm, có độ dừng, nắm tay úp xuống, cổ tay khóa lại, khớp xương thứ ba của ngón tay trỏ cao ngang mép dưới và thẳng với cúc túi áo bên trái ( Đối với quân nhân nữ: Khi mặc trang phục thường dùng mùa hè, mép trên cánh tay dưới cao ngang với mép dưới cúc áo thứ hai từ trên xuống; khi mặc trang phục mùa đông: Mép dưới cánh tay dưới cao ngang mép trên cúc áo thứ hai từ trên xuống, cách thân người 20cm, khớp xương thứ ba ngón tay trỏ thẳng đường chiết ly ngực bên trái). Tay trái đánh về phía sau, cánh tay thẳng, sát với thân người, hợp với thân người một góc 45 0, có dừng lại, lòng bàn tay quay vào trong. Mắt nhìn thẳng. + Cử động 2: Chân phải nhấc lên, mũi bàn chân thả lỏng tự nhiên, cách mặt đất 20cm(đối với quân nhân 30cm). Tay trái đánh ra trước, tay phải đánh về sau như cử động 1. Cứ như vậy, chân nọ - tay kia phối hợp giậm nhịp nhàng tại chỗ theo nhịp hô hoặc theo phách nhạc. 1.2. Động tác đang giậm chân đứng lại: 1.2.1 Khẩu lệnh: Đứng lại – đứng. “Đứng lại: là Dự lệnh, “Đứng” là Động lệnh. Thời cơ hô: Động lệnh và Dự lệnh đều rơi vào chân phải 1.2.2. Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Đứng”, làm hai cử động. + Cử động 1: Chân trái giậm tiếp 1 bước nữa, tay vẫn đánh bình thường. + Cử động 2: Chân phải đưa về sau, đặt sát chân trái, đồng thời hai tay đưa về thành tư thế nghiêm. 1.3. Động tác đổi chân khi đang giậm: Khi thấy mình giậm sai với nhịp hô, phải làm động tác đổi chân. 1.3.1. Động tác: Gồm 3 cử động + Cử động 1: Chân trái giậm 1 bước, dừng lại + Cử động 2: Chân phải giậm liên tiếp hai bước tại chỗ, hai tay có dừng lại. + Cử động 3: Chân trái giậm 1 bước, kết hợp với đánh tay, rồi hai chân thay nhau giậm theo nhịp thống nhất. 2. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã chọn lựa các phương pháp sau: + Phương pháp thực nghiệm. + Phương pháp quan sát sư phạm. + Phương pháp kiểm tra đánh giá. 2.1. Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành chọn 02 nhóm. - Nhóm đối chứng: 10B1; 10B2
  4. 4 - Nhóm thực nghiệm: 10A3; 10A4 * Trước khi nghiên cứu, tôi kiểm tra kết quả ban đầu của 2 nhóm học sinh trường THPT Lê Lợi. Nội dung kiểm tra: Giáo viên hô và học sinh thực hiện động tác Giậm chân. Đầu mỗi tiết học, tôi dành 10 phút để kiểm tra theo danh sách lớp, cho điểm để đánh giá ban đầu. Kết quả như sau: LỚP SĨ GIỎI KHÁ T. BÌNH YẾU KÉM TRÊN T. SỐ BÌNH 9-10 điểm 7-8 điểm 5- 6 điểm 3-4 điểm 1-2 điểm SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 10A3 39 3 7.69 5 12.82 7 17.94 19 48.73 5 12.82 15 38.46 10A4 41 2 4.87 4 9.75 10 24.39 19 46.36 6 14.63 16 39.02 10B1 37 4 10.81 6 16.21 10 27.02 13 35.15 4 10.81 20 54.05 10B2 41 4 9.75 5 12.19 9 21.95 19 46.36 4 9.75 18 43.90 - Qua kết quả kiểm tra ban đầu, tôi nhận thấy, giữa hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đều có tỉ lệ điểm khá , giỏi thấp hơn so với điểm yếu, kém. Chứng tỏ rằng, trước khi nghiên cứu, hai nhóm đều có chất lượng giống như nhau. Và có những sai sót như sau: + Động tác chân: - Giậm không đúng với nhịp hô, chưa đổi chân khi giậm sai với nhịp hô, giậm chân không đều lúc nhanh, lúc chậm. - Nhấc chân không đảm bảo độ cao, bàn chân cách mặt đất 5- 10cm ( Độ cao quy định: 20cm, đối với quân nhân 30cm)) - Cẳng chân co về phía sau. + Động tác tay: - Tay đánh sang ngang. - Tay đánh vòng, đánh về trước quá cao hoặc quá thấp, không đúng biên độ động tác. - Chỉ đánh được cẳng tay, không nâng được cánh tay lên trên, vai gò bó. - Tay đánh cùng với chân giậm. + Thân người: - Thân người không thẳng, chao đảo, cúi khom hoặc ngửa ra sau. + Động tác đứng lại: - Chưa thực hiện được động tác đứng lại. 2.1.1. Nghiên cứu trên nhóm đối chứng:
  5. 5 Động tác giậm chân được giảng dạy theo đúng quy định của phân phối chương trình. Sau khi giảng dạy động tác Đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang giậm, tôi giảng dạy động tác Giậm chân. * Đối với giáo viên: Trong phân tích và làm động tác mẫu về kỹ thuật động tác Giậm chân, động tác đứng lại, động tác đổi chân khi đang giậm, giáo viên trình bày qua 3 bước: Bước 1: Giáo viên làm nhanh. Giúp học sinh khái quát được động tác từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Bước 2: Giáo viên làm chậm từng động tác , giúp cho học sinh nắm được tính liên hoàn của động tác từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Ưu điểm: - Dễ áp dụng giảng dạy cho số lượng học sinh 1 lớp đông, thời gian lên lớp hạn chế. - Giáo viên dễ dàng trong khâu quản lý lớp. Nhược điểm: - Không chia nhỏ các phân đoạn, học sinh khó tiếp cận được kỹ thuật mang tính phức tạp và không khắc phục được các sai sót. * Đối với học sinh: Giáo viên tiến hành cho học sinh tập luyện với trình tự như sau: + Phổ biến kế hoạch và tổ chức tập luyện: - Kế hoạch tập luyện thực hiện theo giáo án tiết 2 phân phối chương trình ( Sau khi giới thiệu và luyện tập động tác Đi đều, đứng lại đổi chân khi đi). - Tổ chức tập luyện: Tổ chức theo phương pháp đồng loạt, kết hợp phân nhóm theo tổ. - Phương pháp tổ chức tập luyện: Học sinh luyện tập thành 04 hàng ngang (cự ly 1 cánh tay). Tập luyện theo 3 bước: ( Mỗi bước tương ứng với 1 bài tập). + Bước 1: Từng cá nhân nghiên cứu 5- 7 phút. + Bước 2: Giáo viên hô cả lớp luyện tập kết hợp sửa sai. + Bước 3: Lớp trưởng hô tập, học sinh thực hiện theo hiệu lệnh của lớp trưởng. Sau đó, lần lượt đổi học sinh khác hô tập. Giáo viên quan sát sửa sai. - Kí tín hiệu luyện tập: - Một hồi còi bắt đầu tập luyện