SKKN Lồng ghép hình ảnh, câu chuyện và nhân vật lịch sử… vào Bài 1, 2 môn GDQP-AN 10 nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh ở Trường THPT Triệu Sơn 3

doc 17 trang sangkien 26/08/2022 3760
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lồng ghép hình ảnh, câu chuyện và nhân vật lịch sử… vào Bài 1, 2 môn GDQP-AN 10 nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh ở Trường THPT Triệu Sơn 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_long_ghep_hinh_anh_cau_chuyen_va_nhan_vat_lich_su_vao_b.doc

Nội dung text: SKKN Lồng ghép hình ảnh, câu chuyện và nhân vật lịch sử… vào Bài 1, 2 môn GDQP-AN 10 nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh ở Trường THPT Triệu Sơn 3

  1. 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập hóa đã tạo cho đất nước chúng ta nhiều cơ hội và thách thức. Cạnh tranh kinh tế thị trường giữa các quốc gia này sẽ rất phức tạp, đòi hỏi các nước phải đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động và đặt ra vị trí mới cho giáo dục. Giáo dục phải đào tạo con người có tri thức, có đạo đức, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết vấn đề để làm việc hiệu quả trong môi trường biến hóa không ngừng. Vì vậy việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực có vị trí vai trò vô cũng quan trọng, sử dụng các phương pháp này chúng ta có thể thay đổi tận gốc nếp nghĩ và làm của học sinh bởi mục đích chính của phương pháp này là phát huy vai trò chủ động của học sinh trong lĩnh hội tri thức mới. Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa. Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người. Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm mang tên : "Lồng ghép hình ảnh, câu chuyện và nhân vật lịch sử vào Bài 1, 2 môn GDQP-AN 10 nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh ở Trường THPT Triệu Sơn 3" làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2018- 2019. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: Đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo hứng thứ học tập, tìm kiếm, lĩnh hội kiến thức mới cho học sinh. Định hướng, giáo dục, tuyên truyền tình yeu quê hương đất nước tới tất cả các đối tượng học sinh THPT nói chung và học sinh trường THPT Triệu Sơn 3 nói riêng. Trên cơ sở kiến thức được học giúp học sinh tuyên truyền cho gia đình, người thân, bạn bè về tình yêu quê hương đất nước của nhân dân nói chung, 1
  2. của quân đội và công an nói riêng; về các nhân vật lịch sử; về những hành động ý nghĩa của lực lượng quân đội và công an đã và đang thực hiện. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài được viết trên đối tượng nghiên cứu là những hình ảnh, câu chuyện, các nhân vật lịch sử vào Bài 1, 2 môn GDQP-AN 10 nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh ở Trường THPT Triệu Sơn 3, qua đó năm học 2018-2019 tôi lựa chọn đối tượng là: Lớp thực nghiệm: 10A35 (44 học sinh), 10E35 (46 học sinh). Lớp đối chứng: 10B35 (47 học sinh), 10D35 ( 43 học sinh). Các lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, ý thức học tập, năng lực học tập, thái độ học tập với môn học. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình viết SKKN tôi đã sử dụng các phương pháp sau: + Nghiên cứu tài liệu: Sách giáo khoa: GDQP_AN 10; Ngữ văn 9; Lịch sử 9 và GDCD 9 gồm: Môn Ngữ Văn 9: Tích hợp hình ảnh người lính qua bài: Đồng chí (Chính Hữu); Tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) => Thể hiện hình tượng người lính cách mạng, dù khó khăn thiếu thốn của đời sống chiến sĩ nhưng vẫn lạc quan, yêu đời và có niềm tin vào sự toàn thắng của cách mạng. Video tư liệu về trận chiến lịch sử Điện biên phủ - 1954, kháng chiến chống Mỹ năm 1975( học sinh nghiên cứu tại nhà, kiến thức lớp 9). => Thể hiện dù lực lượng của chúng ta rất nhỏ, vũ khí của chúng ta rất thô sơ nhưng đã đánh tháng được đế quốc to. + Hình ảnh tư liệu, hoạt động của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam: Bộ đội giúp nhân dân trong thu hoạch mùa màng, phòng chống thiên tai, dịch hại => Thể hiện truyền thống Gắn bó máu thịt với nhân dân. + Tổng hợp từ các tài liệu: Tạp chí, Internet, các báo cáo khoa học, các công trình nghiên cứu khoa học, nguồn từ Bộ, Sở có liên quan, (hình ảnh lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến tranh và trong thời bình hiện nay). + Tổng hợp đánh giá: 2
  3. - Trên cơ sở phân tích, đánh giá các thông tin và tiến hành giảng dạy qua tiết học. - Thu thập thông tin, phân tích kết quả phản hồi từ các đối tượng thông qua lĩnh hội kiến thức của tiết học. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước” =>> Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù như “Mỗi người dân lafmootj chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài và cả nước là một chiến trường để diệt giặc” (Kháng chiến chống Pháp). Hiện nay, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước. Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn. Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất. 3
  4. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội. Bên cạnh đó, trong một đại bộ phận thanh niên cả nước nói chung và thanh niên Triệu Sơn 3 nói riêng, còn có những nhận thức hết sức lệch lạc.Họ cũng biết hỏi răng tại sao nước ta lại nghèo, lại thua kém nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng bản thân họ lại không biết làm gì để có thể “cải thiện tình hình”. Một số thanh niên đang chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức, thích hưởng thụ . 2.3. Giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề: 2.3.1. Vai trò của Lồng ghép hình ảnh, câu chuyện và nhân vật lịch sử: Để lên được kế hoạch cho tiết dạy, tôi căn cứ vào chuẩn kĩ năng, kiến thức nội dung chính của tiết học để lựa chọn các hình ảnh, câu chuyện, nhân vật lịch sử phù hợp nhằm tạo cho học sinh ấn tượng sâu sắc về tiết học, giúp tạo nên hứng thú trong học tập cho học sinh. Khi lựa chọn các video, các hình ảnh tôi chọn các hình ảnh, câu chuyện, nhân vật lịch sử thời sự nhất có thể học sinh mới được nghe trên tivi, tạo cho học sinh sự hứng thú khi xem lại và phân tích về đoạn phim, hỉnh ảnh đó sẽ làm cho tiết học của tôi sôi động, kiến thức nắm được của họ sinh sẽ cô đọng, nhớ lâu 2.3.2. Các bước sử dụng Lồng ghép hình ảnh, câu chuyện và nhân vật lịch sử: Ở mỗi phần kiến thức khác nhau, căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng tôi đã lồng ghép từng nội dung phù hợp, giúp cho học sinh hiểu, ghi nhớ và hình dung lại ngay kiến thức đã học ở trên lớp. Bài 1 - Mục I.1: Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên: Sau khi giảng bài ở Mục này, tôi đưa ra nội dung chính của bài Gồm: - Tần (214 - TCN) do Vua Hùng và Thục Phán lãnh đạo - Triệu Đà (184-179 TCN) do An Dương Vương lãnh đạo 4
  5. =>> Giáo viên: Nói đến An Dương Vương, các em sẽ nghĩ ngay đến nhân vật hay truyền thuyết gì? (Đồng thời hỏi, dẫn dắt, gợi ý học sinh) =>> Hỏi học sinh ý nghĩa của câu chuyện. Học sinh trả lời: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy Giáo viên hỏi: Ý nghĩa câu chuyện? Gợi ý: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy nêu bài học cảnh giác đầu tiên của lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Phần đầu truyện phản ánh vai trò của An Dương Vương trong việc xây dựng và bảo vệ nước Âu Lạc; phần sau là bi kịch nước mất nhà tan do sự mất cảnh giác của cha con An Dương Vương. Học sinh: suy nghĩ, trả lời Giáo viên kết luận: Bài học về cảnh giác với kẻ thù trong sự nghiệp giữ nước cũng suy ngẫm, cũng thấy đau xót và thấm thía: Mị Châu có tội nhưng những tội lỗi mà nàng gây ra không phải là chủ ý của nàng mà do nàng quá nhẹ dạ, yêu chồng bị lừa dối mà mắc tội. Hơn nữa, cuối cùng, nàng cũng đã tỉnh ngộ nhận ra kẻ thù và chấp nhận một cái chết đau đớn. Mị Châu có tội nàng đã phải đền nhưng nỗi oan của nàng cũng cần được giải. Sáng tạo nên chi tiết thần kì, ứng nghiệm với lời cầu khấn trước khi chết của Mị Châu, nhân dân ta đã bày tỏ thái độ bao dung, niềm cảm thông mà minh oan cho nàng. Đồng thời, thông qua chi tiết thần kì đó, ông cha ta cũng thể hiện thái độ nghiêm khắc của mình và truyền lại một bài học lịch sử muôn đời cho con cháu trong việc giải quyết mối quan hệ riêng - chung Trọng Thuỷ, tình người còn được thể hiện rõ hơn rất nhiều ở phần cuối cùng của tác phẩm khi tác giả dân gian miêu tả tâm trạng của Trọng Thuỷ sau cái chết của Mị Châu. Không đắm mình trong hào quang, danh vọng, trong hạnh phúc của sự thống trị uy quyền, sau khi Mị Châu chết, Trọng Thuỷ luôn sống trong nỗi niềm thương nhớ, trong nỗi ân hận dày vò và cuối cùng bế tắc, cùng đường hắn đã tự tìm cho mình cái chết. Trọng Thuỷ quyên sinh không phải chỉ là hành động sám hối cho một sai lầm mù quáng, mà còn là sự thức tỉnh của nhân tính, sự phủ nhận chiến tranh, sự từ chối mọi vinh quang quyền lực tìm về với cõi thiên thu để có được một tâm hồn thanh thản. Bài 1: II. 3 Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện: Giáo viên giảng bài, phân tích: Để chiến thắng giặc ngoại xâm có tiềm lực kinh tế, quân sự hơn ta nhiều lần, nhân dân Việt Nam phải đoàn kết các dân tộc, đoàn kết toàn dân tạo thành nguồn sức mạnh to lớn của cả dân tộc, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược: 5