SKKN Áp dụng một số bài tập thể lực cho học sinh Lớp 10 để nâng cao thành tích môn Cầu lông

docx 14 trang honganh1 15/05/2023 3181
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Áp dụng một số bài tập thể lực cho học sinh Lớp 10 để nâng cao thành tích môn Cầu lông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_ap_dung_mot_so_bai_tap_the_luc_cho_hoc_sinh_lop_10_de_n.docx

Nội dung text: SKKN Áp dụng một số bài tập thể lực cho học sinh Lớp 10 để nâng cao thành tích môn Cầu lông

  1. MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU: 1 I. Lý do chọn đề tài: 1 II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 1 III. Nhiệm vụ nghiên cứu: 2 IV. Phương pháp nghiên cứu: 2 V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: 2 B. PHẦN NỘI DUNG: 3 Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn: 3 I. Cơ sở lý luận: 3 II. Cơ sở thực tiễn: 3 III. Cơ sở pháp lý: 3 Chương II. Nội dung của đề tài: 4 I. Biện pháp và giải pháp chủ yếu thực hiện đề tài: 4 Chương III: Kết quả chuyển biến của đối tượng: 11 C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 12 I. Kết luận: 12 II. Kiến nghị: 12 1
  2. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Trong thời kỳ đất nước đổi mới hiện nay, Đảng ta tiếp tục phát triển hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề sức khỏe của con người. Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ ra rằng, sức khỏe được tăng cường, thân thể tráng kiện vừa là nhu cầu cuộc sống của mỗi con người, của toàn dân, vừa là nhân tố làm ra của cải vật chất và tinh thần cho đất nước. “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn qúy để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội”. Thể Dục Thể Thao (TDTT) là một lĩnh vực quan trọng của đời sống con người, nó có quan hệ mật thiết với xã hội. Khi xã hội phát triển thì nhu cầu tập luyện TDTT càng tăng lên. Giáo Dục Thể Chất (GDTC) trong trường học các cấp có chất lượng ngày càng cao, cụ thể là từng bước hoàn thiện chương trình giảng dạy nội khoá cho nhà trường phù hợp với các cấp làm cho việc tập luyện TDTT trở thành một thói quen hàng ngày của học sinh. Tập luyện TDTT nhằm nâng cao và phát triển tố chất thể lực, sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ dẻo dai và sự khéo léo. Nó còn làm cho cơ thể phát triển một cách toàn diện về trí tuệ và thể chất, nâng cao năng suất lao động. Như Hồ Chủ Tịch đã nói: “Một người dân yếu ớt sẽ làm cho cả nước yếu ớt. Một người dân khỏe mạnh sẽ làm cho cả nước khỏe mạnh. Vậy nên tập luyện TDTT bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Trong những năm gần đây phong trào Cầu lông phát triển mạnh mẽ không chỉ ở thành phố mà còn phát triển ở các vùng nông thôn. Đặc biệt phát triển mạnh vào những năm ngành GD - ĐT đưa môn Cầu lông thành môn học bắt buộc. Khi đưa vào thành môn học bắt buộc đối với các khối lớp không những tăng được hứng thú tập luyện cho tiết học môn Thể dục mà còn gây hưng phấn, say mê giúp học sinh không nhàm chán nên tập luyện chuyên cần hơn, tích cực hơn kết quả học tập và rèn luyện tiến bộ rõ rệt. Xét cho đúng mức phong trào Cầu lông ở toàn tỉnh Quảng Trị nói chung và ở Huyện Vĩnh Linh nói riêng chỉ phát triển mang tính chất tự phát, mặc dù phong trào Cầu lông đang phát triển rộng khắp từ nông thôn đến thành thị. Xong thực tế chỉ dừng lại mang tính chất phong trào. Yếu tố thể lực hay nói một cách khác là đưa các bài tập bổ trợ phát triển thể lực vào trong giờ học môn Cầu lông từ lớp 10 là một yếu tố cần thiết và rất quan trọng trong việc nâng cao thể lực chuyên môn từ đó học sinh mới có thể đáp ứng được các yếu tố kỹ chiến thuật mà chương trình SGK đã bắt buộc, khi giảng dạy phải bám vào sách và lấy phân phối chương trình làm pháp lệnh. Do vậy tìm được phương án tối ưu để mang lại hiệu quả tập luyện cho học sinh là một vấn đề cần làm, một việc làm thiết thực. Do vậy tôi đã trao đổi với đồng nghiệp những tâm tư cá nhân để mọi người cùng nghiên cứu. Đó cũng là lý do tôi chọn viết đề tài: “Áp dụng một số bài tập thể lực cho học sinh lớp 10 để nâng cao thành tích môn Cầu lông” II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu của tôi đó là đem đề tài trao đổi với các đồng nghiệp nhằm mục đích nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, góp phần vào việc nâng cao thể lực và năng lực làm việc của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT . 2
  3. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đưa ra một số bài tập giúp các em có hứng thú hơn trong học tập và thông qua đó giúp các em tăng cường về thể lực. III. Đối tượng nghiên cứu - Tìm hiểu, nghiên cứu phân phối chương trình, sách giáo khoa và thực tiễn dạy học môn Cầu lông ở lớp 10 THPT (chương trình thay sách giáo khoa). - Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thể lực chuyên môn môn Cầu lông. - Học sinh khối 10 - Trường THPT Vĩnh Linh - Quảng Trị năm học 2018 - 2019 IV. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu. - Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp kiểm tra đánh giá các tố chất thể lực và kỹ thuật - Phương pháp tính toán và xử lí số liệu. V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 1. Phạm vi nghiên cứu Lồng các bài tập vào tiết học môn Cầu lông trong chương trình Thể dục lớp 10. 2. Kế hoạch nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm được tiến hành nghiên cứu từ tháng 9/2018 đến tháng 01/2019. + Tháng 9/2018 – 10/2018: Lập đề cương sáng kiến + Tháng 10/2018: Điều tra khảo sát tổng hợp hiệu quả của các bài tập để lồng vào các tiết dạy môn Cầu lông. + Tháng 01/2019: Viết và hoàn thành các nội dung của sáng kiến. 3
  4. B. PHẦN NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn I. Cơ sở lí luận Hiện nay giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu trong đó môn Thể dục cũng được coi là môn quan trọng cơ bản của công tác giáo dục thể chất. Thể dục không những có tác dụng bảo vệ, củng cố, tăng cường sức khỏe cho học sinh mà còn nâng cao năng lực làm việc, phát triển trí óc, thể lực, giáo dục đạo đức, thẩm mỹ giúp các em góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở nhà trường. II. Cơ sở thực tiễn Với phong trào Cầu lông rộng khắp như bây giờ việc tiếp thu một vài kỹ thuật động tác đánh cầu hay kỹ thuật di chuyển đối với các em học sinh lứa tuổi này là không khó. Để các em phát triển thêm về thể lực, cũng như có điều kiện để phát triển kỹ thuật động tác đánh cầu, kỹ thuật di chuyển, từ kỹ năng đến kỹ xảo thì yêu cầu người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi, đầu tư vào giờ dạy một cách công phu và đưa các bài tập mới cho các em tập luyện, tránh tập đi tập lại một vài động tác gây nhàm chán cho các em và gây mất hứng thú về học môn cầu lông. Khi đó giờ dạy của giáo viên mới có chất lượng cao, học sinh tích cực tự giác hơn trong học tập cũng như trong tập luyện. Từ đó chúng ta thực hiện được mục đích cơ bản là giáo dục sức khỏe cho học sinh, phát triển thể lực chuyên môn là nền tảng cho phát triển môn thể thao được nhiều người ưa thích có thành tích cao hơn. * Nguyên nhân và thực trạng của đề tài. Trong chương trình giảng dạy môn Cầu lông ở trường THPT lớp 10 các em chỉ được học các kỹ thuật của môn Cầu lông chứ các em không được trang bị thể lực. Nếu người giáo viên không đưa các bài tập bổ trợ vào để giảng dạy mà chỉ thực hiện các bài tập trong yêu cầu của PPCT và các bài tập hướng dẫn trong SGK thì : - Thứ nhất: HS chỉ biết được kỹ thuật cơ bản chứ khi áp dụng kỹ thuật đó vào thi đấu thì không thực hiện được vì thiếu thể lực, di chuyển chậm, lực cổ tay không đủ để đánh đường cầu đúng yêu cầu. - Thứ hai: Yêu cầu của chương trình mới thay sách giáo khoa chủ yếu là hướng dẫn cho học sinh kĩ thuật động tác là chính . - Thứ ba: Nếu không củng cố thể lực chuyên môn cho các em thường xuyên thì người học sẻ yếu về kĩ thuật, dẫn đến sớm mệt mỏi, nhàm chán, thiếu hứng thú tập luyện. III. Cơ sở pháp lí Để đáp ứng với sự phát triển của xã hội đòi hỏi người thầy phải thật sự chuẩn mực về tư cách nhà giáo, vừa phải chuẩn mực về kiến thức, kỹ năng. Đạt được vấn đề này người giáo viên môn giáo dục thể chất không ngừng trau dồi kiến thức, thường xuyên rèn luyện thể lực, kỹ chiến thuật để đáp ứng với những tiến bộ kĩ thuật của người học và đạt được chuẩn mực như chỉ thị 36CT/TW của ban bí thư Trung ương Đảng khoá VIII về: “Công tác TDTT trong tình hình mới, ghi rõ: “phải phấn đấu đạt được các mục tiêu về giáo dục thể chất trong trường học, đồng thời cần kiện toàn hệ thống đào tạo Cán bộ giáo viên, huấn luyện viên, vận động viên trẻ ” Quan sát ở một số trận đấu trong khuôn khổ quốc gia, Hội khỏe Phù Đổng cấp Tỉnh, cấp Huyện. Qua tiếp xúc với các HLV, các nhà chuyên môn thì tất cả đều thừa nhận rằng: “Các VĐV, Học sinh, Sinh viên của chúng ta thi đấu chưa đạt hiệu quả cao là do thể lực còn yếu, kỹ chiến thuật còn chưa hợp lý, chưa đáp ứng được với những trận đấu kéo dài, căng thẳng tầm cỡ khu vực”. Để giải quyết vấn đề nan giải này nên tôi quyết định đưa một số bài tập phát triển về thể lực vào áp dụng cho học sinh khối 10. 4
  5. Chương II: Nội dung của đề tài “Áp dụng một số bài tập thể lực cho học sinh lớp 10 để nâng cao thành tích môn Cầu lông” - Đối tượng khối 10 với 80 em thể lực giữa hai lớp lúc chọn vào là ngẫu nhiên gần như bằng nhau. Được chia làm 2 nhóm: 1 nhóm làm thực nghiệm, nhóm còn lại để đối chứng. - Biện pháp thực hiện các bài tập bổ trợ vào giờ học Cầu lông để phát triển thể lực chuyên môn môn Cầu lông. - Các bài tập được chọn nhằm phát triển sức thể lực như: * Nhóm bài tập phát triển sức mạnh. + Bài tập 1: Ném cầu xa. + Bài tập 2 : Lắc cổ tay. + Bài tập 3: Bật cóc 4 bước. * Các bài tập phát triển sức nhanh. + Bài tập 1: Nhảy dây + Bài tập 2: Di chuyển ngang nhặt cầu 5, 18 m. + Bài tập 3: Di chuyển tiến lùi. * Nhóm các bài tập phát triển sức bền. + Bài tập 1: Bật cóc tiến, bật cóc lùi. + Bài tập 2: Di chuyển 4 góc sân. * Nhóm các bài tập phát triển khéo léo ( năng lực phối hợp vận động). + Bài tập 1: Di chuyển nhặt cầu. + Bài tập 2: Di chuyển đánh cầu thấp thuận và trái tay qua lưới vào ô 1,98m. I. Biện pháp và giải pháp chủ yếu thực hiện đề tài 1. Cơ sở đề xuất các giải pháp. 1.1 Cơ sở thực tiễn - Khó khăn về trình độ học sinh không đồng đều. - Kỹ thuật một số động tác quá khó trong khi đó học sinh là đối tượng mới tập, mới học gây ra cho học sinh tiếp thu động tác một cách thụ động, không hứng thú, tập luyện động tác. - Cơ sở vật chất còn quá nghèo nàn: Không có nhà tập, đầu tư cho tập luyện còn thấp. Vợt, Cầu sử dụng đều là trang bị rẻ tiền ảnh hưởng đến kỹ thuật động tác. 1.2. Chọn đối tượng Đối tượng tôi chọn lớp 10 (2 lớp) với 80 em. Thể lực giữa các lớp lúc chọn vào là ngẫu nhiên gần như bằng nhau. Được chia làm 2 nhóm; 1 nhóm làm thực nghiệm, nhóm còn lại để đối chứng. Nhóm thứ nhất: tập luyện bình thường theo hướng dẫn của sách Giáo viên bao gồm các lớp: 10 A4 có 40 học sinh Nhóm thứ hai: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm, áp dụng các bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn môn cầu lông vào giảng dạy. 10 A5 có 40 học sinh 2. Các giải pháp thực hiện các bài tập bổ trợ vào giờ học Cầu lông để phát triển thể lực chuyên môn môn Cầu lông Để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học Cầu lông tôi đã nghiên cứu và vận dụng đem vào giảng dạy các bài tập bổ trợ phát triển thể lực với thời gian từ 8 - 10 phút/tiết (vào phần thể lực của mỗi giáo án) liên tục từ tiết thứ nhất cho đến tiết cuối cùng của chương trình cầu lông. 5