SKKN Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để giải thích các hiện tượng thực tế trong tự nhiên, trong đời sống thường ngày

doc 36 trang sangkien 31/08/2022 5920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để giải thích các hiện tượng thực tế trong tự nhiên, trong đời sống thường ngày", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_van_dung_cac_kien_thuc_hoa_hoc_co_ban_de_giai_thich_cac.doc

Nội dung text: SKKN Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để giải thích các hiện tượng thực tế trong tự nhiên, trong đời sống thường ngày

  1. MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 2 I. lí do chọn sáng kiến 2 II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của sáng kiến 2 III. Phạm vi, đối tượng áp dụng của sáng kiến 3 IV. Thời gian thực hiện và triển khai 4 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5 I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn 5 II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 5 III. Giải quyết vấn đề 5 IV. Hiệu quả của sáng kiến 27 PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 29 I. Kết luận 29 II. Kiến nghị và đề xuất 29 1
  2. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN SKKN Để đạt được mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông với mục tiêu là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản phát triển năng lực cá nhân từ đó có tính năng động, sáng tạo để hình thành nhân cách con người. " phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh "- (Trích luật giáo dục- điều 24.5). Tháng 12 năm 2014 tôi đã hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm về ứng dụng của hoá học trong đời sống, từ đó đến nay với lòng nhiệt tình say mê của mình với khoa học , với nghề dạy học tôi lại tiếp tục nghiên cứu sâu rộng về ứng dụng của hoá học với đời sống , nhằm hoàn thiện mình để giúp học sinh hứng thú khi lĩnh hội kiến thức hóa học .Đó là nội dung mà tôi cần truyền đạt trong sáng kiến này:“Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích hiện tượng thực tiễn trong đời sống”. Với mục đích góp phần cho học sinh học hóa dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học Để hoá học không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một "thuật ngữ khoa học".Giúp vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông không còn là vấn đề bức xúc. II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU a.Mục tiêu: Với lòng say mê khoa học tôi đã chọn đề tài này với mục tiêu là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh hơn về những tri thức, hiểu biết về thế giới quan , các hiện tượng tự nhiên thông qua các bài học, giờ thực hành của 2
  3. hoá học trong chương trình phổ thông ,đồng thời là cơ sở phát huy tính sáng tạo đưa những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. b.Nhiệm vụ nghiên cứu: Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để giải thích các hiện tượng thực tế trong tự nhiên và một số mẹo vui trong dạy học Hoá học III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN Trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm , tôi chỉ dừng lại nghiên cứu những vần đề sau: - Dùng kiến thức trong từng bài dạy cụ thể để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên. - Một số mẹo vui trong quá trình học hoá. - Giải một số bài toán có liên quan đến cuộc sống thường nhật. -Cách sử dụng và phạm vi sử dụng của sáng kiến kinh nghiệm . IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ TRIỂN KHAI Thời gian thực hiện và triển khai SKKN từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014 3
  4. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN. Môn hoá học trong trường phổ thông là một môn học khó, nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Do đổi mới phương pháp mà người giáo viên đã trở thành người hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức hoá học.Để giảng dạy môn hóa học đạt hiệu quả cao hơn tôi đã mạnh dạn cải tiến phương pháp trong các bài giảng hóa học THPT. Một trong những điểm tôi đã làm là “Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để giải thích các hiện tượng thực tế trong tự nhiên, trong đời sống thường ngày’’ bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán, xa lạ, lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học. Trong phạm vi sáng kiến tôi không có tham vọng giải quyết mọi vấn đề trong thực tiễn để có thể để nâng cao hiệu quả dạy - học môn hóa học ở trường THPT bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học mà chỉ nêu lên một vài suy nghĩ, đề xuất của cá nhân coi đó là kinh nghiệm qua một số ví dụ minh họa, với mong muốn góp phần tạo ra và phát triển phương pháp dạy hóa học hiệu quả qua các bài giảng hóa học. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trải qua nhiều năm làm công tác giảng dạy môn hóa học trong trường phổ thông. Như chúng ta cũng biết là môn hóa học là môn khoa học thực nghiệm để từ đó người học có thể vận dụng kiến thức một cách tốt nhất để một phần nào đó giải thích một số hiện tượng trong đời sống cũng như một số hiện tượng trong tự nhiên. Nhiều lớp học sinh đã qua trong đó có những học sinh làm bài kiểm tra hay thi vào các trường Đại học, Cao đẳng với những số điểm cao nhưng khi hỏi đến những hiện tượng rất gần gũi trong đời sống hàng ngày thì thấy rằng khả năng am hiểu sâu rộng và đúng bản chất học hóa học và vận dụng hóa học còn 4
  5. rất hạn chế. Thực vậy bản thân tôi nhận thấy là học sinh thường học để mong muốn có điểm cao nghĩa là chỉ học mang ý nghĩa để làm bài kiểm tra hay bài thi còn về yêu thích và ham mê nghiên cứu quả thật chưa có. Cũng chính vì vậy mà ngồi học trên lớp học sinh chỉ biết trật tự, ghi chép lời thầy giảng dẫn đến sự tiếp thu thụ động. Để học sinh học hóa học theo nghĩa ham mê, ham học hỏi và luôn luôn đặt ra các câu hỏi “ Vì sao?” để thầy và trò cùng nghiên cứu trả lời thì đó chính là sự hiểu quả và cũng từ đó xóa đi sự tiếp thu thụ động của học sinh. Để làm được điều này người dạy phải thường xuyên lồng ghép những hiện tượng tự nhiên hay hiện tượng đời sống vào bài giảng dưới dạng những câu chuyện nhỏ và được giải thích bằng kiến thức hóa học. Bước đầu hình thành kỹ năng vận dụng kiến thức cho học sinh để giải thích các hiện tượng. III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: "Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích hiện tượng thực tiễn trong đời sống.” nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa học ở trường THPT bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học, sẽ tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê, học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong hóa học. Hình thành giáo án theo hướng phát huy tích cực chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hòa, nhẹ nhàng, đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích học môn hóa học. Tuy nhiên, thời gian dành cho vấn đề này là không nhiều, “nó như gia vị trong đời sống không thể thay thức ăn nhưng thiếu nó thì kém đi hiệu quả ăn uống”. a/ Phương pháp nghiên cứu Để làm tốt giải pháp tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp chủ đạo : Tổng kết kinh nghiệm , tổng hợp - Phương pháp hổ trợ : Phân tích , đánh giá -Làm các cuộc khảo sát trước và sau khi sử dụng sáng kiến này, trao đổi ý kiến học hỏi kinh nghiệm của một số đồng nghiệp. 5
  6. b/ Các giải pháp thực hiện 1."Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để giải thích các hiện tượng thực tế trong đời sống "nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học môn hóa học ở trường THPT bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học, bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường sau khi đã kết thúc bài học. 2. ."Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để giải thích các hiện tượng thực tế trong trong đời sống " . Bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường qua các phương trình phản ứng hóa học cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhập, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể giải thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh. Mặc dù vấn đề được giải thích có tính chất rất phổ thông. 3. "Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để giải thích các hiện tượng thực tế trong đời sống " bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thay cho lời giới thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập. 4."Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để giải thích các hiện tượng thực tế trong đời sống " bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua các bài tập tính toán. Cách nêu vấn đề này có thể giúp cho học sinh trong khi làm bài tập lại lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt, giải thích. Vì muốn giải được bài toán hóa đó học sinh phải hiểu được nội dung kiến thức cần huy động, hiểu được bài toán yêu cầu gì? Và giải quyết như thế nào? 5 "Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để giải thích các hiện tượng thực tế trong đời sống " bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời 6
  7. sống ngày thường thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ lúc nào trong suốt tiết học, hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái. Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học hóa. 6."Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để giải thích các hiện tượng thực tế trong đời sống " bằng cách tiến hành tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày ở địa phương, gia đình, sau khi đã học bài giảng. Cách nêu vấn đề này có thể làm cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng , tình huống đó. Giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng hóa học vào đời sống thực tiễn. 7. ."Vận dụng các kiến thức hoá học cơ bản để giải thích các hiện tượng thực tế trong đời sống" bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời thường từ đó liên hệ với nội dung bài giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật. Làm cho học sinh không có cảm giác khó hiểu vì có nhiều vấn đề lý thuyết nếu đề cập theo tính đặc thù của bộ môn thì khó tiếp thu được nhanh so với gắn nó với thực tiễn hằng ngày. c/ Các biện pháp tổ chức thực hiện Để tổ chức thực hiện được giáo viên có thể dùng nhiều phương tiện, nhiều cách như: Bằng lời giải thích, bằng hình ảnh, đoạn phim, có thể tiến hành dạy trong hoàn cảnh dùng máy chiếu hay không dùng máy chiếu điều này cần phụ thuộc vào giáo viên ở mỗi trường THPT, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể và phong cách dạy khác nhau để huy động tối đa vì hiệu quả giáo dục với nội dung sáng kiến này, Có như vậy giáo viên mới trở thành “người đạo diễn ”cho tiết dạy của mình d/ Các ví dụ VÍ DỤ 1. “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ? 7