Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp hiệu quả về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Tin học THPT

doc 17 trang sangkien 31/08/2022 5821
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp hiệu quả về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Tin học THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_hieu_qua_ve_ung_dung_cong_ng.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp hiệu quả về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Tin học THPT

  1. MỤC LỤC  I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 2.CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2 3. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI 4 4. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI 4 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 6. PHẠM VI ĐỀ TÀI 5 II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM 1. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI 6 2. NỘI DUNG 6 3. GIẢI PHÁP 6 3.1 GIẢI PHÁP 1: SỬ DỤNG PHẦN MỀM NETOP SCHOOL TRONG MẠNG CỤC BỘ 6 3.2 GIẢI PHÁP 2: KHAI THÁC CÁC TIỆN ÍCH CỦA PHÒNG HI-CLASS TRONG DẠY HỌC TIN HỌC 9 3.3 GIẢI PHÁP 3: TÍCH HỢP MỘT SỐ PHẦN MỀM VÀO SOẠN GIẢNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ POWERPOINT 13 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 15 III. KẾT LUẬN 1. TÓM LƯỢC GIẢI PHÁP 17 2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG 17 3. GIÁ TRỊ CỦA SKKN 17 4. KIẾN NGHỊ 17
  2. Trường THPT Nguyễn Thông SKKN- Năm 2013-2014 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. LÍ DO KHÁCH QUAN: Trước yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục như chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT, chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2001 cũng như với sự bùng nổ về CNTT, với sự ra đời của công nghệ phần cứng và phần mềm như hiện nay thì việc ứng dụng CNTT trong giáo dục nói chung và trong dạy học nói riêng đã và đang mạng lại những thành tựu và hiệu quả to lớn. Do vậy, việc cập nhật, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý, giảng dạy và học tập là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng toàn diện trong các nhà trường. 1.2 LÍ DO CHỦ QUAN Để nâng cao chất lượng giáo dục, bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường thì việc ứng dụng công CNTT vào giảng dạy cũng phần nào đáp ứng được yêu cầu trên. Đổi mới phương pháp dạy học bằng CNTT là một xu thế là đòi hỏi tất yếu trong giáo dục. Hiện nay trong dạy học tại các nhà trường, việc ứng dụng CNTT vào dạy học là một yêu cầu bắt buộc với tất cả GV. Để đáp ứng cho yêu cầu đó, các trường học đều trang bị máy chiếu – projector, phòng máy tính, phòng đa năng được nối mạng Lan, mạng Internet, một số trường còn trang bị thêm thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim (Sound Recorder, Camera, Camcorder), máy quét hình (Scanner), và một số thiết bị khác tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho GV sử dụng vào quá trình dạy học. Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra, sự phát triển công nghệ phần cứng, phần mềm của nước ta hiện nay cũng như với cơ sở hạ tầng CNTT của nhà trường, trong những năm học qua tôi đã tích cực học hỏi khai thác và ứng dụng thiết bị CNTT phục vụ cho việc dạy học. Sau đây với những hiểu biết của bản thân về việc sử dụng CNTT trong dạy học tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm về việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy thông qua đề tài: “GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TIN HỌC THPT”. 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2001 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 thông qua quyết định số 81/2001/QĐ-TTg. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT đã nêu rõ : “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”. Trước yêu cầu ngày càng cao của đổi GV: Nguyễn Thị Ngọc Sương Trang 2
  3. Trường THPT Nguyễn Thông SKKN- Năm 2013-2014 mới giáo dục thì việc ứng dụng CNTT trong dạy học của GV là xu thế tất yếu của giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học bằng CNTT là một chủ đề lớn được UNESCO đưa ra thành chương trình của thế kỷ XXI và dự đoán sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT. Ngày nay, công nghệ phần cứng và phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ Office, Cabri, Crocodile, SketchPad/Geomaster, SketchPad, Maple/Mathenatica, ChemWin, LessonEditor/VioLet , hệ thống WWW, Elearning và các phần mềm đóng gói, tiện ích khác. Do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học bộ môn nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh (HS) có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. Nhờ có máy tính điện tử, các thiết bị CNTT mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, mặt khác nội dung của bài giảng được tích hợp với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú với HS. 2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.2.1. THUẬN LỢI Đổi mới phương pháp dạy học bằng CNTT là một xu thế là đòi hỏi tất yếu trong giáo dục. Để đáp ứng cho yêu cầu đó, đến nay trường THPT Nguyễn Thông đã được trang bị nhiều thiết bị CNTT phục vụ cho việc dạy học như: 3 phòng học sử dụng máy chiếu – projector; 3 phòng bộ môn tin học có nối mạng LAN , trong đó 1 phòng có nối mạng Internet; phòng đa năng Hi- class; phòng máy cho GV phục vụ soạn giảng có mạng Internet; phòng máy kết nối mạng Internet cho HS tra cứu thông tin; mỗi tổ chuyên môn có 1 máy laptop phục vụ cho việc dạy học. Với cở sở hạ tầng CNTT của nhà trường hiện nay đã tạo điều kiện rất tốt cho GV trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Bản thân là GV dạy tin học nên có điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, khai thác và sử dụng các thiết bị CNTT của nhà trường cũng như nghiên cứu và sử dụng các phần mềm dạy học phục vụ cho việc soạn giảng giáo án điện tử nói riêng và dạy học nói chung. 2.2.2. KHÓ KHĂN Thứ nhất, khó khăn khi dạy học tin học trên phòng máy không có mạng: + Việc GV làm mẫu tại vị trí máy tính GV: HS có thể không quan sát được chi tiết và đầy đủ, còn GV tới từng máy thao tác mẫu thì tốn nhiều thời gian. + Quá trình theo dõi, điều chỉnh các hoạt động của HS được GV quan sát và điều chỉnh trực tiếp. Việc theo dõi này đối với các phòng máy có nhiều máy thì GV không thể bao quát hết được, không theo dõi được hết các thao tác mà HS thực hiện. GV cũng không thể theo dõi được toàn bộ quá trình thực hành mà HS thực hiện. + Quá trình tổ chức kiểm tra: GV cũng khó theo dõi được toàn bộ các thao tác mà HS thực hiện, không đánh giá hết được mức độ kỹ năng của HS. GV: Nguyễn Thị Ngọc Sương Trang 3
  4. Trường THPT Nguyễn Thông SKKN- Năm 2013-2014 + Việc quản lí theo dõi sự hoạt động của từng máy HS không chặt chẽ. HS có thể không thực hiện đúng những yêu cầu mà GV không kiểm soát hết được (VD: Cuối giờ HS không tắt máy hoặc tắt máy không đúng theo quy định ). Vì vậy, bằng cách sử dụng phần mềm NetOp School giảng dạy trên mạng nội bộ hay các tính năng của phòng Hi-class trong nhà trường, ta có thể thấy những nhược điểm này hoàn toàn có thể khắc phục được. Thứ hai, việc soạn giáo án điện tử sẽ tốn rất nhiều thời gian nếu chỉ sử dụng một phần mềm chuyên dụng ví dụ như sử dụng Microsoft Powerpoint để soạn trò chơi ô chữ hay các dạng câu hỏi kéo thả chữ Trong thực tế giảng dạy mỗi phần mềm dạy học có một thế mạnh riêng, ví dụ như với phần mềm Violet thì việc thiết kế câu hỏi trắc nghiệm một hay nhiều lựa chọn rồi câu hỏi điền khuyết sẽ dễ dàng hơn nhiều so với sử dụng Powerpoint. Tuy nhiên rất nhiều người đã quen và thích sử dụng Powerpoint để soạn giảng. Vì vậy để phát huy hiệu quả của các tiết dạy bằng giáo án điện tử và làm sao để soạn giảng giáo án điện tử được thuận tiện hơn, dễ dàng hơn giúp ít tốn thời gian hơn khi soạn, ta cần tích hợp các phần mềm khác vào trong soạn giảng giáo án powerpoint. 3. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI - Sử dụng phòng chức năng, phòng bộ môn trong giảng dạy giúp quản lí HS tốt hơn, nâng cao hiệu quả giảng dạy. - Giới thiệu cách sử dụng phòng chức năng Hi-class, phần mềm Netop school trong mạng cục bộ để giáo viên sử dụng phục vụ cho giảng dạy. - Rèn luyện tác phong làm việc tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. - Sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho việc soạn giảng phục vụ việc dạy học giúp HS hứng thú, khắc sâu kiến thức bài học. - Chia sẻ vài công cụ hỗ trợ cho việc soạn giảng, giúp GV soạn giảng giáo án điện tử theo lối quen thuộc trên Powerpoint được dễ dàng hơn. - Trong quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ hiểu rõ hơn về CNTT, từ đó vận dụng vào công việc hiệu quả hơn. Xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. 4. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI Đề tài được viết dựa trên cơ sở sáng kiến kinh nghiệm năm học 2012-2013:” SỬ DỤNG PHẦN MỀM NETOP SCHOOL TRONG THẢO LUẬN NHÓM GIÚP HỌC SINH TỰ HỌC TIN HỌC 12” để giới thiệu một cách khai thác tính hiệu quả của phần mềm Neop school trong mạng LAN. Đề tài cũng được viết dựa trên hiểu biết của bản thân cũng như học hỏi từ đồng nghiệp về việc sử dụng CNTT trong dạy học cũng như qua tìm hiểu, nghiên cứu thông tin trên Internet. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để tiến hành thực hiện đề tài này, để đạt được các mục đích đã nêu của đề tài, tôi đã sử dụng hệ thống các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích, khái quát hoá những tài liệu. GV: Nguyễn Thị Ngọc Sương Trang 4
  5. Trường THPT Nguyễn Thông SKKN- Năm 2013-2014 - Phương pháp thu thập thông tin trên internet, thực tế giảng dạy. - Phương pháp thống kê toán học phân tích kết quả. 6. PHẠM VI ĐỀ TÀI Đề tài giới thiệu một số giải pháp về ứng dụng CNTT trong dạy học tin học THPT được bản thân áp dụng trong giảng dạy năm học 2012-2013 và 2013-2014. GV: Nguyễn Thị Ngọc Sương Trang 5
  6. Trường THPT Nguyễn Thông SKKN- Năm 2013-2014 II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM 1. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI Việc giảng dạy tin học cho HS phổ thông đã được Nhà nước đưa vào chương trình giáo dục bắt đầu năm 2006. Đến nay, việc dạy tin học đã có nhiều thuận lợi hơn do nhà trường đã trang bị cho bộ môn ba phòng thực hành tin học. Tuy nhiên việc thực hành trên máy tính của HS sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn nếu GV biết khai thác triệt để các tính năng có sẵn của phòng máy. Năm học 2012-2013 với thuận lợi là phòng bộ môn có mạng cục bộ có phần mềm quản lí dạy học Netop school, tôi đã khai thác có hiệu quả phòng bộ môn này và kết quả giảng dạy được nâng cao. Tuy nhiên năm học 2013-2014 vì một số hạn chế của phòng bộ môn như máy tính hư hỏng nhiều, mạng LAN với phần mềm hỗ trợ quản lí Netop school không sử dụng được, việc dạy học cũng như thực hành trên máy và quản lí HS thực hành trên máy gặp nhiều khó khăn. Vì vậy năm học này tôi đã sử dụng phòng Hi-class phục vụ việc dạy học tin học. 2. NỘI DUNG Đề tài chủ yếu đi vào nội dung giới thiệu vài giải pháp hiệu quả về ứng dụng CNTT trong dạy học tin học của bản thân: cách khai thác phần mềm Netop school trong mạng LAN của phòng bộ môn; khai thác các tính năng của phòng đa năng Hi-class phục vụ dạy học tin học và giới thiệu vài công cụ hỗ trợ vào việc soạn giáo án điện tử phục vụ dạy học đạt hiệu quả. 3. GIẢI PHÁP Theo tôi, các hoạt động chính của GV môn Tin học gồm những hoạt động cơ bản sau: ❖ Truyền đạt các kiến thức về mặt lí thuyết. ❖ Cung cấp cho HS các thao tác, các kỹ năng thực hành. ❖ Theo dõi điều chỉnh các thao tác trên máy của HS. ❖ Quản lí quá trình thực hành trên máy của từng HS. ❖ Tổ chức các kì kiểm tra lí thuyết - thực hành. ❖ Quản lí hoạt động của các máy tính trong phòng thực hành. Để các hoạt động trên mang lại hiệu quả thì việc sử dụng phần mềm NetOp School hay sử dụng công nghệ phần cứng với các tính năng của phòng Hi-class để giảng dạy môn Tin học trên mạng nội bộ là rất cần thiết. 3.1. GIẢI PHÁP 1: SỬ DỤNG PHẦN MỀM NETOP SCHOOL TRONG MẠNG CỤC BÔ 3.1.1. GIỚI THIỆU CÁC TÍNH NĂNG CỦA PHẦN MỀM NETOP SCHOOL ❖ Tính năng Thumbnail View: quản lí tất cả các máy tính HS tham gia trong lớp học. Với tính năng Thumbnail View cho phép quản lí ngay từ thời điểm hệ điều hành Windows hoạt động thì ngay tại màn hình GV có thể quan sát chế độ hoạt động của tất cả các máy tính tham gia vào lớp học. Tính năng quản lí này hỗ trợ GV nhìn nhận một cách tổng quát từng hoạt động của mỗi máy tính trong phòng máy. Tại một thời điểm GV không chỉ nhận diện hoạt động từ 1 máy tính mà có thể quan sát các hoạt động từ nhiều HS trong lớp. Tính năng GV: Nguyễn Thị Ngọc Sương Trang 6