Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10

docx 11 trang honganh1 15/05/2023 9121
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_kho_tu_lieu_video_ho_tro_day.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10

  1. MỤC LỤC  PHẦN I: MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2.Mục tiêu nghiên cứu 2 3.Đối tượng nghiên cứu 3 4.Phương pháp nghiên cứu 3 5.Phạm vi nghiên cứu 3 PHẦN II: NỘI DUNG 3 1.Cơ sở lý luận, thực tiễn 4 2.Thực trạng chung 4 3.Giải pháp 5 PHẦN III: KẾT LUẬN 9 1. Kết quả đạt được 9 2. Hạn chế 9 3. Hướng phát triển và đề xuất 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 Trang 1
  2. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học với các nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng và ngày càng có nhiều ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. Sự phát triển mạnh mẽ như “vũ bão” của Tin học đã làm cho xã hội có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động. Nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã ý thức được rất rõ tầm quan trọng của Tin học và có những đầu tư lớn cho lĩnh vực này, đặc biệt trong giáo dục nâng cao dân trí về Tin học và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của ngành Tin học và đã đưa môn học này vào nhà trường phổ thông như những môn khoa học khác bắt đầu từ năm học 2006-2007. Khi CNTT càng phát triển thì việc ứng dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Hiện nay Bộ giáo dục và Đào tạo yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học. Xem CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học. Với thực tiễn nhà trường THPT Vĩnh Linh đã trang bị hệ thống smart TV, vì vậy việc ứng dụng CNTT vào dạy học càng được chú trọng. Và với kênh Youtube có rất nhiều video về lĩnh vực Tin học. Tuy nhiên nội dung, thời lượng video dài và đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chọn lọc những đoạn video phù hợp với từng nội dung bài học là một điều cực kỳ quan trong để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Đó là một vấn đề mà không phải ai cũng giải quyết một cách hoàn hảo. Với bộ môn Tin học, việc ứng dụng CNTT là rất cần thiết. Trong quá trình dạy học Tin học 10, thiết nghĩ cần có một số video phục vụ cho quá trình dạy và học trở nên sinh động và hiệu quả hơn. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10” 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đưa ra một số minh họa cho việc ứng dụng video vào giảng dạy môn Tin học 10, giúp cho giờ học trở nên sinh động, tạo hứng thú cho học sinh trong việc xem xét Trang 2
  3. vấn đề một cách toàn diện, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học và nâng cao khả năng vận dụng trong thực tiễn. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi ki ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Tin học ở trường THPT. 3. Đối tượng nghiên cứu - Một số bài học trong chương trình Tin học 10 - Học sinh khối 10 4. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài dựa trên hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu: + Phương pháp nghiên cứu lý luận. + Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm. 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi: Việc sử dụng video hỗ trợ vào giảng dạy môn Tin học ở trường THPT có thể áp dụng ở rất nhiều bài trong chương trình Tin học 10. Tuy nhiên, trong phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ xin minh họa việc sử dụng video hỗ trợ dạy học vào một số bài trong chương trình Tin học 10. Cụ thể: Bài 1. Tin học là một ngành khoa học Bài 3. Giới thiệu về máy tính Bài 5. Ngôn ngữ lập trình Bài 6. Giải bài toán trên máy tính Bài 8. Những ứng dụng của Tin học Bài 9. Tin học và xã hội Bài 13. Một số hệ điều hành thông dụng Trang 3
  4. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận, thực tiễn Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu căn bản trong cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay, thực chất đổi mới phương pháp không phải là từ bỏ sử dụng một số phương pháp truyền thống mà đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn và phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, chú trọng các năng lực và phẩm chất cần thiết theo chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn học và chương trình giáo dục. Theo quan niệm biện chứng thì quá trình nhận thức nói chung đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Do vậy muốn nhận thức thì phải trải qua qua trình phản ánh (nhận biết) và minh họa là trực quan cho học sinh khi học các kiến thức Tin học. * Những giá trị đạt được khi sử dụng tư liệu phim trong giảng dạy: + Giúp học sinh có cách nhìn thức tế sinh động về chủ đề đang tìm hiểu; Qua đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức dễ dàng có hiệu quả + Giúp học sinh tăng cường tư duy, hiểu sâu kiến thức, nhớ lâu hơn; đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. + Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đế thực tiễn xã hội. Ngày nay do sự phát triển chung, nhận thức của học sinh càng cao, và nhanh nhạy, đứng trước yêu cầu đó trong mỗi giờ dạy giáo viên không cần phải truyền thụ theo lối một chiều mà qua hệ thống phim, tranh minh họa, các em có thể tự tìm hiểu rút ra được nội dung bài học một cách đầy đủ nhờ những câu hỏi gợi mở của giáo viên. 2. Thực trạng chung 2.1 Thuận lợi - Được sự quan tâm của của Ban giám hiệu nhà trường trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. - Được nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Được trang bị hệ thống smart TV với wifi phủ sóng khắp các phòng học, thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT vào trong dạy học. - Giáo viên giảng dạy được đào tạo theo đúng chuyên ngành và được bồi dưỡng chuyên đề hàng năm. 2.2 Khó khăn Trang 4
  5. - Nội dung chương trình Tin học 10 mang tính hàn lâm tổng quát về nhiều lĩnh vực như lịch sử của ngành Tin học, cấu tạo của máy tính, nguyên lý hoạt động Bên cạnh đó, các em học sinh vẫn xem môn Tin học là môn phụ dẫn đến các em không hứng thú với môn học. 3. Giải pháp Với những kiến thức mang tính hàn lâm tổng quát về nhiều lĩnh vực thì giáo viên cần suy nghĩ đến việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh với bộ môn Tin học. Vì vậy việc xây dựng kho tư liệu phim để làm ví dụ minh họa, dẫn chứng thêm cho học sinh dễ hình dung, dễ tiếp thu bài, làm cho tiết học sôi nổi không bị khô khan và mang tính hàn lâm. Một số bài trong chương trình Tin học 10 có thể sử dụng video hỗ trợ cho quá trình dạy học: Bài 1. Tin học là một ngành khoa học Bài 3. Giới thiệu về máy tính Bài 5. Ngôn ngữ lập trình Bài 6. Giải bài toán trên máy tính Bài 8. Những ứng dụng của Tin học Bài 9. Tin học và xã hội Bài 13. Một số hệ điều hành thông dụng 3.1. Video cho bài “Bài 1. Tin học là một ngành khoa học” a. Chuẩn kiến thức, kĩ năng: - Biết Tin học là một ngành khoa học có đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu riêng. Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ của ngành Tin học. - Biết sự phát triển mạnh mẽ của Tin học do nhu cầu xã hội. - Biết đặc trưng ưu việt của máy tính. - Biết được một số ứng dụng của Tin học và máy tính điện tử trong các hoạt động của đời sống. b. Vận dụng trong bài học: Trong mục 1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành Tin học Với kiến thức: Tin học là một ngành khoa học có đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu riêng. Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ của ngành Tin học. Trang 5
  6. Sử dụng đoạn Video: Lịch sử ra đời và phát triển của máy tính điện tử. Ý nghĩa: giúp cho học sinh hiểu hơn về lịch sử ra đời của máy tính điện tử, để làm sáng tỏ ra vấn đề: một trong những đặc thù của ngành Tin học là quá trình nghiên cứu và triển khai các ứng dụng không thể tách rời việc phát triển và sử dụng máy tính điện tử. 3.2. Video minh họa của bài: “Bài 3. Giới thiệu về máy tính” a. Chuẩn kiến thức, kĩ năng: ➢ Kiến thức - Biết được chức năng các thiết bị chính của máy tính - Biết máy tính làm việc theo nguyên lí J. Von Neumann. ➢ Kỹ năng: - Nhận biết được các bộ phận của máy tính. b. Vận dụng trong bài học Trong mục 2. Sơ đồ cấu trúc của 1 máy tính Sử dụng Video: ENIAC - Máy tính đầu tiên trên thế giới Ý nghĩa: Giúp cho HS có cái nhìn trực quan hơn về máy tính đầu tiên ra đời như thế nào? Cấu tạo và hoạt động của nó. Trên cơ sở đó sẽ nắm bắt và có sự so sánh với cấu tạo của 1 máy tính điện tử hiện nay. 3.3. Video minh họa cho bài Bài 5. Ngôn ngữ lập trình a. Chuẩn kiến thức, kĩ năng bài: ➢ Kiến thức - Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao - Nắm được vai trò của chương trình dịch ➢ Kĩ năng - Phân biệt được ngôn ngữ bậc thấp và ngôn ngữ lập trình bậc cao - Nắm được tên một số ngôn ngữ lập trình bậc cao như: Pascal, C++, Java b. Vận dụng trong bài học: Trong mục 3. Ngôn ngữ lập trình bậc cao Sử dụng Video: Lập trình Robot bằng ngôn ngữ lập trình Pascal Ý nghĩa: Ngôn ngữ lập trình bậc cao là ngôn ngữ gần gủi với ngôn ngữ tự nhiên và nó được sử dụng để tạo ra các sản phẩm phần mềm ứng dụng trong cuộc sống. Một trong số đó có lập trình Robot - hướng tiếp cận dạy học trong chương trình Tin học THPT mới. Trang 6
  7. 3.4. Video minh họa cho bài Bài 6. Giải bài toán trên máy tính a. Chuẩn kiến thức, kĩ năng bài: ➢ Kiến thức - Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải toán trên máy tính. Xác định bài toán, xây dựng và lựa chọn thuật toán, lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viết chương trình,hiệu chỉnh, đưa ra kết quả và hướng dẫn sử dụng. ➢ Kĩ năng - Xác định bài toán, biết lựa chọn thuật toán. b. Vận dụng trong bài học: - Trong hoạt động khởi động sử dụng Video: “Quy trình làm ra một phần mềm Game” Ý nghĩa: Giúp HS hình dung ra được quá trình làm ra một sản phẩm phần mềm cần trải qua các bước như thế nào? Từ đó hình thành nên kiến thức về các bước giải bài toán trên máy tính. - Trong hoạt động vận dụng và mở rộng sử dụng Video: “Các lập trình viên nổi tiếng đã bắt đầu học lập trình như thế nào?” Ý nghĩa: Sau khi HS nắm được các bước để giải một bài toán trên máy tính, HS sẽ hình dung ra được công việc của một lập trình viên là như thế nào? Và sử dụng đoạn video này nhằm thúc đẩy động lực, đam mê với bộ môn Tin học. 3.5. Video minh họa cho bài Bài 8. Những ứng dụng của Tin học ➢ Kiến thức - Biết được những ứng dụng chủ yếu của máy tính trong các lĩnh vực đời sống xã hội. ➢ Kĩ năng - Biết sử dụng một số chương trình ứng dụng trong Tin học để nâng cao hiệu quả học tập, giải trí. b. Vận dụng trong bài học: Trong mục 6. Trí tuệ nhân tạo Sử dụng Video: Trí tuệ nhân tạo - AI là gì? Ý nghĩa: Trong bài 8 này, ở mỗi đơn vị kiến thức có thể sử dụng nhiều đoạn video khác nhau. Và với mục 6 sử dụng video về trí tuệ nhân tạo để HS hình dung được trí tuệ nhân tạo là gì và nó được ứng dụng trong những lịch vực nào trong đời sống. 3.6. Video minh họa cho bài Bài 9. Tin học và xã hội Trang 7