Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp

doc 10 trang sangkien 29/08/2022 6700
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_gio_h.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp

  1. ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIỜ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP - LỚP 10 GIÁO VIÊN ĐÀO MINH TRUNG MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1/. Lý do chọn đề tài 1.1 Lý do khách quan 1.2 Lý do chủ quan 2/. Giới hạn đề tài Phần Nội Dung 1/. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm về HĐNGLL 1.1.2 Vị trí của HĐNGLL 1.1.3 Nhiệm vụ của HĐNGLL 1.1.3.1 Nhiệm vụ giáo dục về nhận thức 1.1.3.2 Nhiệm vụ giáo dục về thái độ 1.1.3.3 Nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng 1.1.4 Nguyên tắc tổ chức hoạt động HĐNGLL 1.1.4.1 Nguyên tắc về tính mục đích, tính kế hoạch 1.1.4.2 Tính tự nguyện tự giác 1.1.4.3 Tính đến các đặc điểm lứa tuổi và cá biệt của học sinh 1.1.4.4 Kết hợp lãnh đạo sư phạm với tính độc lập tự quản của học sinh 1.1.4.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 1.2 Cơ sở pháp lý 2/. Thực trạng tổ chức HĐNGLL ở trường THPT Lấp Vò 1, năm học 2010 –2011 2.1. Đặc điểm tình hình của trường THPT Lấp Vò 1 2.2. Ứng dụng CNTT vào giờ HĐNGLL PHẦN KẾT LUẬN 1/. Những nhận xét đánh giá chung 2/. Bài học kinh nghiệm 3/. Những đề xuất với cơ quan hữu quan 3.1. Đối với cấp trên 3.2. Đối với nhà trường 1
  2. ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIỜ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP - LỚP 10 GIÁO VIÊN ĐÀO MINH TRUNG PHẦN MỞ ĐẦU 1/. Lý do chọn đề tài 1.1. Lý do khách quan HĐNGLL là một bộ phận câu thành của hoạt động dạy học và giáo dục. Trong quá trình dạy học, ngoài việc cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học qua các bộ môn mà qua đó còn hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. HĐNGLL làm cơ sở cho các em bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp. Tạo điều kiện cho các em làm quen với các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, giúp các em có cơ hội liên hệ các kiến thức đã học với thực tế cuộc sống trong cộng đồng. HĐNGLL có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh, vì nó có nội dung phong phú hơn, phạm vi tiến hành rộng rãi hơn, khả năng liên kết các lực lượng giáo dục dồi dào hơn. HĐNGLL có vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Nó là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội. Là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh cộng đồng cùng tham gia vào quá trình phát triển giáo dục của nhà trường. HĐNGLL mang lại hiệu quả giáo dục cao trong nhà trường phổ thông. Vì ở lứa tuổi này các em rất thích và khát khao hoạt động, có tính năng động, tự lập, tự vươn lên học làm người lớn; các em rất thích tự khẳng định mình trước tập thể. Nên HĐNGLL là môi trường tốt nhất để các em thể hiện khả năng của mình, giúp cho nhà trường định hướng được quá trình giáo dục nhằm thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của cấp học. HĐNGLL là linh hồn của các hoạt động tập thể trong nhà trường. Nó là thước do sự phối hợp tổ chức các hoạt động của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm góp phần “ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hoá giáo dục. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề ” Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ X. 1.2. Lý do chủ quan Qua 6 năm công tác tại trường THPT Lấp Vò 1, bản thân tôi đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi tâm đắc một điều: HĐNGLL là công cụ để nhà trường xây dựng, nuôi dưỡng, phát triển phong trào thi đua Hai Tốt và các hoạt động xã hội khác trong nhà trường phổ thông. Đặc điểm học sinh ở trường THPT Lấp Vò 1 trong những năm trước đây phong trào học tập chưa cao. Tỉ lệ học sinh bỏ học còn nhiều, do rất nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân đó là hoạt động ngoại khoá của nhà trường chưa thu hút được học sinh tham gia. Do đó việc tổ chức tốt các HĐNGLL là một trong những biện pháp đảm bảo duy trì được sĩ số học sinh của nhà trường. 2
  3. ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIỜ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP - LỚP 10 GIÁO VIÊN ĐÀO MINH TRUNG HĐNGLL của trường do GVCN giữ vai trò nòng cốt. Nên GVCN tổ chức thực hiện tốt HĐNGLL, qua đó có các biện pháp điều chỉnh và định hướng quá trình giáo dục toàn diện để đạt kết quả cao trong trường. Trong thời gian tham gia công tác giáo dục ở trường, bản thân tôi nhận thấy những kết quả của quá trình giáo dục là do kinh nghiệm có tính kế thừa và sự cố gắng của từng cá nhân và của tập thể sư phạm nhà trường. Nhìn lại HĐNGLL ở trường THPT Lấp Vò 1 những năm qua còn nhiều thiếu sót, chồng chéo, nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức thực hiện. Do đó tôi chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ HĐNGLL” để nghiên cứu. Đề tài này sẽ giúp tôi những bài học kinh nghiệm bổ ích trong công tác sau này. 2/. Giới hạn đề tài Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ tìm hiểu nghiên cứu về việc ứng dụng CNTT vào giờ HĐNGLL ở lớp 10CB3 trường THPT Lấp Vò 1, năm học 2010 – 2011. PHẦN NỘI DUNG 1/. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của đề tài: 1.1. Cơ sở lý luận: 1.1.1. Khái niệm về HĐNGLL HĐNGLL là những hoạt động giáo dục được thực hiện nhằn lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia để mở rộng hiểu biết, tạo không khí vui tươi lành mạnh, tạo cơ hội để học sinh rèn luyện thói quen sống trong cộng đồng và phát huy tối đa năng lực, sở thích của từng cá nhân. HĐNGLL là một mặt hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần hình thành nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội. HĐNGLL do nhà trường quản lý chỉ đạo, với sự tham gia của các lực lượng xã hội. và do GVCN trực tiếp tổ chức, hướng dẫn cho học sinh thực hiện. Nó được tiến hành xen kẽ hoặc tiếp nối hoạt động dạy – học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội. 1.1.2. Vị trí của HĐNGLL: HĐNGLL là một bộ phận cấu thành của hoạt động dạy học – giáo dục. HĐNGLL là cầu nối tạo ra mối liên hệ 2 chiều giữa nhà trường với xã hội : - Thông qua HĐNGLL nhà trường có điều kiện để phát huy vai trò tích cực của mình với đời sống, mở ra khả năng thuận lợi để gắn nhà trường với xã hội. - HĐNGLL là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh cộng đồng tham gia vào quá trình đào tạo học sinh và sự phát triển của nhà trường, thực hiện tốt công cuộc xã hội hoá giáo dục. 3
  4. ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIỜ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP - LỚP 10 GIÁO VIÊN ĐÀO MINH TRUNG MUÏC TIEÂU GIAÙO DUÏC HOAÏT ÑOÄNG HOAÏT ÑOÄNG LEÂN LÔÙP NGLL 1.1.3. Nhiệm vụ của HĐNGLL: 1.1.3.1. Nhiệm vụ giáo dục về nhận thức: HĐNGLL giúp học sinh bổ sung củng cố và hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp, đồng thời giúp các em có những hiểu biết mới, mở rộng nhãn quan với thế giới xung quanh và cộng đồng xã hội. HĐNGLL giúp học sinh biết vận những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra. HĐNGLL giúp học sinh hướng nhận thức, biết tự điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp. Qua đó từng bước làm giàu thêm những kinh nghiệm thực tế xã hội cho các em. HĐNGLL giúp học sinh định hướng chính trị, xã hội, có những hiểu biết nhất định về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống văn hóa tốt đẹp của đất nước qua đó tăng thêm sự hiểu biết của các em về Bác Hồ, về Đảng, về Đoàn mà thực hiện tốt nghĩa vụ học sinh, nghĩa vụ đoàn viên. HĐNGLL giúp học sinh có những hiểu biết tối thiểu về các vấn đề có tính thời đại như vấn đề hợp tác quốc tế, vấn đề bảo vệ môi sinh, môi trường, vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình, vấn đề pháp luật NHẬN THỨC (Các mức độ) NHỚ-TÁI HIỆN-NHẬN BIẾT LÝ GIẢI-GIẢI THÍCH CHỨNG MINH-MINH HỌA NHẬN XÉT-NHẬN ĐỊNH-PHÁN ĐOÁN 4
  5. ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIỜ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP - LỚP 10 GIÁO VIÊN ĐÀO MINH TRUNG 1.1.3.2. Nhiệm vụ giáo dục về thái độ: HĐNGLL từng bước hình thành cho học sinh niềm tin vào những giá trị mà các em phải vươn tới, đó là niềm tin vào chế độ XHCN đang đổi mới mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn, tin vào tiền đồ, tương lai của đất nước. Từ đó các em có lòng tự hào dân tộc, mong muốn làm đẹp thêm truyền thống của trường, của quê hương đất nước, mong muốn vươn lên thành con ngoan trò giỏi, tích cực để trở thành công dân có ích cho xã hội. HĐNGLL bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm trong sáng, qua đó giúp các em biết kính yêu và trân trọng cái tốt, cái đẹp, biết ghét những cái xấu, cái lỗi thời không phù hợp. HĐNGLL bồi dưỡng, xây dựng cho học sinh lối sống và nếp sống phù hợp với đạo đức, pháp luật, truyền thống tốt đẹp của địa phương và của đất nước. HĐNGLL bồi dưỡng cho học sinh tính tích cực, tính năng động, sẵn sàng tham gia những hoạt động xã hội, hoạt động tập thể của trường, của lớp vì lợi ích chung, vì sự trưởng thành và tiến bộ của bản thân. THÁI ĐỘ (Các mức độ) THÍCH-HỨNG THÚ-SAY MÊ ĐỒNG TÌNH-ỦNG HỘ CHẤP NHẬN-PHỤC TÙNG TÍCH CỰC-CHỦ ĐỘNG HỢP TÁC-TƯƠNG TRỢ 1.1.3.3. Nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng: HĐNGLL rèn luyện cho học sinh những kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, những thói quen tốt trong học tập, lao động công ích và trong các hoạt động khác. HĐNGLL rèn luyện cho học sinh các kỹ năng tự quản, trong đó có kỹ năng tổ chức, kỹ năng điều khiển và thực hiện một hoạt động tập thể có hiệu quả, kỹ năng nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động. HĐNGLL rèn luyện cho học sinh các kỹ năng giáo dục, tự điều chỉnh kỹ năng hòa nhập để thực hiện tốt các nhiệm vụ do thầy, cô giáo, do nhà trường hoặc do tập thể lớp giao cho. 5
  6. ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIỜ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP - LỚP 10 GIÁO VIÊN ĐÀO MINH TRUNG KĨ NĂNG (Các mức độ) LÀM –THAO TÁC ĐƯỢC XÂY DỰNG ĐƯỢC PHÂN TÍCH-TỔNG HỢP PHÂN LOẠI-SO SÁNH HỆ THỐNG-KHÁI QUÁT-TRỪU TƯỢNG HÓA 1.1.4. Nguyên tắc tổ chức HĐNGLL: 1.1.4.1 Nguyên tắc về tính mục đích, tính kế hoạch: Tính mục đích: Cần xác định mục tiêu, yêu cầu của hoạt động HĐNGLL cho cả năm học, từng học kỳ, từng hoạt động; trong đó cần định hướng nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát là phát triển nhân cách học sinh. Tính kế hoạch: Mọi hoạt động đều cần có kế hoạch, đặc biệt kế hoạch hoạt đông GDNGLL cần đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính hướng đích, không gây sự hỗn loạn và tuỳ tiện trong tổ chức các hoạt động của nhà trường. 1.1.4.2 Tính đến các đặc điểm lứa tuổi và cá biệt của học sinh: Nội dung và hình thức hoạt đông HĐNGLL phải được thay đổi, tuỳ thuộc vào sự chuyển từ giai đoạn lứa tuổi này sang lứa tuổi khác ở học sinh. Do đó các loại hình hoạt động và các hình thức công việc phải phù hợp với khả năng và hứng thú của lứa tuổi học sinh. 1.1.4.3 Kết hợp lãnh đạo sư phạm với tính độc lập tự quản của học sinh: Học sinh THPT có tính tích cực hoạt động xã hội và khả năng tự quản, tuy nhiên các em chưa có đủ kinh nghiệm, vì vậy cần có sự lãnh đạo sư phạm thường xuyên. Nguyên tắc này đòi hỏi phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. HĐNGLL phải là hoạt động của học sinh, do học sinh tổ chức, vai trò của người thầy là xác định phương hướng hoạt động và giúp đỡ học sinh tổ chức công việc, là người cố vấn của học sinh trong các công việc của họ. 1.1.4.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả: Khi tiến hành bất cứ hoạt động nào cũng phải tính đến hiệu quả, nhưng hiệu quả giáo dục luôn được coi là hàng đầu, chủ yếu của hoạt đông HĐNGLL. 6