Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm trong môn Ngữ Văn

doc 5 trang honganh1 15/05/2023 6000
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm trong môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_day_hoc_theo_nhom_tr.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm trong môn Ngữ Văn

  1. Sỏng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động dạy học theo nhúm trong mụn Ngữ Văn I. Đặt vấn đề. Nhân loại đang đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ. Con người trong tương lai phải là những con người biết hành động một cách năng động và sáng tạo, thích ứng nhanh với những thay đổi; đồng thời phải có khả năng tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, mềm dẻo. Nhà trường với phương pháp dạy học cổ truyền cùng với thời gian đã hoàn thành được nhiệm vụvà sứ mạng lịch sử nhất định. Tuy thế, theo tiến trình phát triển của xã hội, nhà trường ngày nay phải gắn liền với những phương pháp dạy học mới, đảm bảo cho ra đời sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thế kỉ XXI. Phương pháp dạy học mới chính là phương pháp dạy học tích cực. Dạy học tích cực là dạy học đánh thức tư duy của người học, bắt tư duy phải hoạt động. Người học phảI đứng trước các vấn đề,tự tìm kiếm cách giải quyết vấn đề, lập luận, thuyết minh làm sáng tỏ vấn đề; biết hợp tác, chia sẻ để tìm đến chân lí khoa học. Dân gian ta có câu: “ Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” Hợp tác- đó là sự liên kết tài tình mà con người đạt được trong quá trình tổ choc cuộc sống. Học tập thông qua hạt động nhóm là hình thức kết hợp thông minh và linh hoạt bởi ở đó năng lực cá nhân được phát huy trong tập thể. Nhóm là sự học tập hợp tác thể hiện tinh thần dạy học tích cực, góp phần đắc lực thực hiện quan điểm Dạy học thông qua giao tiếp- một yêu cầu mới trong dạy học Ngữ Văn hiện nay. Sản phẩm thuộc lĩnh vực ngôn ngữ văn chương mà nhóm mang lại sẽ giá trị hơn bởi sự sâu sắc của những ý tưởng tập thể, bởi sự phong phú đa dạng của các cá nhân trong tập thể đó. II. Giải quyết vấn đề. 1. Nhóm học tập và tác dụng của hoạt động nhóm trong dạy học Ngữ Văn. * Nhóm học tập là nhóm từ hai người trở lên cùng hợp tác thực hiện một nhiệm vụ học tập hoặc giải quyết một vấn đề nào đó (làm bài tập, trả lời câu hỏi ) tiến tới đạt mục tiêu bài học. *Tác dụng: - Tổ chức hoạt động nhóm là một biện pháp dạy học tích cực nhằm mục đích tạo điều kiện cho học sinh phát triển kĩ năng ngôn ngữ và giao tiếp xã hội; phát triển kĩ năng nhận thức kiến thức môn học; mạnh dạn và chủ động giải quyết vấn đề do được sự hổ trợ của các thành viên trong nhóm và sự khuyến khích của giáo viên. - Hoạt động nhóm là môi trường thuận lợi để học sinh cùng nhau bàn bạc những vấn đề về nội dung ý nghĩa một văn bản văn học, phân tích ngôn ngữ, phong cách nghệ thuật văn bản, là biện pháp tích cực để khai thác những hướng khác nhau trong cảm nhận văn chương - ở hoạt động nhóm, phương thức học tập hợp tác và phương thức tự học đều được phát huy tốt. Mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể nhóm, lớp trở nên gần gũi, thân thiện hơn. 1 Lê Thị Khuyên – Trường THCS Lê Quí Đôn
  2. Sỏng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động dạy học theo nhúm trong mụn Ngữ Văn - Đây cũng là hoạt động học tập giúp giáo viên phát hiện vốn sống, đặc điểm tâm lí và khả năng tiếp nhận văn học của từng cá nhân học sinh, qua đó mà hổ trợ cho từng em theo cách riêng phù hợp. 2. Một số hình thức tổ chức nhóm, cách chia nhóm và quản lí nhóm học tập : a. Hình thức tổ chức và cách chia nhóm: * Chia nhóm theo số lượng: - Nhóm nhỏ: khoảng 2, 3,4 người, được tổ chức khi giao đọc phân vai, thảo luận các câu hỏi, lập dàn ý bài văn. Nhóm hình thành bằng cách các em ngồi cạnh nhau quay mặt vào nhau, bàn trên quay xuống bàn dưới. - Nhóm lớn: Khoảng 5,6 người trở lên, được tổ choc khi chơi trò chơi học tập, dựng vở theo kịch bản văn học. * Chia nhóm theo tính chất: - Nhóm ngẫu nhiên: được chia một cách ngẫu nhiên, không tính đến đặc điểm của những người trong nhóm, hình thành bằng cách lựa chọn ngẫu nhiên, bất kì theo dự tính số người trong lớp và số người trong mỗi nhóm. - Nhóm tình bạn: GV công bố số lượng người trong mỗi nhóm,HS được tự do lựa chọn bạn cùng sở thích với mình vào một nhóm. - Nhóm kinh nghiệm: những người có sở trường hoặc kinh nghiệm về một lĩnh vực nào đó ngồi thành nhóm để hoàn thành một nhiệm vụ chung. - Nhóm hỗn hợp: gồm những em có điều kiện, năng lực khác nhau(thường chia theo tổ hoặc theo bàn nhằm tạo điều kiện cho các em hổ trợ lẫn nhau khi làm việc. b. Qui trình tổ chức và quản lí nhóm học tập: * Qui trình tổ chức dạy học theo nhóm được tiến hành theo 4 bước: - Bước 1: Thành lập nhóm. Sau khi GV nêu vấn đề cần giải quyết và những nhiệm vụ đặt ra cho nhóm, GV hướng dẫn cách thức tổ chức nhóm. - Bước 2: Hoạt động nhóm. GV phát phiếu học tập hoặc nêu yêu cầu cho các nhóm, ấn định thời gian làm việc, các nhóm nhận nhiệm vụ, sau đó bầu nhóm trưởng, thư kí, giao trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm nếu cần, cả nhóm tập trung giải quyết vấn đề (nêu ý kiến, thảo luận, ghi chép ). Trong khi HS làm việc, GV đến từng nhóm hỗ trợ, động viên, nhắc nhở để các nhóm làm việc đều tay, đảm bảo tiến độ thời gian. - Bước 3: thông báo kết quả. Sau khi hết thời gian thảo luận, GV hoặc lớp trưởng điều khiển từng nhóm lên báo cáo kết quả bằng cách trình bày trên giấy khổ lớn hoặc trình bày miệng. Các nhóm khác bổ sung, thống nhất ý kiến. - Bước 4:Kết luận vấn đề. GV tóm tắt kết quả đạt được, giúp HS tự nhận xét, đánh giá quá trình làm việc. * Quản lí nhóm học tập: GV có trách nhiệm hướng dẫn và quản lí HS hoạt động theo nhóm nhằm đạt được mục tiêuvề nội dung học tập. Để đặt được điều này, trước đó GV cần chuẩn bị rất kĩ phần thiết kế bài học, lựa chọn vấn đề cần làm việc theo nhóm, có phương án dự kiến hình thức nhóm. Tại lớp, GV hướng dẫn kĩ cách thức tổ choc nhóm và định ra các vấn đề cần giảI quyết. Trong quá trình HS làm việc, GV luôn luôn theo sát từng bước hoạt động của HS, sẵn sàng hỗ trợ khi cần. Cuối cùng, GV cần có kết luận vấn đề, góp ý nhận xét nhằm giúp HS nhận ra được sự đánh giá đúng mức kết quả công việc của mình. 3. Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học Ngữ Văn. Việc phân chia các nhóm làm các bài tập và nhiệm vụ có tính thi đua, việc áp dụng một số khâu của tổ choc trò chơi làm cho không khí học tập sôi nổi, thoải mái, mang tính 2 Lê Thị Khuyên – Trường THCS Lê Quí Đôn
  3. Sỏng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động dạy học theo nhúm trong mụn Ngữ Văn vừa chơi vừa học quả là một nét mới. Tuy nhiên, phân chia nhóm, tổ trong dạy học Ngữ Văn không phảI là một hoạt động lúc nào cũng cần thiết. Vì vậy GV cần xác định đúng các tiết học nào, phần nội dung nào có thể vận dụng hoạt động nhóm một cách có hiệu quả nhất. Việc chia nhóm và hoạt động nhóm chỉ thích hợp cho những tiết ôn tập, luyện tập, một số phần thực hành, củng cố lí thuyết; những nội dung kiến thức mang tính tổng hợp hoặc kiến thức khó cần có sự tư duy của nhiều HS; các tiết hoạt động ngữ văn, chương trình địa phương hoặc các tiết luyện nói. GV cần cân nhắc, giao nhiệm vụ trước cho các nhóm chuẩn bị ở nhà. Đến lớp khuyến khích hoạt động sáng tạo của các nhóm. a. Các dạng bài tập Ngữ Văn phù hợp với hoạt động nhóm: * Bài tập là các câu hỏi phân tích tác phẩm (thảo luận để khai thác nội dung và nghệ thuật của văn bản); giải bài tập Tiếng Việt; thực hiện bài tập theo phiếu yêu cầu của GV; thảo luận về một chủ đề cho trước (lí giải những vấn đề lí luận văn học, một vấn đề xã hội, ) Ví dụ: 1. Có thể sử dụng các câu hỏi thảo luận để rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa – ( Tiết 66 + 67 - NV9) như sau: + Câu hỏi 1: Trong tác phẩm các nhân vật đều không có tên riêng, họ được gọi bằng nghề nghiệp hoặc tuổi của chính mình. Vì sao tác giả lại gọi họ như vậy? + Câu hỏi 2: Vì sao văn bản có tiêu đề là Lặng lẽ Sa Pa? Theo em, ngày nay còn có những người lao động nhiệt tình như anh thanh niên không? Cho VD minh hoạ. 2. Học sinh thảo luận theo phiếu yêu cầu của GV để hoàn thành bảng phụ: Các từ loại Tiếng Việt: cấu tạo, chức năng ngữ pháp và ngữ nghĩa, khả năng kết hợp với các từ loại khác (Tiết 148: Tổng kết về Ngữ pháp- NV9) 3. Phân biệt sự khác nhau giữa chủ đề với đề tài trong tác phẩm văn học. Cho VD (Tiết 168: Tổng kết Văn học- NV9) 4. Thảo luận vấn đề: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương em. Các giải pháp khắc phục tình trạng ấy. (Tiết 101: Chương trình địa phương phần Tập làm văn- NV9) * Làm chung một nhiệm vụ: chuẩn bị bài trình bày của nhóm, thể hiện một màn kịch ngắn để minh hoạ cho một tác phẩm văn học, sưu tầm tài liệu theo một chủ đề văn học. Với những dạng bài tập này, hoạt động nhóm đặc biệt có hiệu quả. Chẳng hạn hình thức nhập vai có tác dụng tích cực tới khả năng đọc hiểu , thảo luận nhóm giúp nâng cao khả năng trình bày miệng. Ví dụ: 1. Lập dàn bài cho một đề bài GV đã cho trước, chuẩn bị bài nêu ý kiến hoặc thuyết minh (áp dung đối với các tiết luyện nói trong toàn cấp – phần Tập làm văn). 2. Nhập vai diễn đoạn kich: Nỗi oan hại chồng – Trích: Quam Âm Thị kính- NV7- Tiết 117-118. 3. Sưu tầm các tác phẩm văn học của các tác giả ở địa phương em; Các tác phẩm văn học có sử dụng phương ngữ theo các vùng miền (Tiết 42+ 52: Chương trình địa phương phần Văn- NV9) b. Vận dụng các kiểu loại nhóm vào giờ Ngữ Văn: Tuỳ thuộc vào nội dung học tập , các kiểu nhóm chia theo số lương hay chia theo tính chất đều có thể vận dụng giải quyết các bài tập Ngữ Văn. + Chia theo số lượng: với những câu hỏi nhỏ không cần nhiều công sức và thời gian có thể sử dụng nhóm nhỏ: 2 em, các em trong cùng một bàn. Ví dụ: 1. Giải đoán hàm ý trong các câu sau: 3 Lê Thị Khuyên – Trường THCS Lê Quí Đôn
  4. Sỏng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động dạy học theo nhúm trong mụn Ngữ Văn - Trời đang mưa rất to đấy. - A: Chiều nay cậu đi câu cá với tớ nhé. B: Chiều nay lớp tớ học Toán. (NV9- Tập2) 2. Hãy tìm và gạch chân 2 câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung,ý nghĩa của chuyện (NV6) - Với nhiệm vụ lớn hơn, nên tổ chức nhóm học tập có số lượng lớn khoảng 4 đến 8 em trở lên. Ví dụ: Dưới đây là một số chú thích trong các bài văn em đã học: 1. Chúa tể: kẻ có quyền lực cao nhất, chi phối những kẻ khác. 2. Nhâng nháo: ngông nghênh, không coi ai ra gì. 3. Đòn càn: một loại đòn tròn, làm bằng tre ống, đẽo vát hai đầu cho thon lại để xóc vào những bó củi, rơm rạ mà gánh. Em hãy cho biết: - Trong các chú thích trên, đâu là phần nêu lên nghĩa của từ? - Trong mỗi chú thích, nghĩa của từ được giải thích bằng cách nào? - Làm cách nào để hiểu đúng nghĩa của từ? (Ngữ Văn 6) - Với các hoạt động trò chơi, hoặc tổ chức diễn kịch, việc chia nhóm cần tuân thủ số lượng học sinh mà trò diễn quy định. + Chia theo tính chất: được vận dụng trong các tiết dạy ngoại khoá, có nhiều thơì gian; cũng có thể trong giờ học với những bài tập thực hiện trong thời gian ngắn. Đây là những nhóm hoạt động đa dạng giúp các em vừa phát huy được sở trường của bản thân vừa hổ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ, tạo sự chủ động, mạnh dạn trong thảo luận. 4. Thực hành và tổ chức quản lí hoạt động nhóm trong giờ Ngữ Văn. Trong hoạt động thảo luận nhóm, GV nên để HS tự điều hành công việc của lớp: bầu nhóm trưởng, bầu thư kí, giao việc cho các thành viên: GV giúp tổ trưởng hoặc nhóm trưởng hướng dẫn thảo luận, chọn người trình bày sản phẩm trước lớp và nghiệm thu sản phẩm. Thực hành hoạt động nhóm trong lớp học đối với môn Ngữ Văn nên theo các trình tự sau: - Chọn bài học, chon vấn đề cần làm việc theo nhóm. - Thiết kế nội dung làm việc của nhóm. - Giao việc cho lớp. - Chia nhóm một cách phù hợp. - Quy định công việc, thời gian, yêu cầu sản phẩm. - Theo dõi tiến trình hoạt động của các nhóm. - Kết luận về bài học và nhận xét công việc. III. Kết luận: Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính mạnh dạn, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh là một yêu cầu quan trong của dạy học hiện nay. Có nhiều phương pháp đựoc vận dụng tích cực và đã đem lại hiệu quả cao, trong đó có phương pháp dạy học nêu vấn đề và tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm. Môn Ngữ văn là một môn học cung cấp và hình thành ngôn ngữ cho người học, trên cơ sở đó phát huy tư duy thẩm mĩ và tư duy sáng tạo cho HS trong việc tiếp nhận và thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật, hướng HS đến với Chân- Thiện – Mĩ. Vì thế tổ cơsc hoạt động nhóm là một biện pháp dạy học tích cực giúp học sinh phát triển kĩ năng ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp; phát triển kĩ năng tư duy nhận thức và kĩ năng giải quyết vấn đề. Đặc biệt không khí học tập thoải mái, nhẹ nhàng làm giảm đi 4 Lê Thị Khuyên – Trường THCS Lê Quí Đôn