Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thơ, văn để phục vụ bài giảng Lịch sử 9

doc 19 trang sangkien 26/08/2022 6943
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thơ, văn để phục vụ bài giảng Lịch sử 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_tho_van_de_phuc_vu_bai_giang_l.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thơ, văn để phục vụ bài giảng Lịch sử 9

  1. SỬ DỤNG THƠ, VĂN ĐỂ PHỤC VỤ BÀI GIẢNG LỊCH SỬ 9 PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang phát triển, trước tác động ngày càng mạnh của xu thế toàn cầu hóa, chúng ta đang gặp nhiều khó khăn trở ngại do chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp hơn so với yêu cầu. Hơn thế nữa khi hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì cũng kéo theo đó có nhiều nền văn hóa du nhập vào nước ta, hơn bao giờ hết chúng ta hiểu rằng những tinh hoa, văn hóa dân tộc đang bị lung lay khi bản sắc dân tộc đang dần mất đi. Khi chính những con người Việt Nam lại quên đi nguồn gốc, lịch sử dân tộc. Đặc biệt là những năm gần đây, khi kết quả thi tốt nghiệp Phổ thông và thi vào Đại học của môn Lịch sử quá thấp đã đặt ra cho chúng ta một vấn đề là vì sao lại như vậy? Có lẽ học sinh không thích học môn Lịch sử vì cho rằng đó chỉ là môn phụ, không quan trọng, nội dung kiến thức quá dài, khó nhớ, nhiều sự kiện. Và ngay cả ngoài xã hội cũng không xem trọng đối với môn học này. Vậy thì phải làm sao để thu hút được học sinh có hứng thú và chuyên tâm hơn trong môn Lịch sử? Việc dạy và học lịch sử đang thu hút sự quan tâm, chú ý của toàn xã hội. Từ năm 2006 – 2007, Bộ Giáo Dục – Đào Tạo bắt đầu triển khai chương trình thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học. Vậy mục tiêu của chương trình đổi mới là gì ? Đó là nhằm thay đổi cách học và học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh mà một trong những phương pháp để tích cực hóa hoạt động dạy và học là dạy học liên môn. Dạy học liên môn là dùng các kiến thức liên quan ở các bộ môn khác để bổ sung, hỗ trợ làm sáng rõ kiến thức mà các em đang được học trong các môn học. Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học ở trường phổ thông nói chung và môn Lịch sử nói riêng. Phương pháp này góp phần bổ sung lượng kiến thức các môn học khác cho bài học, giúp học sinh hứng thú say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học. Một trong những cách 1
  2. thực hiện phương pháp dạy học liên môn là lồng ghép thơ, văn vào bài giảng lịch sử nhằm giúp cho bài giảng thêm sinh động, các tri thức khô cứng sẽ được “mềm hóa” hơn và tạo thêm “chất xúc tác” trong hứng thú của người học, đưa đến hiệu quả bất ngờ là học sinh tham gia tiết học sáng tạo, tiết học thêm hấp dẫn hơn và học sinh hứng thú nhiều hơn trong học môn Lịch sử. Từ những lí do trên, tôi mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm của bản thân về việc "Sử dụng thơ, văn để phục vụ bài giảng Lịch sử 9". II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: Giúp giáo viên biết sưu tầm, nghiên cứu tài liệu sử liệu trong thơ, văn để lồng ghép nội dung vào bài giảng lịch sử. Đưa các nội dung lồng ghép vào chương trình một cách hợp lí nhằm làm cho bài giảng của mình thêm sinh động, hấp dẫn. Giúp học sinh biết sưu tầm thơ, văn có sử liệu để phục vụ bài học; vận dụng hợp lí văn, thơ có sử liệu vào minh họa lịch sử; giúp các em có hứng thú trong học tập môn Lịch sử và lĩnh hội kiến thức tốt hơn, nhớ lâu hơn các sự kiện, một thời kì lịch sử của dân tộc ta. III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: 1. Khảo sát, điều tra thực tế; 2. Tiến hành sưu tầm các bài thơ, văn ; 3. Lựa chọn, phân loại; 4. Phương pháp trao đổi, thảo luận; 5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; 6. Thực nghiệm, đối chiếu, phân tích, so sánh. IV. CƠ SỞ VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU: 1. Cơ sở lí luận: Trong chương trình giáo dục hiện nay, môn Lịch sử cùng với các môn học khác trong nhà trường có vai trò góp phần quan trọng tạo ra những con người phát triển toàn diện. Yêu cầu giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng "phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, 2
  3. lòng say mê học tập và ý chí vươn lên" " phải bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh" - ( Luật Giáo Dục - 2005); Lịch sử có chức năng, nhiệm vụ góp phần vào nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ nhằm "nâng cao dân trí, đào tạo năng lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội". Tác dụng quan trọng của sử học cũng như của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông, là giáo dục trí tuệ , tư tưởng chính trị, tình cảm đạo đức. Nhưng lịch sử lại là một chuỗi các sự kiện rất khó nhớ mà học sinh hiện nay lại thích học các môn tự nhiên để ra trường có nhiều cơ hội việc làm thì những bộ môn xã hội này rất ít được các em quan tâm. Nếu như giáo viên mà không tích cực đổi mới phương pháp thì chắc chắn các em sẽ chán học, giờ dạy sẽ nhàm chán, hiệu quả sẽ không cao. Vậy làm sao để học sinh không nhàm chán, bớt căng thẳng mà lại hứng thú trong học tập? Ngoài việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng dạy học mới, hiện đại, tranh ảnh phong phú ra thì việc lồng ghép thơ văn vào dạy học sử là không thể thiếu. Chỉ có thơ, văn mới đem lại được sự nhẹ nhàng, bớt khô cứng trong việc dạy - học lịch sử mà thôi. 2. Cơ sở thực tiễn: Qua giảng dạy môn Lịch sử 9 nhiều năm ở trường THCS Hoài Hải, tôi đã rút ra được một kinh nghiệm mà bản thân tôi cho là rất quý. Đó là: khi sử dụng thơ, văn vào bài giảng lịch sử sẽ gây hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu bài. Khi tôi đọc thơ minh hoạ, cả lớp chăm chú lắng nghe và tỏ ra rất thích thú. Những tiết học như vậy lớp học trở nên hấp dẫn hơn, các em có ấn tượng lâu hơn, nắm bài tốt hơn so với những tiết học không sử dụng thơ, văn trong bài giảng. Qua thể nghiệm bằng hai cách dạy của bản thân, tôi thấy những tiết dạy có sử thơ, văn học sinh tập trung chú ý hơn, tâm lí thoải mái hơn, không khí lớp học cũng nhẹ nhàng hơn và mức độ hiểu cũng như tiếp thu bài tốt hơn. 3
  4. Thơ, văn Việt Nam qua các giai đoạn 1930 - 1945, 1945 - 1954, 1954 - 1975 và giai đoạn thời kì đổi mới rất phong phú với nhiều tác phẩm bất hủ và những tên tuổi nổi tiếng như: Ngô Tất Tố với " Tắt Đèn" , Nam Cao với " Chí Phèo, lão Hạc" , Vũ trọng Phụng với " Số Đỏ" , Anh Đức " Hòn Đất" Với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ các tác giả đã kịp thời đưa những sự kiện lịch sử của dân tộc lên trang giấy bằng dòng thơ, trang văn bất hủ; đặc biệt chỉ với hai cây bút là lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu và nhà thơ lớn Tố Hữu cùng các tập thơ: Từ ấy (1937 - 1946), Việt Bắc (1946 - 1954), Gió Lộng (1955 - 1961), Ra Trận (1962 - 1971), Máu và Hoa (1972 - 1977) đủ để giáo viên lấy dẫn chứng phục vụ cho bài giảng của mình trong chương trình lịch sử 9. 3. Thời gian tiến hành: Đề tài này được thực hiện từ năm học 2009 - 2010 và tiếp tục thực hiện cho đến nay. 4. Địa điểm tiến hành: Đề tài được tiến hành tại trường THCS Hoài Hải. 4
  5. PHẦN B: KẾT QUẢ I. THỰC TRẠNG : Thực tế, trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử 9 nhiều năm ở trường, tôi nhận thấy phần lớn học sinh ít hứng thú, ngại học môn Lịch sử. Sở dĩ các em có tâm lí ngại học môn Lịch sử là do môn học này có lượng kiến thức quá lớn, yêu cầu đòi hỏi lại cao mà khả năng ghi nhớ lại không tốt. Bản thân tôi cảm thấy rất trăn trở và quyết tâm phải làm sao để lôi cuốn được các em có được hứng thú, yêu thích môn học này. Với trăn trở đó, ngoài SKKN tôi viết ở năm học 2010 - 2011 " Cách khai thác In-ter-net để phục vụ bài giảng Lịch sử 7" tôi thấy giáo viên chúng ta cần phải biết lồng ghép thơ văn vào bài giảng để tiết học được nhẹ nhàng, bớt căng thẳng hơn, học sinh hứng thú và yêu thích môn lịch sử hơn. Trước khi dạy học có lồng ghép thơ, văn tôi tiến hành khảo sát chất lượng của học sinh khi giáo viên không sử dụng thơ văn trong dạy học lịch sử thì có kết quả như sau: Lớp Số bài Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 9A1 34 6 17.65 8 22.86 10 2.94 8 22.86 2 5.88 9A2 35 8 22.86 10 28.57 9 25.71 7 20 1 2.86 9A3 34 6 17.65 7 20.59 10 2.94 8 22.86 3 8.8 II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: Các tác phẩm văn học với những hình tượng cụ thể có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, nó giúp học sinh tiếp nhận kiến thức và khắc sâu nó một cách dễ dàng. Để thực hiện hiệu quả của việc vận dụng thơ, văn trong dạy học lịch sử giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp sau: Thứ nhất: Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, một đoạn văn ngắn hay tóm tắt một đoạn truyện ngắn để minh họa những sự kiện đang học nhằm làm nội dung bài học phong phú và giờ học thêm sinh động. 5
  6. Thứ hai: Dùng một đoạn trích để cụ thể hóa sự kiện, nêu ra một kết luận khái quát nhằm giúp học sinh hiểu sâu hơn về một thời kì, một sự kiện lịch sử. Thứ ba: Tài liệu thơ, văn có sử liệu được sử dụng để tổ chức những buổi ngoại khóa như: Theo dòng lịch sử, sinh hoạt đầu giờ chào cờ, trò chơi lịch sử Khi đưa thơ, văn có sử liệu vào bài giảng lịch sử giáo viên cần lưu ý nên đưa vào thời điểm nào cho hợp lí nhất? Giáo viên có thể sử dụng một số giải pháp sau: + Dùng thơ, văn để giới thiệu bài mới; + Dùng thơ, văn để kết thúc bài học; + Dùng để đánh giá lịch sử; + Thời điểm sự kiện lớn có trong bài học. Dưới đây là một số giải pháp được thực hiện: Sử dụng thơ, văn trong dạy học Lịch sử 9. 1. Sử dụng thơ để dạy học Lịch sử 9: 1.1. Dạy bài 7-Tiết 8: Các nước Mĩ-La-tinh. Mục II/ Cu - ba - hòn đảo anh hùng. - Giáo viên đọc đoạn thơ giới thiệu về đất nước Cu-ba nhằm giúp học sinh hình dung thêm về vẻ đẹp và nguồn tài nguyên phong phú của đất nước Cu ba. Anh viết cho em, tự đảo này Cu ba, hòn đảo Lửa, đảo Say Ở đây say thật, say trời đất Sóng biển say cùng rượu, mật say Em ạ, Cu - ba ngọt lịm đường Mía xanh đồng bãi biếc đồi nương Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại Ong lạc đường hoa rộn bốn phương ( "Từ Cu ba" - Tố Hữu) 1.2. Bài 14 – Tiết 16 - “Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất”. Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam trên các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tài chính và cả thuế 6
  7. Thuế là một trong những chính sách khai thác của thực dân Pháp hết sức khắc nghiệt đối với nhân dân ta. Giáo viên giúp học sinh biết được hàng trăm thứ thuế được chúng sử dụng qua đoạn thơ: “ Thuế đến cả phấn son phường phố Thuế môn bài, thuế đuốc, thuế đèn Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền Thuế rừng tre gỗ, thuế tiền bán buôn Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt Thắt chặt dần như thắt chỉ xe” (Á tế á ca) Nhằm khắc họa tội ác của thực dân Pháp xâm lược cũng như nỗi thống khổ của nhân dân ta do chính sách bóc lột bằng cách mở các đồn điền hết sức tàn bạo, giáo viên cung cấp đoạn thơ sau và qua đó yêu cầu học sinh nêu suy nghĩa của bản thân mình về thân phận người nông dân Việt Nam trong thời kì này. “Nửa đêm thuế thúc trống dồn Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy. Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu Bán thân đổi mấy đồng xu Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng!” (Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu) 1.3. Bài 15 – Tiết 17 : "Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1919 - 1925)". Khi dạy phần: Phong trào Dân tộc Dân chủ công khai ( 1919 – 1925), giáo viên đọc đoạn thơ sau sẽ giúp học sinh nhận diện được nhân vật lịch sử này là ai, gắn liền với sự kiện nào. Sau khi học sinh nhận diện xong, giáo viên giúp học sinh hiểu thêm về gương hy sinh anh dũng của anh hùng Phạm Hồng Thái trong vụ ám sát toàn 7