Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm trong môn Lịch sử

doc 12 trang sangkien 26/08/2022 5040
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm trong môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_day_hoc_theo_nhom_tr.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm trong môn Lịch sử

  1. Sáng kiến kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm trong môn Lịch sử Tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm trong môn lịch sử   A. Đặt vấn đề : Nhân loại đang đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nước Việt Nam nói chung và ngành giáo dục nói riêng phải đầu tư thích đáng cho sự nghiệp giáo dục, phải kịp thời đào tạo ra một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, nắm vững tri thức khoa học công nghệ để làm chủ trong mọi hoàn cảnh công tác và hoạt động xã hội trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đổi mới giáo dục đã được Đảng và nhà nước khẳng định là vai trò quan trọng cấp thiết trong hệ thống “Đổi mới sự nghiệp GD”, là nền tảng, là động lực thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước để Việt Nam từng bước vững vàng khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Từ năm học 2002 - 2003, Bộ GD đã thực hiện “cuộc cách mạng về GD” ,đổi mới cả nội dung và phương pháp dạy học. Đặc biệt năm học 2006 - 2007 ngành giáo dục đang triển khai thực hiện cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” là lập lại kỉ cương dạy và học. Đây được coi là khâu đột phá của năm học 2006 -2007 để toàn ngành giáo dục tự khẳng định, đổi mới vì sự phát triển của đất nước, của ngành. Sự đổi mới về mục tiêu và nội dung dạy học ,đòi hỏi phải có sự đổi mới về phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học là quá trình tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Dưới sự trực tiếp hướng dẫn chỉ đạo của giáo viên, học sinh tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức đã thu nhận được một cách có hiệu quả vào thực tế. Như vậy, để thực hiện quá trình đổi mới giáo dục không chỉ đối mới về nội dung chương trình sách giáo khoa mà còn phải đối mới về cả phương pháp Dạy- Học. Đây là hai vấn đề có mối liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới. Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, là giáo viên dạy môn lịch sử, tôi luôn trăn trở làm thế nào để học sinh hiểu và nắm thật chắc kiến thức bộ môn,biết tự mình đánh giá, nhận xét rút ra những kết luận sâu sắc về một sự kiện, nhân vật lịch sử. Diều trăn trở đó chỉ thực hiện được khi đổi mới cách thức tổ chức hoạt 1 Người viết: Trần Thị Lam Hồng
  2. Sáng kiến kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm trong môn Lịch sử động học tập của học sinh. Việc tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm trong môn lịch sử là một vấn đề cần phải quan tâm. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp dạy môn Lịch sử, tôi nhận thấy cần phải đổi mới về phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động trên lớp nhằm chuyển biến chất lượng học sinh đặc biệt là việc tiếp thu sự kiện lịch sử, so sánh, nhận xét để rút ra bài học lịch sử cho bản thân. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến về " Phương pháp tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm trong môn lịch sử ” để một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS tại đơn vị của mình đang công tác. B. NộI DUNG I. Cơ sở lý luận Sự nghiệp đổi mới giáo dục được Đảng, Nhà nước nhân dân quan tâm hưởng ứng mạnh mẽ tạo động lực thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục theo nguyện vọng chung trong đó có nguyện vọng của mỗi người thầy giáo. Nghị quyết Trung ương khoá VII của Đảng đã xác định phải:“ khuyến khích tự học”, phải “ áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề ” .Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII tiếp tục khẳng định phải “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền đạt một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ” . Phương pháp dạy học cũ ,GV chỉ thực hiện việc truyền thụ kiến thức một chiều cho học sinh. Phương pháp này lấy thầy giáo làm trung tâm. Thầy giáo được đề cao uy quyền về chân lý khoa học và là nguồn cung cấp độc tôn bên cạnh SGK. Học sinh chỉ có tiếp nhận, ghi nhớ trở thành đối tượng hoàn toàn thụ động. Với cách dạy đó, học sinh không phát huy được vai trò chủ thể năng động, chủ thể trong học tập. Bản thân học sinh chưa diễn ra một sự tự lực của các yếu tố bên trong. Mọi quá trình tâm lí, thao tác tư duy được huy động và vận dụng vào hoạt động tiếp nhận. Do đó, học sinh chưa hình thành năng lực sáng tạo, không phát huy được tiềm năng sáng tạo là không đáp ứng được mục tiêu giáo dục cũng như không phù hợp với yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học . Đổi mới phương pháp dạy học là dạy từ người học, vì người học. Tức là đặt học sinh vào trung tâm của quá trình dạy học. Phương pháp dạy học mới phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động của học sinh. Người thầy chỉ đóng vai trò tổ chức hướng dẫn không can thiệp quá sâu vào quá trình tìm hiểu, 2 Người viết: Trần Thị Lam Hồng
  3. Sáng kiến kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm trong môn Lịch sử cảm thụ của học sinh để ép học sinh đi theo sự áp đặt của mình. Bên cạnh đó, dạy học còn chú trọng đến rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh. Đó là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. Một yếu tố quan trọng bảo đảm sự thành công trong học tập là khả năng phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý những nảy sinh trong thực tiễn. Rèn luyện cho người học có kĩ năng, phương pháp, thói quen tự học, biết linh hoạt ứng dụng những điều đã học vào tình huống mới, biết tự lực phát hiện và giải quyết những vấn đề đặt ra thì sẽ tạo cho người học lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có trong mỗi con người. Làm được như vậy không những kết quả học tập được nâng cao mà người học còn được chuẩn bị để tiếp tục tự học khi bước vào đời , dễ dàng thích ứng với cuộc sống trong xã hội. Vì những lẽ đó, ngày nay người ta nhấn mạnh hoạt động học trong quá trình dạy học, cố gắng tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang học tập chủ động sáng tạo . Luật giáo dục cũng nêu rõ trong điều 24.2: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm hứng thú cho học sinh”. Theo đường lối chỉ đạo chung của toàn ngành giáo dục, giáo dục Lệ Thuỷ đang tích cực hướng tới sự hoàn thiện về đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó coi trọng đổi mới cách thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh. Bởi có đổi mới cách thức tổ chức học sinh hoạt động, người thầy giáo mới phát huy được tính tích cực chủ động học tập của học sinh, học sinh mới có sự hứng thú say mê trong học tập, tự mình suy nghĩ ,lập luận để rút ra nội dung bài học cần thiết cho mình. Có thể nói, mấu chốt của đổi mới phương pháp dạy học chính là khâu tổ chức hoạt động học tập của học sinh, trong đó tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm là vấn đề cần phải quan tâm đặc biệbieet II . Cơ sở thực tiễn . 1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học: Trong những năm gần đây, do yêu cầu của đổi mới sự nghiệp giáo dục, CSVC của nhà trường được tăng trưởng mạnh. Song do thiếu sự thống nhất trong nhiều năm học liền trước nên sự đồng bộ trong các lớp học còn chưa cao nhất là đối với bàn ghế học sinh. Điều này phần nào ảnh hưởng đến việc tổ chức họạt động theo nhóm, chất lượng hoạt động nhóm chưa thật cao. Trang thiết bị dạy học đã được trang cấp khá đầy đủ nhằm phục vụ tối đa cho mục đích đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình THCS. Song ở một số 3 Người viết: Trần Thị Lam Hồng
  4. Sáng kiến kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm trong môn Lịch sử bài dạy, một số nội dung cần đến sơ đồ, lược đồ nhưng sách giáo khoa và sách gioá viên không thể hiện rõ và không đưa ra định hướng chung để thực hiện nên dễ gây ra sự tuỳ ý trong một số nội dung khi thực hiện. 2. Thực tế của thầy trong cách tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh: Thực tiễn trong những năm học thực hiện thay đổi chương trình SGK từ lớp 6 đến lớp 9, bộ môn Lịch sử đã có nhiều đổi mới trong tổ chức các hoạt động học tập của học sinh nhưng cách thức tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm hiệu quả chưa thật cao. Sự chuẩn bị của thầy còn đơn giản, chưa tạo được điểm nhấn, điểm sáng tạo trong những câu hỏi đưa ra thảo luận nhóm . 3. Tình hình thực tế học sinh . Học sinh được học chương trình SGK mới, đa số các em thích được khám phá, tiếp thu cái mới. Do tâm lí lứa tuổi nên nhiều học sinh rất năng động trong các hoạt động nhưng chủ yếu ở đối tượng học sinh khá, giỏi . Bên cạnh đó, trong hoạt động nhóm sự tập trung của nhiều em chưa cao , còn ỷ lại, nghe bạn một cách thụ động, chờ đợi kết quả của bạn đưa ra. Dạng này tập trung vào học sinh TB, yếu. Các em này không có cơ hội nêu suy nghĩ của mình khi đã có bạn đại diện cho nhóm nhất là trong khoảng thời gian nhất định dã được chuẩn bị trong thiết kế của bài dạy . 4. Thực trạng đổi mới cách tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm ở trường THCS Mỹ Thuỷ . Từ năm học 2002 - 2003, cùng với sự thay đổi chương trình SGK mới của ngành giáo dục tôi đã vận dụng phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm trong môn Lịch Sử . Trong năm đầu của việc đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình SGK mới, do còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng nên việc tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm hiệu quả chưa cao. Vì vậy chất lượng dạy học môn Lịch Sử khối 6 chưa được như mong muốn. Chất lượng HS cuối năm học 2002-2003 của khối 6 được thể hiện qua bảng số liệu sau: HS biết cảm nhận, phân HS chưa biết cảm nhận, tích, đánh giá sự kiện lịch phân tích, đánh giá sự kiện Lớp SLHS sử lich sử SL % SL % 6A 45 28 62,2 17 37,8 6B 42 26 61,9 16 38,1 6C 45 27 60,0 18 40,0 Cộng 132 81 61,4 51 38,6 4 Người viết: Trần Thị Lam Hồng
  5. Sáng kiến kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm trong môn Lịch sử Theo bảng thống kê chất lượng của học sinh khối 6 cuối năm học, ta thấy rõ rằng từ sự lúng túng thiếu vận động trong cách tổ chức hoạt động học tập cho học sinh nên tỉ lệ học sinh biết cảm nhận, phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử, nắm và hiểu một cách sâu sắc về sự kiện lịch sử chưa cao chiếm hơn 50% tổng số HS trong khối. Số học sinh chưa biết cảm nhận, phân tích, đánh giá sự kiện lich sử còn nhiều. Sở dĩ có chất lượng như trên là do HS khối 6 từ cấp Tiểu học mới lên, cách thức và phương pháp học tập hoàn toàn khác so với ở Tiểu học. Đa số các em chưa quen với các hoạt động giáo viên giao cho nhất là hoạt động nhóm. Giáo viên dạy ngại tổ chức hoạt động nhóm do sợ thiếu thời gian. Những mặt hạn chế đó làm giảm khả năng tiếp thu, mở rộng kiến thức Lịch sử, làm HS hiểu bài một cách máy móc, thụ động, không biết cách đánh giá, nhận xét sự kiện Lịch sử đã học, đã nêu trong sách giáo khoa.Vậy, phải làm thế nào để nâng cao chất luợng kết quả học tập cho học sinh. Một giải pháp không thể thiếu được là chú trọng cách thức tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh từ học tập bị động sang chủ động hoàn toàn có sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh tri thức . Là người trực tiếp giảng dạy tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp về tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh . Đây là một khâu hết sức quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS . Vì vậy tôi đã vận dụng trong những năm học tiếp theo của chương trình thay SGK mới . Phương pháp tổ chức hoạt động theo nhóm trong môn Lịch Sử có những ưu điểm và nhược điểm . *ưu điểm : - Hoạt động thảo luận nhóm đã tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. - Thông qua hoạt động thảo luận nhóm, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, khảng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới . - Hoạt động nhóm đem lại cho học sinh cơ hội để sử dụng phương pháp, kiến thức và các kĩ năng mà các em đã lĩnh hội và rèn luyện . - Giúp học sinh rèn luyện, phát triển kĩ năng làm việc và giao tiếp, tạo điều kiện cho các em học hỏi lẫn nhau . - Dạy học theo nhóm góp phần hình thành và phát triển các mối quan hệ qua lại trong học sinh, tạo bầu không khí đoàn kết giúp đỡ, tin tưởng lẫn nhau trong học tập . 5 Người viết: Trần Thị Lam Hồng