Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam Lớp 8,9

doc 32 trang honganh1 15/05/2023 3320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam Lớp 8,9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_long_ghep_giao_duc_tu_tuong_dao_duc_ho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam Lớp 8,9

  1. MỤC LỤC MỤC NỘI DUNG TRANG CHƯƠNG I : TỔNG QUAN 3 I Cơ sở lí luận. 3 II Phương pháp tiếp cận tạo ra sáng kiến 4 III Mục tiêu 5 CHƯƠNG II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN 5 I Nêu vấn đề của sáng kiến kinh nghiệm 5 1 Phân tích đánh giá thực trạng vấn đề 5 2 Tồn tại, hạn chế 8 3 Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế. 9 4 Phân tích và chỉ ra tính cấp thiết cần tạo ra sáng kiến 10 II Giải pháp để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm 11 1 Biện pháp giải quyết các nguyên nhân sai sót 11 2 Phát hiện, phân tích và đưa ra biện pháp khắc phục những 11 sai sót học sinh thường mắc phải III Khả năng áp dụng, nhân rộng 24 IV Giải pháp tổ chức thực hiện 25 CHƯƠNG III : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 26 I Kết luận 26 II Ý kiến đề xuất kiến nghị 26 1
  2. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Stt Danh mục chữ viết tắt Ý nghĩa 1 THCS Trung học cơ sở 2 CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa 3 CNXH Chủ nghĩa xã hội 2
  3. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Bác để tình thương cho chúng con Một đời thanh bạch, chẳng vàng son Mong manh áo vải hồn muôn trượng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn (Tố Hữu) Chủ tịch Hồ Chí Minh người con ưu tú của dân tộc, là danh nhân văn hóa của thế giới. Người là kết tinh của tư tưởng “Đại nhân, Đại nghĩa”. Người để lại cho dân tộc ta một tư tưởng cách mạng, một nhân cách đạo đức cao cả. Người đã làm “rạng rỡ non sông ta, đất nước ta”. Suốt cuộc đời hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới đất nước theo hướng tích cực, chủ động hội nhập thế giới. Vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vừa chủ động hội nhập quốc tế, tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa thế giới. Vì vậy việc học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết. Bởi vì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng của xã hội, là động lực vượt qua khó khăn, thử thách để phát triển kinh tế đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Nhưng hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường đang đứng trước một thách thức không nhỏ. Ảnh hưởng tác động của phim, ảnh, lối sống hưởng thụ, các trò chơi điện tử mang nặng lối sống bạo lực bên cạnh đó một số phụ huynh lo công việc, ít có thời gian quan tâm đến con cái chỉ phó mặc cho nhà trường. Một khía cạnh khác là suy nghĩ của một số phụ huynh và học sinh chỉ quan tâm đến các môn học tự nhiên, coi môn lịch sử là “môn phụ”. Bộ môn lịch sử đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục học sinh lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, 3
  4. lòng biết ơn ông cha ta đổ bao mồ hôi xương máu mới có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay, giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội Chính vì vậy, bài dạy lịch sử Việt Nam cần phải “Lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác để sau này trở thành những công dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, xây dựng đất nước. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 8,9” II. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TẠO RA SÁNG KIẾN - Qua kinh nghiệm giảng dạy thực tế tôi đã nhận thức ra một điều rất rõ khả năng học tập bộ môn lịch sử của các em học sinh còn nhiều hạn chế đặc biệt là học về các kiến thức lồng ghép giáo dục trong đó có lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh một trong những kiến thức quan trọng trong phần kiến thức lịch sử Việt Nam lớp 8,9. - Quan sát trực tiếp các đối tượng học sinh để phát hiện ra những vấn đề mà học sinh thấy lúng túng, khó khăn khi giáo viên yêu cầu giải quyết vấn đề đó. - Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của HS để phát hiện trình độ nhận thức, phương pháp và cách trình bày một vấn đề đặc biệt đi sâu vào những sai sót của các em khi làm bài để có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục. - Xác định đối tượng: Học sinh giỏi, học sinh khá tôi cho ở mức độ nhận thức cao hơn, học sinh trung bình, yếu tôi cho mức độ nhận thức thấp hơn. - Tìm hiểu, nghiên cứu trao đổi tài liệu,áp dụng các biện pháp thu thập tài liệu để nâng cao chất lượng bộ môn 4
  5. - Phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục khi áp dụng nội dung đang nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy nhằm tìm ra nguyên nhân những sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi học về vấn đề tích hợp lồng ghép giáo dục trong lịch sử. Từ đó tổ chức có hiệu quả hơn trong các giờ dạy tiếp theo. III. MỤC TIÊU - Qua sáng kiến này tôi muốn hướng học sinh yêu thích học tập bộ môn lịch sử đặc biệt qua việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong các tiết học lịch sử việt Nam lớp 8,9 tôi muốn học sinh nhận thức ngày càng rõ hơn về tấm gương vĩ đại Hồ Chí Minh từ đó để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác để sau này trở thành những công dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, xây dựng đất nước. Cũng qua sáng kiến này tôi muốn giúp giáo viên dạy lịch sử ở khối lớp 8,9 đặc biệt là dạy về vấn đề “ Lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 8,9”có thêm cái nhìn mới sâu sắc hơn, chú ý đến việc rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề cho học sinh để từ đó khai thác hiệu quả và đào sâu suy nghĩ tư duy lôgic của học sinh giúp các em phát triển khả năng tiềm tàng trong chính bản thân các em là cơ sở ban đầu, là nền tảng cho việc tiếp tục học tập bộ môn lịch sử ở các lớp tiếp theo. Qua sáng kiến này tôi cũng tự đúc rút cho bản thân mình những kinh nghiệm để làm luận cứ nền tảng cho phương pháp dạy học mới của tôi những năm tiếp theo. CHƯƠNG II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN I. NÊU VẤN ĐỀ CỦA SÁNG KIẾN 1. Phân tích, đánh giá thực trạng của vấn đề: Với đề tài này, tôi muốn tìm hiểu thực trạng dạy học lịch sử Việt Nam lớp 8,9 ra sao? trên cơ sở đó tôi lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào tiết học Lịch sử Việt Nam theo hướng tích cực giúp cho giáo viên và học 5
  6. sinh yêu thích môn lịch sử và nâng cao kiến thức hiểu biết và chất lượng dạy học bộ môn. Đai-ri nhà giáo dục Liên Xô cũ đã từng nói: “ Dạy sử cũng như bất cứ dạy cái gì đòi hỏi người thầy phải khêu gợi cái thông minh chứ không phải là bắt buộc cái trí nhớ làm việc, bắt nó ghi chép rồi tả lại ”. Như vậy, mục đích của việc dạy học lịch sử ở trường người giáo viên không chỉ giúp cho học sinh hình dung được những hình ảnh của quá khứ, biết và ghi nhớ được các sự kiện, hiện tượng của lịch sử mà quan trọng hơn là phải hiểu được lịch sử và thấm nhuần được các giá trị, tinh hoa văn hóa nhân loại. Bên cạnh đó, dạy học lịch sử có thể giáo dục cho các em tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, thông qua đó các em tự rèn luyện bản thân mình vừa có tài vừa có đức, yêu đất nước, yêu hòa bình và biết trân trọng những thành quả đạt được. Xu hướng của sự phát triển giáo dục hiện nay ở các nước trên thế giới là hướng đến việc đào tạo những con người có năng lực đóng góp vào sự tiến bộ của xã hội, phát triển nền văn minh loài người, biết làm kinh tế, biết quản lý. Trong chiến lược giáo dục các nước đều thể hiện tư tưởng làm cho giáo dục đáp ứng được những thay đổi của xã hội, của thời đại. Trong bối cảnh đó, để nước ta nhanh chóng tiến hành CNH-HĐH đất nước nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vững bước đi lên CNXH, phải phát triển giáo dục đào tạo, phát triển nguồn lực con người là yếu tố cơ bản của sự phát triển chung và bền vững, đào tạo những con người “ vừa hồng, vừa chuyên” yêu nước thiết tha. Xuất phát từ nhu cầu chung của xã hội, bộ môn lịch sử trong nhà trường nói chung và trong lịch sử Việt Nam lớp 8, 9 nói riêng đã được đổi mới về nội dung, chương trình, sách giáo khoa điều đó đã phát huy được tầm quan trọng của bộ môn lịch sử. Thực tế cho thấy một số giáo viên trong quá trình dạy cũng có giáo dục đạo đức Hồ CHí Minh cho học sinh thông qua các câu chuyện 6
  7. nhưng không nói rõ câu chuyện đó giáo dục cho các em tư tưởng, đạo đức gì của Bác để từ đó các em học tập và làm theo tấm gương của Người. Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Từng bước hội nhập quốc tế để đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, sánh vai cùng với các nước trong khu vực và trên thế giới, thực hiện mục tiêu “xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam chủ nghĩa xã hội”. Học sinh khi ra trường phải là người vừa có tài, có đức “ vừa hồng, vừa chuyên” Cùng với các môn Ngữ văn, GDCD . Giáo dục đạo đức cho học sinh qua tiết học lịch sử là rất quan trọng. Vì môn lịch sử xuyên suốt tiến trình lịch sử của dân tộc, mỗi thời đại đều xuất hiện những anh hùng dân tộc có đầy đủ phẩm chất đạo đức để giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc đưa đất nước ta phát triển. Tiêu biểu trong các vị anh hùng dân tộc đó là chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Người đã dâng hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Người là kết tinh các phẩm chất cao đẹp của dân tộc ta suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Người đã đi xa nhưng Người đã để lại cho dân tộc một di sản tinh thần hết sức to lớn trên mọi lĩnh vực. Những tư tưởng của Người là “ Kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của Đảng và nhà nước ta. Hiện nay toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Là giáo viên dạy học lịch sử, qua một số năm giảng dạy, tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh trong các bài giảng là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao được tư tưởng đạo đức cách mạng cho học sinh. Trước những biến động phức tạp của thế giới. Một bộ phận cán bộ, đảng viên có lối sống thiếu mẫu mực, thậm chí biểu hiện suy thoái về đạo đức. Lối sống đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của Đảng, niềm tin của nhân dân. Vì vậy để giáo dục thế hệ trẻ tin tưởng vào bản chất, truyền thống tốt đẹp của Đảng, 7