Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp củng cố kiến thức cho học sinh trong giảng dạy môn Lịch sử 9 - Tô Doãn Thịnh

doc 7 trang sangkien 26/08/2022 4181
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp củng cố kiến thức cho học sinh trong giảng dạy môn Lịch sử 9 - Tô Doãn Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_cung_co_kien_thuc_cho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp củng cố kiến thức cho học sinh trong giảng dạy môn Lịch sử 9 - Tô Doãn Thịnh

  1. Phần một: Những vấn đề chung Củng cố kiến thức (CCKT) cho học sinh là một công việc rất quan trọng và không thể thiếu của mỗi giáo viên khi tiến hành dạy môn lịch sử ở trường THCS. Nhờ củng cố mà học sinh có thể khắc sâu, hệ thống, khái quát những kiến thức đã học. Xuất phát từ thực tiễn và bằng những hiểu biết kinh nghiệm của bản thân, tôi đã xác định tên của đề tài này là: “ Một số biện pháp Củng cố KT cho HS trong dạy học môn lịch sử - 9 ”. Về PP nghiên cứu, tôi theo quan điểm của CN duy vật lịch sử, căn cứ vào tinh thần của việc đổi mới PP dạy học lịch sử theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của hs trong dạy học lịch sử với các PP sau: Phương pháp phỏng vấn, PP sưu tầm, khảo cứu tài liệu, PP lịch sử, PP lôgíc, so sánh, thống kê và PP thực hành trực tiếp trên lớp . Đối tượng nghiên cứu: Về lí luận: Tôi tìm đọc, khảo cứu và tuân theo lí luận về đổi mới PP dạy học lịch sử. Về thực tiễn: Tôi tiến hành dự giờ, dạy trực tiếp trên lớp, khảo sát chất lượng học tập của HS lớp 9 trường THCS Khuyến Nông và HS các trường khác khi đi thanh tra chuyên môn trong huyện. Phần hai : Nội dung cơ bản I- Thực tiễn việc cckt cho HS trong dạy học lịch sử hiện nay Qua dự giờ, trao đổi với nhiều GV, tôi thấy việc CCKT cho HS trong dạy học lịch sử nói chung và lớp 9 nói riêng còn nổi lên mấy vấn đề cần bàn sau : - Một là : GV trong các giờ lên lớp vẫn tiến hành CCKT cho HS, song việc làm đó chỉ thực hiện một cách tự phát và chủ yếu bằng kinh nghiệm của GV. - Hai là : Còn nhiều GV chỉ tiến hành củng cố KT vào cuối tiết học, cuối bài dạy. - Ba là : Xem nhẹ việc CCKT cho HS, chỉ đơn giản là nhắc lại kiến thức đã học rồi chỉ ra trọng tâm của bài. Cá biệt còn có GV bỏ qua việc làm này trong dạy học môn lịch sử. - Bốn là: Nhận thức, đánh giá chưa đúng về tầm quan trọng của CCKT trong dạy học sử. II- Các biện pháp củng cố kt cho hs trong dạy học lịch sử - 9: I - Thế nào là củng cố kt cho học sinh trong dạy học lịch sử ? Về ý nghĩa của từ “củng cố”, trong từ điển Tiếng Việt - NXB Giáo dục- 2001 của tác giả Nguyễn Như ý giải thích: Củng cố nghĩa làm cho vững chắc thêm . Từ đó, ta có thể hiểu như sau: Củng cố KT trong giờ dạy lịch sử là quá trình GV giúp HS nhắc lại, hệ thống khái quát những KT đã học, giúp HS nắm chắc KT đã học. Từ đó có thể vận dụng KT đã học vào việc thực hành và giải quyết các bài tập, tạo cơ sở đểHS tiếp thu tốt KT mới. 2. Một số hình thức củng cố kiến thức cho hs trong dạy học lịch sử. 9: 2.1.Củng cố KT cho học sinh trong khi trình bày tài liệu mới: Thực tế cho thấy, muốn cho giờ học đạt hiệu quả cao thì việc CCKT cho HS phải được tiến hành trong suốt quá trình dạy- học. Ngay từ trước khi trình bày KT mới, GV đã 1
  2. phải hệ thống lại KT đã học bởi vì có hệ thống lại được KT đã học, có nắm chắc KT đã học thì HS mới có thể tiếp thu được kiến thức mới một cách lôgic, khoa học. Một số ví dụ : + Khi dạy: Bài 1- Lịch sử thế giới hiện đại: “Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX. Muốn dạy tốt được phần: I- Liên Xô - Thì ngay đầu tiết học GV phải tiến hành củng cố lại những KT lịch sử mà HS đã học ở các lớp trước. GV có thể đặt câu hỏi : “ Em hãy tóm tắt tình hình Liên Xô trong và sau Chiến tranh TG thứ II ?”. Học sinh nhắc lại tình hình Liên Xô với tổn thất nặng nề trong chiến tranh nhưng với tư thế của người chiến thắng GV dành vài phút để hệ thống lại KT mà các em đã trả lời ở trên sau đó tiến hành vào bài mới. Giáo viên phải làm cho HS thấy rõ công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950) là giai đoạn Đảng và nhà nước Xô- Viết đã đề ra kế hoạch và phát triển kinh tế đất nướcvới kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1946-1950) So sánh với tư bản phương Tây để HS thấy sự phát triển của Liên Xô + Khi dạy Mục 1 của Bài 18 : Đảng cộng sản Vịêt Nam ra đời - Lịch sử - 9. GV cần làm cho HS thấy được vai trò to lớn của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc không chỉ trong Hội nghị thành lập Đảng mà cần làm cho HS thấy được sự ra đời của Đảng CS Việt Nam là kết quả của quá trình vận động lâu dài của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc từ 1920-1930. GV có thể hỏi : Nguyễn ái Quốc giữ vai trò như thế nào đối với sự ra đời của Đảng CS Việt Nam ?. Sau khi cho học sinh trả lời, GV minh họa, củng cố kiến thức bằng sơ đồ sau: sơ đồ sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam: Nguyễn ái Quốc Phong trào yêu nước(1920-1930) Phong trào Phong trào đấu tranh công nhân của các tầng lớp ND Hội Việt Nam cách mạng TN Tân Việt CM Đảng- 1927 (Tháng 6-1925) Đông Dương CS Đảng An Nam CS Đảng Đông Dương CS (Tháng 6 -1929) ( Tháng 7 -1929) Liên Đoàn (Tháng 9-1929) Đảng cộng sản Việt Nam (3/02/1930) * HS rút ra kết luận: Như vậy, trong sự ra đời của Đảng CS Việt Nam, Nguyễn ái Quốc đóng một vai trò rất quan trọng: là người chuẩn bị mọi mặt từ tư tưởng chính trị đến tổ chức, lực lượng cho sự ra đời của Đảng. 2.2. Củng cố kiến thức cho HS vào thời gian cuối tiết học, cuối bài học : 2
  3. Củng cố KT cho HS cuối tiết học là công việc mà xưa nay GV vẫn làm. Muốn đạt hiệu quả cao và HS không bị nhàm chán thì cần phải tùy thuộc từng bài cụ thể mà dành thời gian cho thích hợp, có tác dụng củng cố lại KT đã học, khơi dậy tư duy của HS. + Chẳn hạn khi CCKT cho HS sau khi dạy Bài 16 : “Hoạt động của Nguyễn ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925” ta có nhiều cách . Có thể hỏi : “ Em hãy trình bày tóm tắt những hoạt động của Nguyễn ái Quốc từ năm 1919 - 1925 ? ” . Hoặc cho HS làm một bài tập đơn giản: Lập bảng niên biểu tóm tắt hoạt động chính của Nguyễn ái Quốc từ 1911-1925 ? Thời gian Những hoạt động chính 5- 6- 1911 Nguyễn Tất Thành xuất dương tìm đường cứu nước 1919 Người gửi bản yêu sách 8 điểm tới Hội nghị Véc-xai (Pháp) 7 - 1920 Đọc "Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa " của Lê-nin 12 - 1920 Người tham gia sáng lập Đảng C.S Pháp 1921 Người tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa 1922 Người cho xuất bản Báo Người cùng khổ (Le Paria) 6 - 1923 Người sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân 1924 Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản tại Liên xô + Hay một ví dụ khác, khi dạy Bài 18 :Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Nếu sau mỗi mục GV đã củng cố rồi, thì tới cuối giờ không nhất thiết phải nhắc lại những KT đã học ở mục trước mà GV có thể dành ít phút để giúp HS khắc sâu hơn nữa ý nghĩa của sự thành lập Đảng. GV có thể hỏi : Vì sao nói Đảng CS Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kì mò mẫm của cách mạng Việt Nam? Tại sao nói sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam là một tất yếu của lịch sử ?. Để trả lời câu hỏi này HS phải hệ thống lại những KT đã học ở lớp 8 và rút ra bài học: Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam (3- 02- 1930) đã đánh dấu sự chiến thắng của CN Mác- Lênin đối với các trào lưu tư tưởng phi vô sản khác ở Việt Nam . Với Chính cương, Sách lược vắn tắt và Luận cương chính trị , Đảng đã vạch ra con đường cứu nước đúng đắn cho nhân dân ta dành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác 2.3. Củng cố kiến thức cho HS trong các bài ôn tập, sơ kết, tổng kết: Loại bài ôn tập, sơ - tổng kết là loại bài rất có ưu thế trong việc CCKT lịch sử cho HS. Nhưng là loại bài khó dạy đối với GV vì lượng KT thì nhiều mà thời gian lại có hạn. GV cần phải vận dụng mềm dẻo cấu trúc của bài học, căn cứ vào yêu cầu , đặc điểm của từng bài để tiến hành dạy. Ví dụ khi dạy Bài 34 : Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh TG thứ I đến năm 2000 . GV không nên đặt ra yêu cầu quá cao với HS, nhưng GV phải giúp HS hình dung được một cách khái quát nhất về tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc từ sau Chiến tranh TG -I đến năm 2000. ở bài này việc CCKT được diễn ra trong suốt quá trình dạy học. GV có thể chia thành những tiểu mục nhỏ để các em dễ nhận biết: Mục I - Các giai đoạn chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử . Mở đầu, GV nên kẻ Trục thời gian để phân kì Lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh TG thứ I đến năm 2000. 3
  4. CM tháng Đại thắng mùa Tám thành công xuân 1975 Nay 1945 1975 2000 1919 1930 1954 1986 Đảng CS Chiến thắng ĐH Đảng VI Việt Nam ra đời Điện Biên Phủ * Để khảo sát hiệu quả của việc CCKT cho HS tôi tiến hành ra đề kiểm tra cho 5 lớp 9 ở trường THCS Khuyến Nông (có sĩ số, trình độ ngang nhau). Trong đó 3 lớp 9A, 9B, 9E tôi thực hiện dạy theo tinh thần và phương pháp trên để CCKT( Có sử dụng sơ đồ, biểu đồ ). Lớp 9C, 9D tôi không sử dụng PP CCKT như các lớp trên. Sau khi kiểm tra có KQ: Lớp Điểm 9 -10 Điểm 7- 8 Điểm 5- 6 Điểm dưới 5 9A (39) 10 % 54,5 % 25.5 % 10.0 % 9B (42) 10 % 67.7 % 17.3 % 5.0 % 9C (40) 0.0 % 35,5 % 39.9 % 24.6 % 9D (37) 0.0 % 36,5 % 41.8 % 21,7 % 9E (41) 12.5 % 55,1 % 24.4 % 8.0 % Qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy việc CCKT cho HS có mặt trong hầu hết các khâu của quá trình tiến hành bài học lịch sử ở trường THCS. Hình thức củng cố cũng hết sức phong phú, đa dạng . Tuy nhiên việc lựa chọn hình thức nào lại tùy thuộc vào từng bài dạy, từng đối tượng cụ thể. III - Giáo án minh họa : (Do điều kiện thời gian không cho phép, nên tôi chỉ đưa ra nội dung trên để mọi người cùng tham khảo. Mỗi GV có thể soạn theo một phương pháp riêng, nên tôi không đưa ra giáo án mẫu ở bản SKKN này). Phần ba : Kết luận và kiến nghị 1. Qua sự phân tích trên, tôi đi đến những kết luận sau : - Một là: Củng cố kiến thức trong dạy học lịch sử là công việc cần thiết và bắt buộc phải có đối với mỗi người GV trong dạy học môn lịch sử. - Hai là: Việc củng cố kiến thức cho HS không phải chỉ được tiến hành vào cuối tiết dạy mà GV nên tiến hành trong suốt quá trình tiết dạy . - Ba là : Muốn cho việc củng cố kiến thức trong giờ học lịch sử đạt hiệu quả cao thì cần phải lựa chọn nhiều biện pháp để giúp HS hệ thống lại kiến thức. 2 . Kiến nghị : * Đối với trường : Để chất lượng dạy và học ngày càng tốt hơn, đề nghị c/môn trường tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn, ngoại khoá. BGH thường xuyên kiểm tra, đánh giá giờ dạy, kết quả của GV và HS để có biện pháp khắc phục hạn chế và phát huy ưu điểm. * Đối với các cấp lãnh đạo của ngành GD: Đề nghị cấp trên quan tâm hơn nữa đến việc cấp thiết bị, tài liệu dạy học như : Đèn chiếu, bảng từ, đồ dùng dạy học, tổ chức cho CBGV đi tham quan các Di tích lịch sử, thăm trường chuẩn quốc gia để học hỏi Trong quá trình tiến hành đề tài này tôi đã cố gắng tham khảo nhiều tài liệu, nhiều ý kiến của các thầy, cô giáo và cố gắng phân tích, đánh giá thật nghiêm túc, khách quan. 4