Sáng kiến kinh nghiệm Sáng tạo đồ dùng đồ chơi phục vụ các môn học cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sáng tạo đồ dùng đồ chơi phục vụ các môn học cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_sang_tao_do_dung_do_choi_phuc_vu_cac_m.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sáng tạo đồ dùng đồ chơi phục vụ các môn học cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng
- Phần I. đặt vấn đề 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhiệm vụ của giáo dục mầm non là nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục trẻ. Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Để thực hiện các hoạt động vui chơi phải có đồ dùng đồ chơi. Đồ dùng đồ chơi có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Chính những đồ chơi này giúp trẻ được thao tác, được hoạt động trải nghiệm, được thể hiện nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện. Trẻ nhỏ rất nhiều cơ hội để học, khám phá thông qua việc chúng chơi hàng ngày. Qua chơi trẻ được phát triển hiểu biết, kĩ năng trong rất nhiều tình huống khác nhau. Đồ chơi là yếu tố thúc đẩy trẻ em thực hiện nhiều hành động và thao tác khác nhau có tác dụng rèn luyện thể lực cho trẻ. Đối với trẻ em đồ chơi cũng giống như cuốc cày đối với người nông dân, máy móc đối với người công nhân, là phòng thí nghiệm đối với nhà khoa học. Đồ chơi hết sức cần thiết đối với trẻ. Nó có tác dụng và ý nghĩa thật to lớn và sâu sắc đối với trẻ độ tuổi mầm non. Vì bất kể trẻ em nào đều có nhu cầu chơi và rất yêu quý đồ chơi. Đồ dùng đồ chơi giúp trẻ tìm hiểu phám phá thế giới xung quanh, nó giúp trẻ làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người. Tuy nhiên trong nhiều năm qua mặc dù trong các trường lớp mầm non đã được quan tâm, được đầu tư đồ dùng đồ chơi nhưng vẫn còn thiếu, còn hạn chế rất nhiều, trẻ không có nhiều cơ hội được tiếp xúc, được trải nghiệm để phát triển toàn diện trong những năm tháng đầu đời Vì vậy là một giáo viên mầm non dạy nhóm trẻ 24-36 tháng, là lứa tuổi có một số hiểu biết ban đầu về bản thân và các sự vật, hiện tượng gần gũi, thích tìm hiểu, khám phá môi trường gần gũi xung quanh trẻ, trẻ thích được hoạt động cá nhân và theo nhóm nhỏ. Nên tôi luôn cố gắng suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo các đồ dùng đồ chơi trong tiết học, trong các hoạt động, để cho trẻ được học, được chơi một cách tốt nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Trong năm học vừa qua tôi đã suy nghĩ, 1
- tìm tòi và tích lũy một số kinh nghiệm để giúp trẻ hứng thú, say sưa trong các hoạt động. Vì vậy mà tôi quyết định chọn đề tài “Sáng tạo đồ dùng đồ chơi phục vụ các môn học cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng " 2. Mục đích của đề tài Tôi nghiên cứu đề tài “Sáng tạo đồ dùng đồ chơi phục vụ các môn học cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng” nhằm mục đích nâng cao hiệu quả giáo dục, phát triển ở trẻ khả năng nhận biết phân biệt, trau dồi khả năng sáng tạo cho trẻ, giúp trẻ tăng cường thể lực, hiểu biết hơn về thế giới xung quanh, giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ . 3.Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2013 đến tháng 4/2014 - Từ 5/10/2013 đến 26/11/2013 tìm hiểu và đọc tài liệu có liên quan đến việc nghiên cứu đề tài - Từ tháng 12/2013 xây dựng đề cương khái quát của bản sáng kiến kinh nghiệm - Từ 10/01/2014 đến 28/3/2014 viết sáng kiến kinh nghiệm - Hoàn thành đề tài ngày 28/3/2014 4.Đối tượng nghiên cứu Tôi tiến hành tại trường mầm non Long Biên- Quận Long Biên- Hà Nội - Số lượng học sinh: 35 cháu - Lứa tuổi: 24-36 tháng - Thành phần gia đình: đa dạng - Tỉ lệ chuyên cần: 87% 2
- Phần II. GiảI quyết vấn đề 1.Cơ sở lí luận của đề tài Phòng giáo dục và đào tạo quận Long Biên đã tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề làm đồ dùng đồ chơi. Tôi rất may mắn được tham gia vào các lớp học đó. Tại các lớp tập huấn tôi đã nắm được những kiến thức cơ bản về nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Qua đó có thể tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi, các nhân vật rối đa dạng được làm từ các nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ tìm như xốp bọt biển, vải vụn, lõi giấy vệ sinh, hồ, keo dán Với bàn tay khéo léo các loại đồ dùng đồ chơi đã được ra đời có giá trị thẩm mĩ cao, bền đẹp mà giá thành lại rẻ giúp cho trẻ không những hứng thú học tập mà cô giáo tự tin hơn trong giảng dạy và đạt nhiều thành công. Từ cơ sở đó tôi nghĩ ràng việc làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các môn học vô cùng quan trọng để trẻ phát triển toàn diện. Đó cũng là lí do mà tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm sáng tạo đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các môn học. 2.Thực trạng a.Thuận lợi Trong quá trình thực hiện đề tài tôi được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Hiệu trường Mầm non Long Biên, tạo điều kiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cũng như cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy, đồ dùng đồ chơi học tập, giúp cho việc chăm sóc, dạy trẻ được thuận lợi, sinh động, làm trẻ hứng thú say mê , dễ hiểu và tiếp thu bài nhanh chóng. - Ban giám hiệu nhà trường luôn phát động hội thi làm đồ dùng đồ chơi, làm động lực thúc đẩy phong trào, qua đó các cô giáo có thêm nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, tổ chức hoạt động và kinh nghiệm làm đồ dùng đồ chơi. - Được sự động viên khích lệ và giúp đỡ của đồng nghiệp trong trường cũng như bạn bè, gia đình. - Là giáo viên có trình độ trung cấp sư phạm và trực tiếp giảng dạy chăm sóc trẻ nên nắm được tâm sinh lí trẻ 24- 36 tháng, bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong việc tự học hỏi tự làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các tiết học. - Được đi học lớp chuyên đề làm đồ dùng đồ chơi do Phòng giáo dục và đào tạo Quận Long Biên tổ chức. - Được sự quan tâm đóng góp các nguyên vật liệu của phụ huynh. 3
- b.Khó khăn - Trường có 4 điểm trường, các khu lẻ cách xa khu trung tâm từ 2-4 km do vậy điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp tuy đã được đầu tư nhưng còn hạn chế chưa được đa dạng, phong phú làm mất đi sự chú ý của trẻ trong giờ học. - Đồ dùng đồ chơi còn hạn chế chưa phát huy được trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của trẻ. - Phụ huynh gồm các thành phần khác nhau (làm ruộng, công nhân, buôn bán ) nên nhận thức không đồng đều, nhiều phụ huynh còn chưa quan tâm đến việc học của con. III. Một số biện pháp Để khắc phục được những khó khăn trên tôi thiết nghĩ rằng phải không ngừng cố gắng để giúp trẻ trang bị được đầy đủ kiến thức cũng như hứng thú. Nên tôi đã tìm ra biện pháp, tuy chưa phải là biện pháp tối ưu nhưng nó thực sự đạt kết quả cao đối với trẻ lớp tôi. 1. Biện pháp 1: Trang trí lớp, xây dựng môi trường lớp học, tạo góc mở Việc trang trí xây dựng môi trường lớp học một cách hợp lí là vô cùng quan trọng và cần thiết bởi nó giúp trẻ hứng thú, phấn khởi, thích đến lớp, thích tham gia vào các góc chơi, hoạt động trên những mảng tường “ mở”. a. Đối với góc làm quen văn học Tôi đã làm một khung rối dạng hình cỗ xe cổ tích, bên trong là mảng tường trắng để dán tranh và các nhân vật theo từng chủ điểm, từng câu chuyện. VD: Thực hiện ở chủ điểm tết và mùa xuân, có câu chuyện “ Chiếc áo mùa xuân”. Tôi vẽ tranh theo tình tiết câu chuyện, có rừng cây, ngôi nhà, hồ nước Phía dưới tôi để các con rối làm bằng các chất liệu khác nhau: bằng bìa, bằng xốp, găng tay,(đằng sau các con rối, và trên bức tranh tôi đã dính sẵn băng gai) khi đến câu chuyện nào, cô và trẻ chỉ việc lấy con vật đó dính lên bức tranh Với việc trang trí như vậy, tôi có thể áp dụng cho bất kì câu chuyện gì và bất kì chủ điểm nào. Mỗi một chủ điểm tôi lại làm một bức tranh phù hợp với câu chuyện ở chủ điểm đó. Đặc biệt từ các tranh ảnh mà tôi tạo được môi trường góc mở, để tạo cho trẻ hứng thú, tò mò thích tìm hiểu khám phá, qua đó khắc sâu thêm cho trẻ về câu chuyện mà trẻ thích, trẻ còn được chơi, được điều khiển các con rối tay, 4
- được kể chuyện. Ngoài ra tôi thường xuyên xây dựng và bổ sung góc tuyên truyền văn học, luôn chú ý khung cảnh sư phạm. Góc văn học Với việc trang trí như vậy, tôi có thể áp dụng cho bất kì câu chuyện gì và bất kì chủ điểm nào. Mỗi một chủ điểm tôi lại làm một bức tranh phù hợp với câu chuyện ở chủ điểm đó. Đặc biệt từ các tranh ảnh mà tôi tạo được môi trường góc mở, để tạo cho trẻ hứng thú, tò mò thích tìm hiểu khám phá, qua đó khắc sâu thêm cho trẻ về câu chuyện mà trẻ thích, trẻ còn được chơi, được điều khiển các con rối tay, được kể chuyện. Ngoài ra tôi thường xuyên xây dựng và bổ sung góc tuyên truyền văn học, luôn chú ý khung cảnh sư phạm. *Kết quả: Trẻ thích đi học hơn, đến lớp trẻ thường tập trung vào góc văn học, trẻ được hòa mình vào với các nhân vật, được thích thú khi điều khiển các con rối và nói được những câu thoại đơn giản, như vậy trẻ vừa được phát triển ngôn ngữ vừa được phát triển các kĩ năng quan hệ xã hội . Đó là điều mà tôi nghĩ rằng tôi đã thành công trong việc tạo môi trường mở cho trẻ được hoạt động. b. Đối với góc bé phân biệt hình và mầu Tôi xây dựng góc phong phú, nhiều chủng loại sắp xếp bố trí đồ dùng đồ chơi gọn gàng, luôn để ở tư thế mở để kích thích trẻ hứng thú hoạt động, đồ dùng 5
- đồ chơi phải đảm bảo thao tác sử dụng, sắp xếp sao cho dễ lấy, dễ cất, đặc biệt sử dụng cho các môn học và các hoạt động khác. Góc bé chơi với hình và màu, tiêu đề “ Ai nhanh hơn” VD: Với chủ điểm tết và mùa xuân, với tiêu đề “ ai nhanh hơn”, tôi đã trang trí góc mở để trẻ hoạt động, với 3 hình quả có màu xanh, đỏ, vàng, trẻ sẽ chọn các lô tô và gài về đúng màu, lô tô hoa, quả màu đỏ gài vào hình quả màu . Ngoài ra, cũng với cách trang trí như vậy, tôi còn gắn thêm cạnh mỗi hình một vài ống hút để trẻ được cắm hoa về đúng màu, trẻ rất hứng thú. 6
- Với tiêu đề “ Bé chơi ghép hình’. Trên mảng tường tôi đã làm các thảm gai để trẻ gắn, cô có mẫu sẵn và trẻ sẽ nhìn mẫu của cô để ghép hình. Bé chơi ghép hình Với tiêu đề “ to- nhỏ”, “ bé chọn hình nào’. Tôi cũng dùng các thảm gai , tạo góc mở để cho trẻ được tư duy, được chọn hình và phân biệt, trẻ sẽ được gắn đúng quả to vào thảm gai dạng hình tròn to, nhỏ. Lô tô bánh trưng , bánh dày trẻ sẽ gắn vào thảm gai có dạng hình tròn, hình vuông Bé chơi với hình và mầu 7
- *Kết quả: Với cách trang trí, tạo môi trường góc mở như vậy, trẻ ở lớp tôi rất hứng thú khi được vào góc chơi, trẻ trao đổi với nhau vừa được phát triển ngôn ngữ vừa phát triển ở trẻ khả năng quan sát, ghi nhớ, phân biệt, rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay. Với mỗi chủ điểm, mỗi nhánh tôi lại cùng trẻ làm các lô tô để trẻ được hoạt động thay phiên nhau. Nhờ đó khả năng phân biệt màu và hình của trẻ cũng được tốt hơn. c. Đối với góc vận động Thể dục là bộ môn khô cứng mà đối với trẻ 24-36 tháng nếu không biết cách tạo sự chú ý, hứng thú trẻ sẽ không tập trung. Trên mảng tường tôi đã trang trí nhiều tranh bé tập trẻ dục, giúp trẻ thích thú khi tham gia vào góc chơi này, dưới sàn nhà tôi cũng dán hình những chiếc vòng, những bàn chân , kích thích trẻ phải tư duy vận động đi như thế nào cho đúng Nhờ đó mà giúp trẻ có sức khỏe tốt, phát triển ngôn ngữ và nhận thức. Góc vận động 8