Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện học sinh yếu Chính tả Lớp 5

doc 10 trang sangkien 27/08/2022 7200
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện học sinh yếu Chính tả Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_hoc_sinh_yeu_chinh_ta_lop_5.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện học sinh yếu Chính tả Lớp 5

  1. PHÒNG GIÁO DỤC THANH BÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN BÌNH I & SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: Người thực hiện: Phan Thị Vân Đơn vị: Tiểu Học Tân Bình I Chức vụ: Giáo viên dạy lớp NĂM HỌC 2009 – 2010 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
  2. ĐỀ TÀI RÈN LUYỆN HỌC SINH YẾU CHÍNH TẢ LỚP 5 I/. ĐẶT VẤN ĐỀ: Theo kết quả thực tế hiện nay, học sinh tiểu học còn viết sai lỗi chính tả rất nhiều (đặc biệt là học sinh tiểu học ở nông thôn). Hầu hết lớp nào cũng có học sinh yếu chính tả, thậm chí có em còn viết sai từ 6 – 7 lỗi trở lên trên một bài viết ( lớp 5). Trước tình hình đó, không ít giáo viên đang đứng lớp giảng dạy hiện nay phải trăn trở, suy nghĩ tìm giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục mà cụ thể là phân môn chính tả. Chính vì thế cho nên Tôi quyết định chọn đề tài “ Rèn luyện học sinh yếu chính tả - lớp 5” nhằm góp phần đưa dần chất lượng dạy – học ngày một nâng cao, đồng thời qua đó nó giúp các em học tốt các môn khác như: Tập làm văn, Tập đọc, Luyện từ và câu, . Đó là động cơ chính thúc đẩy tôi nghiên cứu chọn đề tài này. II/. NỘI DUNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: 1/. Nguyên nhân học sinh yếu chính tả lớp 5 Qua quá trình giảng dạy, nhất là phân môn chính tả tôi nhận thấy học sinh yếu chính tả lớp 5 do các nguyên nhân sau đây: a). Về phía học sinh: - Vẫn còn một số em đọc bài chưa lưu loát, trôi chảy, phát âm sai, tiếp thu bài chậm. - Do các em không có thời gian đọc sách nhiều vì thời gian còn dành cho các môn khác. - Phần chuẩn bị bài viết ở nhà của các em cũng chưa tốt, như đọc bài viết và viết trước bài viết ở nhà. (Vì các em chưa có ý thức học tập, còn ham chơi, hoặc ở nhà tiếp giúp gia đình nên không có thời gian chuẩn bị bài). GV: Phan Thị Vân 1
  3. - Trong khi viết chính tả, các em còn thiếu suy nghĩ so sánh, phân biệt nghĩa của từ. b/ Về phía gia đình học sinh: - Do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, cho mẹ bận rộn với cuộc sống (đi làm ăn ở xa – thường là đi làm lúa gởi con lại cho ông, bà chăm nom hộ hoặc bận việc đồng áng nên ít quan tâm đến việc học của con em). - Một số phụ huynh học sinh có quan niệm sai lầm, có ý muốn cho con nghỉ học sớm để phụ giúp gia đình (bắt con đi bán vé số hoặc cho đi làm thuê, làm mướn để có tiền phụ giúp gia đình còn hơn cho con đi học). Nói chung phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng giáo dục. - Do gia đình quá nghèo mà lại đông con nên bắt buộc các em ở nhà trông nom em út, cơm nước, giặt giũ hoặc tiếp giúp cha mẹ đi làm đồng. Do đó các em không có thời gian rãnh rỗi để học bài và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. Hơn nữa do gia đình nghèo không chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập cho các em, các em sẽ gặp khó khăn trong học tập . - c/.Về phía giáo viên: - Giáo viên chưa quan tâm nhiều đến học sinh yếu, dạy theo cách trãi đều. 2. Quá trình phát triển kinh nghiệm: Qua quá trình công tác đứng lớp giảng dạy, tôi đã tích luỹ những kinh nghiệm trong giảng dạy môn chính tả lớp 5 như sau: - Mỗi lần họp tổ chuyên môn tôi đều nêu vấn đề này cùng tổ bàn bạc, tìm biện pháp có hiệu quả hơn để áp dụng cho học sinh của lớp mình như: cho học sinh chép trước bài viết ở nhà 1 – 2 lần, đọc bài viết tìm nội dung (tôi thường xuyên theo dõi kiểm tra vở viết ở nhà, đồng thời cũng nhờ các tổ trưởng của lớp kiểm tra đầu giờ). - Đối với phần kiểm tra bài củ, tiến hành cho học sinh viết lại bảng con những từ các em viết sai phổ biến, quy định em nào viết sai một chữ trong bài viết thì viết lại GV: Phan Thị Vân 2
  4. chữ đó một dòng ở dưới bài. Trường hợp viết sai nhiều lỗi từ 6 – 7 lỗi trở lên, yêu cầu các em đó viết lại cả bài. - Đầu năm học khảo sát chất lượng học sinh (môn chính tả lớp 5) để nắm học lực của từng em. Kết quả khảo sát đầu năm như sau: Giỏi Khá Trung bình Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 6 26,0% 6 26,0% 5 21,7% 6 26,0% Sau khi khảo sát tôi suy nghĩ đề ra một số biện pháp bồi dưỡng phù hợp với từng học sinh yếu, cụ thể như sau: a). Phần kiểm tra bài cũ: - Tôi thường xuyên kiểm tra vở viết trước bài viết ở nhà của học sinh theo quy định của tôi là: đối với học sinh trung bình thì viết trước bài viết 2 lần, đối với học sinh yếu viết trước bài viết ít nhất 3 lần (khâu này khá quan trọng nên tôi cho kiểm tra rất kỹ). - Gọi lần lượt một số học sinh yếu lên bảng, tôi đọc những từ mà em mắc lỗi nhiều ở bài trước cho các em viết lên bảng lớp, tôi nhận xét, uốn nắn, phân tích, gợi ý cho các em viết đúng để bài viết sau gặp từ đó các em sẽ nhớ và viết đúng. Song song đó tôi luôn tạo hứng thú để kích thích sự ham học cho các em (bởi vì các em ham thích học thì học mới có kết quả tốt) - Đối với chính tả (nhớ - viết) trước khi viết, ngày hôm trước tôi nhắc học sinh học thuộc bài viết (kể cả chính tả nghe – viết cũng thế) và tôi phân công cụ thể cho từng tổ trưởng kiểm tra đầu giờ và tính vào điểm thi đua giữa các tổ. GV: Phan Thị Vân 3
  5. b.Phần chuẩn bị bài viết ở nhà: - Tôi kết hợp với phụ huynh học sinh để nhắc nhở các em học ở nhà, dặn dò các em đọc bài sắp viết nhiều lần, tìm ra từ khó viết trong bài và viết ra nháp, viết đi viết lại nhiều lần cho nhớ (cần phân tích nhẫm các từ khó). - Tôi nhờ phụ huynh đọc lại bài viết cho các em viết trước ở nhà (tiết tập đọc tôi đã quy định từ đầu năm là tất cả bài tập đọc – học thuộc lòng các em đều viết lại vào vở riêng. Như vậy là các em đã viết được một lần. Viết càng nhiều càng tốt và tôi cũng thường xuyên kiểm tra vở học sinh). - Ngoài việc đọc bài viết, tìm từ khó viết, viết trước bài viết tôi còn dặn học sinh phải tìm hiểu nội dung bài viết và nghĩa của từ khó trong bài. Khâu này cũng khá quan trọng không thể bỏ qua vì học sinh có hiểu đúng thì mới viết đúng. Vì vậy tiết tập đọc tôi giải nghĩa các từ khó trong bài cho các em nắm để tiết chính tả các em viết tốt hơn. - Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn các em so sánh, phân biệt những cặp từ dễ lẫn lộn, dễ viết sai về vần, phụ âm đầu và thanh (hỏi, ngã). - Tôi phân công các em giỏi kèm cặp các em yếu, cho các em học nhóm ở giờ chơi (như đọc bài cho các bạn viết rồi cùng nhau sửa lỗi _ dĩ nhiên tôi chọn em đọc tốt nhưng tôi cũng hướng dẫn cách đọc (đọc lại 3 lần trên câu hặc cụm từ). Tôi phân công các tổ trưởng trong lớp thường xuyên truy bài đầu giờ để kiểm tra vở viết bài trước ở nhà. Và tôi cũng thường xuyên động viên tinh thần các em. Để giúp cho học sinh viết đúng chính tả thì khâu đọc của giáo viên cũng khá quan trọng (vì đọc đúng thì mới viết đúng). Khi đọc cho học sinh viết giáo viên cần chú ý là đọc sao cho cả lớp nghe rõ, đọc từng câu ngắn hay cụm từ. Trong khi đọc tôi hạn chế đi lại nhiều lần, tôi chọn vị trí đứng ở giữa lớp để đọc và phát âm thật chuẩn. Tuy nhiên tôi cũng chuẩn bị đọc bài viết trước ở nhà vài lần để rèn luyện cách phát âm. GV: Phan Thị Vân 4
  6. Do lúc đầu chưa có kinh nghiệm cũng như chưa đề ra các biện pháp để áp dụng. Vì vậy kết quả học tập của các em chưa được như ý muốn. Bởi thế tôi trăn trở, lo lắng không yên giấc suy nghĩ phải làm cách nào để nâng cao chất lượng học tập của các em? Cuối cùng tôi quyết định đầu tư suy nghĩ tìm ra biện pháp (như đã nêu trên) và áp dụng kinh nghiệm cho thấy các em yếu chính tả lớp 5 có nhiều chuyển biến rõ rệt, kiểm chứng như sau: TSHS Áp dụng G K TB Y Chưa áp dụng sáng kiến 5 8 9 6 28 Sau khi áp dụng sáng kiến 16 8 4 0 Có được kết quả nêu trên tôi rất vui mừng vì mình đã có kinh nghiệm áp dụng thành công đạt chất lượng. Nói tóm lại: muốn rèn luyện học sinh yếu chính tả lớp 5 đạt kết quả đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình trong công tác, quan tâm đến các em yếu nhiều hơn, thường xuyên kiểm tra bài, động viên giúp đỡ tạo điều kiện cho các em học tốt hơn. Đồng thời phải làm tốt công tác chủ nhiệm, phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục các em. III.Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm: a). Kết quả thực hiện sau 3 năm: Trình bày số liệu thực hiện 3 năm: Số Chất lượng đầu năm Chất lượng cuối năm Năm học HS G K TB Y G K TB Y 2007-2008 25 5 6 10 4 7 8 10 0 GV: Phan Thị Vân 5
  7. 2008-2009 29 4 10 9 6 8 12 9 0 2009-2010 28 5 8 9 6 16 8 4 0 2/ Nguyên nhân thành công và tồn tại: ❖ Nguyên nhân thành công: Có được kết quả cao như trên, tôi nhận thấy nhờ các nguyên nhân sau: - Bản thân luôn có ý thức tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nhất định, cộng với tinh thần nhiệt tình trong công tác, yêu nghề mến trẻ, có tinh thần cầu tiến và luôn luôn học hỏi đồng nghiệp. - Nhờ sự giúp đỡ của Ban giám hiệu đã dự giờ góp ý cũng như các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn nhiệt tình góp ý xây dựng phân môn này được hoàn thiện. - Nhờ sự quan tâm của phụ huynh học sinh trong việc rèn luyện các em học ở nhà và kiểm tra bài thường xuyên. - Nhờ tinh thần đoàn kết, giúp đỡ bạn bè đưa đôi bạn cùng tiến, hình thức là các em học theo nhóm, hoặc em giỏi kèm cặp em yếu. - Do học sinh chuẩn bị bài tốt ở nhà, được rèn luyện nhiều (có sự quan tâm của phụ huynh) trước khi đến lớp. - Giáo viên quan tâm đúng mức đến học sinh yếu, làm tốt công tác chủ nhiệm và nhắc nhở các em đi học đều, giáo viên thường xuyên tiếp xúc với gia đình học sinh, gặp phụ huynh học sinh để trao đổi về việc học của các em, giáo viên luôn luôn mẫu mực trong giảng dạy (nhất là lúc viết bảng lớp), từ cách nói năng, luôn tạo uy tín đối với học sinh. - Nhờ học sinh học tốt môn: Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu, và các em có ý thức biết sắp xếp thời gian học ở nhà hợp lý. GV: Phan Thị Vân 6
  8. - Giáo viên luôn tạo hứng thú trong học tập và sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy. Dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, đặt câu hỏi phù hợp với những đối tượng và lựa chọn sử dụng phương pháp thích hợp. - Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương (nhất là ban khuyến học ấp) luôn quan tâm tạo điều kiện cho các em học tốt. - Nhờ sự quan tâm hỗ trợ của các mạnh thường quân về vật chất lẫn tinh thần để tạo điều kiện cho các em nghèo có hoàn cảnh khó khăn đến trường học tốt hơn. 3.Một số tồn tại: Trong quá trình rèn luyện học sinh yếu chính tả lớp 5 vẫn còn gặp một số tồn tại sau: -Ở lớp, số học sinh nhiều, dạy một buổi trên ngày, do đó giáo viên khó kèm sát từng em, hơn nữa thời gian kèm cặp còn hạn chế. - Do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn (vùng nông thôn) nên các em phải theo gia đình làm lúa ở xa nên việc học của các em bị gián đoạn. - Một số học sinh còn ham chơi, chưa ý thức học tập, chưa biết sắp xếp thời gian học ở nhà cho hợp lý. - Một số em phát âm chưa chính xác (bệnh bẩm sinh) đọc chữ không lưu loát, trôi chảy. - Một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của các em mà cứ giao phó cho nhà trường. IV.Ý nghĩa thực tiển của sáng kiến kinh nghiêm: - Sau khi học tốt môn chính tả, các em sẽ học tiến bộ các môn khác như: Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu, cuối năm không còn học sinh lưu ban ở lại lớp. - Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm giúp các em đọc đúng, viết đúng, hiểu rõ nghĩa của từ. Từ đó các em càng yêu quý tiếng Việt, luôn giữ gìn bản sắc dân tộc, thêm yêu quê hương đất nước mình hơn, các em sẽ chăm học và học có kết quả tốt. GV: Phan Thị Vân 7