Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy văn miêu tả cây cối Lớp 4

doc 3 trang sangkien 13220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy văn miêu tả cây cối Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_van_mieu_ta_cay_coi_lo.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy văn miêu tả cây cối Lớp 4

  1. Phương pháp dạy văn miêu tả cây cối lớp 4 1) Lý do: Qua giảng dạy tôi nhận thấy rất rõ ở bài làm của học sinh ở môn tiếng việt nói chung, phân môn tập làm văn nói riêng nhất là văn miêu tả cây cối. Nhiều em đã biết sử dụng những hình ảnh nhân hoá và hình ảnh so sánh làm bài văn khá sinh động. Nhưng còn khá nhiều em chưa biết sử dụng những hình ảnh để vận dụng vào làm bài, câu văn viết còn vụng về, lủng củng, các ý chưa rõ ràng. Trong dạy văn miêu tả cây cối giáo viên coi nhẹ kỹ năng, chú trọng lý thuyết. ở các tiết học giáo viên còn nói nhiều hướng dẫn lý thuyết là chính, sau đó đưa ra bài văn mẫu để học sinh tahm khảo, học tập. Vì vậy nhiều câu từ các em thường hay bắt chước khá nhanh những câu từ của người khác thành văn của mình. Vì thế tôi đưa ra một số biện pháp cách dạy bài văn miêu tả cây cối lớp 4 để các bạn đồng nghiệp góp ý. 2) Biện pháp: - Tìm hiểu đề: Trước hết các em cần đọc kỹ đề bài, gạch dưới từ ngữ quan trọng để xem đối tượng cần miêu tả là gì ? ( Tả đồ vật, tả cây cối hay tả cong vật, tả cảnh). - Xác định phạm vi đối tượng cần miêu tả: Ví dụ: Tả cây thì phải xác định rõ là cây gì ? ở sân trường, cổng trường hay gần nhà em. - Xác định xem những điểm nào là trọng tâm mà đề yêu cầu phải tả: Tả cây cối thì ảt những bộ phận nào là quan trọng: Thể hiện được những nét đặc trưng nỗi bật về hình dáng, màu sắc. Quan sát là giác quan chủ yếu là mắt để tìm hiểu đối tượng miêu tả. Quan sát sẽ giúp các em có những số liệu, những chi tiết, những ý cần để tả. Hơn nữa khi làm bài là lúc không có sự vật trước mặt, các em chỉ nhờ vào kết quả quan sát mà các em ghi chép để tả hoặc giáo viên còn sưu tầm một một số tranh ảnh về một số loài cây để sử dụng vào các tiết học phục vụ cho nội dung bài học để học 1
  2. sinh quan sát cụ thể hơn. Phương pháp quan sát cũng vô cùng quan trọng cần thiết và rất quan trọng. Để học sinh viết được câu văn hay học sinh phải quan sát đối tượng mưu tả thật kỹ. Do vậy giáo viên luôn chú trọng tổ chức cho học sinh quan sát rèn luyện cho học sinh có kỹ năng quan sát cần thiết, biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để đưa vào bài trong các tiết học giáo viên cần sử dụng tranh ảnh và hệ thống câu hỏi để học sinh có thêm vốn kiến thức vào bài văn giúp học sinh hoàn thành bài. Muốn bài văn của các em hoàn thiện hơn thì không thiếu phần nhận xét, đánh giá bài làm của bạn và của bản thân thể hiện ở tiết trả bài. Tiết trả bài là một khâu hết sức quan trọng nó có ảnh hưởng đến từng bài làm của học sinh, nó không những củng cố kiến thức đã học và còn sửa chữa được lối của chính mình hoặc bạn mình đã mắc lỗi, các em phát huy được những ưu điểm trong bài viết của mình để bài làm sau được khá tốt hơn. Mỗi bài tập làm văn nói chung và miêu tả nói riêng thường có 3 phần( Mở bài, thân bài, kết bài). Muốn có một bài văn đầy đủ 3 phần thì ta phải lập dàn bài chi tiết, về dàn bài chi tiết là cơ sở để làm bài chính thức, hơn nữa nó giúp ta làm bìa theo một trình tự nhất quán, cso cấu trúc kết cấu chặt chẽ và không bị rơi vào tình trạng tả thiéu, tả sót. + Phần mở bài: - Nội dung: Giới thiệu đối tượng miêu tả. - Cách viết: Nêu trực tiếp hoặc gián tiếp bằng cách “Dẫn dắt từ xa” hoặc qua một đoạn đối thoại ngắn Để nêu hoàn cảnh, lý do xuất hiện của đối tượng. Cách vào đểtực tiếp thường ngắn gọn trong một vài câu, còn cách vào gián tiếp thường phải dùng một đoạn văn ngắn. + Phần thân bài: - Nội dung: Đi sâu miêu tả đối tượng từ bao quát đến chi tiết với những đặc điểm riêng để nỗi bật qua sự cảm nhận của bản thân, sao cho người đọc cso thể hình dung ra đúng sự vật mà em muốn tả. - Cách viết: Miêu tả theo một trình tự hợp lý, có dự tính từ trước từng phần, 2
  3. từng đối tượng. Mỗi ý chính trong dàn bài được mở rộng, phát triển thành một đoạn văn, trong đoạn văn đó các câu phải liên quan, gắn kết vơí nhau. + Phần kết bài: - Nội dung: Kết bài về đối tượng miêu tả. Kết bài có thể là sự đánh gía, nêu cảm nghỉ riêng về đối tượng đó. - Cách viết: Kết bài phải là những điều được rút ra từ sự miêu tả ở phần thân bài, đặc biệt phải nêu rõ được thái độ, tình cảm của thân bài về đối tượng đó. 3) Kết quả: Qua thực tế và giảng dạy thời gian vừa qua, việc tôi đã áp dụng được ở bài, tiết học đến nay học sinh lớp tôi đã có nhiều bài văn khá tốt. Đã biết sử dụng các hình ảnh nhân hoá, hình ảnh so sánh, câu từ các em diễn đạt nội dung khá phong phú, biết lựa chọn những chi tiết miêu tả hợp lý. Trên đây là một số biện pháp mà tôi luôn coi trọng đã giúp cho việc giảng dạy môn tiếng việt nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng của tôi đạt kết quả cao hơn trước nhiều. Thể hiện ở bài văn của học sinh số học sinh đạt điểm 7, 8 đạt 50%. Tôi mong các bạn đồng nghiệp đọc và tham khảo, góp ý chân thành cho bản sáng kiến kinh nghiệm này được tỏ tường hơn. Xuân Thọ, ngày tháng năm 2006 Người viết Nguyễn Thị Hương 3