Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giờ dạy “Speak” và phát triển kỹ năng nói cho học sinh

doc 21 trang sangkien 18282
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giờ dạy “Speak” và phát triển kỹ năng nói cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_gio_day_speak_va_pha.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giờ dạy “Speak” và phát triển kỹ năng nói cho học sinh

  1. A/ PHẦN MỞ ĐẦU I- BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI Ngày nay Việt Nam đã trở thành thành viên của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, hội nhập kinh tế WTO. Vậy nên Tiếng Anh đã trở nên vô cùng quan trọng và là chiếc cầu nối không thể thiếu để Việt Nam sánh vai và hòa nhập với các nước trên thế giới. Đã nhiều năm nay, Tiếng Anh đã được đưa vào dạy bắt buộc trong các trường THCS và THPT. Ngoài ra Tiếng Anh đã được đưa vào dạy ở các trường Tiểu học. Chương trình Tiếng Anh THCS được xây dựng theo quan điểm chủ điểm (Thematic approach ) và đường hướng giao tiếp. Các chủ điểm trong chương trình Tiếng Anh THCS được phân thành các chủ đề cụ thể liên tục tái sử dụng và dần dần mở rộng theo nguyên tắc xoáy ốc giúp HS luôn được củng cố và phát triển nội dung kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ đã học. Các kỹ năng được luyện tập phối hợp trong nhiều dạng bài giúp HS phát triển kỹ năng nghe- nói – đọc – viết, qua đó nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ nói chung. Tuy nhiên, sau một số năm học Tiếng Anh ở Tiểu học và 4 năm học Tiếng Anh ở THCS, khả năng thực hành nói Tiếng Anh của các em rất hạn chế, nhiều em không thể nói nổi một vài câu bằng Tiếng Anh, đặc biệt là việc vận dụng Tiếng Anh vào thực tế giao tiếp trong cuộc sống rất bế tắc. Các em ngại hoặc sợ nói Tiếng Anh, hoặc khi gặp tình huống cụ thể thì thiếu tự tin, không thể giao tiếp nổi mặc dù các em vẫn hiểu bài, nắm được cấu trúc câu, đọc được , viết được . Vậy lý do nào dẫn đến tình trạng này và làm thế nào để tháo gỡ tình trạng đó? Đây là một vấn đề không những được quan tâm ở cấp THCS mà là vấn đề cần được quan tâm ở nhiều cấp học, ngành học. II- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Xuất phát từ thực tế của việc dạy Tiếng Anh và tình trạng học sinh học Tiếng Anh cấp THCS, đã nhiều năm nay tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp học sinh thông qua các kiến thức từ vựng, ngữ pháp và các kỹ năng ngôn ngữ đã được học ở trên lớp, các em có thể phát triển được kỹ năng nói Tiếng Anh, vận dụng Tiếng Anh vào thực tế giao tiếp một cách uyển chuyển, tự tin và không bị gò ép. Việc làm này không phải một chốc, một lát có thể giúp các em thực hiện được mà phải là cả một quá trình, phải dần dần, từ những câu nói đơn giản như chào hỏi, làm quen, đề nghị, xin phép, xin lỗi trở thành câu cửa miệng và được làm thường xuyên mọi nơi, mọi 1
  2. lúc nếu có cơ hội cho phép. Không nhất thiết học sinh chỉ nói Tiếng Anh trong giờ học Tiếng Anh mà ta có thể hướng dẫn các em, tạo cỏ hội và môi trường nói Tiếng Anh cho các em. Chính vì suy nghĩ này tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm tòi xem làm thế nào để “ Nâng cao hiệu quả giờ dạy “ Speak” và phát triển kỹ năng nói cho học sinh ” môn Tiếng Anh THCS. III- PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Trong đề tài này tôi chỉ đi sâu nghiên cứu về một lĩnh vực dạy bài kỹ năng nói, và hướng dẫn HS cấp THCS thực hành nói Tiếng Anh. Đồng thời đưa ra một số biện pháp để giúp HS tăng cường khả năng nói Tiếng Anh và vận dụng Tiếng Anh vào thực tế giao tiếp. Đối tượng nghiên cứu : Học sinh THCS IV- MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Tôi viết đề tài này với mục đích để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp về việc làm thế nào để nâng cao hiệu quả giờ dạy nói Tiếng Anh, tạo cơ hội và môi trường nói Tiếng Anh cho HS thông qua các buổi sinh hoạt Câu Lạc Bộ ( CLB ) nói Tiếng Anh , tháo gỡ tình trạng HS được học Tiếng Anh mà không nói ra được bằng Tiếng Anh, giúp HS biết vận dụng Tiếng Anh vào giao tiếp trong cuộc sống. V- ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ngoài việc HS được học, được luyện nói trên lớp, GV còn giúp HS luyện tập, thực hành nói Tiếng Anh thông qua các buổi “ English Speaking Club”, và trong buổi ngoại khóa sân chơi Tiếng Anh với chủ đề “ Học mà chơi, chơi mà học” một năm một lần/ một khối ( Lớp ). Đó chính là việc giáo viên đã tạo cơ hội, tạo môi trường nói Tiếng Anh cho HS. Thông qua những hoạt động thường kỳ này, HS cảm thấy phấn khởi, say mê hơn với việc học Tiếng Anh hơn, HS phát triển được kỹ năng nói, và cảm thấy tự tin hơn khi nói Tiếng Anh trong bất kỳ tình huống giao tiếp nào. B/ PHẦN NỘI DUNG I- LÝ LUẬN CHUNG Kỹ năng nói là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng trong việc học Tiếng Anh, giúp HS vận dụng những kiến thức đã học về ngữ âm, từ vựng, ngữ 2
  3. pháp vào thực tế giao tiếp. Việc rèn kỹ năng này cần được phối hợp chặt chẽ với các kỹ năng khác, tiến hành từng bước, thường xuyên để HS có thể vận dụng vào các tình huống giao tiếp cụ thể. Muốn vậy người thầy đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn, tổ chức để HS có cơ hội rèn luyện và thực hành nói Tiếng Anh với thầy, với bạn trong các tình huống giao tiếp cụ thể một cách uyển chuyển, tự tin và có hiệu quả. Việc rèn luyện kỹ năng nói phải được tiến hành thường xuyên trong các tiết học, nhưng tập trung nhiều nhất là trong các tiết “ Speak” của lớp 8& 9, và “ PPP lessons ” của lớp 6 & 7. Tương tự như các bài dạy kỹ năng khác tiết luyện nói cũng thường được tiến hành theo 3 giai đoạn: . Pre- Speaking ( Presentation ) . While- Speaking ( Practice ) . Post – Speaking ( Production ) Mỗi giai đoạn của tiết “ Speak” có một nhiệm vụ và mục đích khác nhau nên ở mỗi giai đoạn lại có các thủ thuật và phương pháp tiến hành riêng. 1- Giai đoạn 1 : Pre- Speaking ( Presentation ) Đây là giai đoạn mà hoạt động chủ yếu là của thầy, thời gian dành cho phần này chỉ khoảng 10 phút nhưng vô cùng quan trọng, giúp HS thực hiện được mục tiêu của tiết học. Giáo viên giới thiệu từ vựng và mẫu câu thông qua “ meaningful contexts”. Ngoài việc sử dụng các thủ thuật để gợi mở, giới thiệu từ vựng : mime, realia, synonym/ antonym, situation . , một số các thủ thuật thường sử dụng trong giai đoạn này để giới thiệu mẫu câu như : - Dialogue/ text - Rub out and remember dialogue/ text - Dialogue build - Realia - Pictures / Picture story telling - Sau khi gợi mở mẫu câu, GV cho HS đọc mẫu, tiến hành concept – checking: check meaning, form, use và pronunciation để rút ra mẫu câu, và chuyển sang giai đoạn tiếp theo. 2- Giai đoạn 2 : While- Speaking ( Practice ) Đây là giai đoạn chính của tiết “ Speak”. HS được luyện tập dần từ Controlled Less controlled Free practice ( GĐ sau). Thời gian nói dành cho HS khoảng 60%, GV 40 %. HS được luyện tập theo cặp, nhóm , cá nhân theo sự điều 3
  4. khiển của GV, dựa trên những gợi ý mà GV cung cấp.Với HS lớp 6, 7 có thể luyện tập dần theo qui trình : - Teacher models / ( or with a student ) - Teacher WC - Half Half - Close pairs - Open pairs Với HS lớp 8,9 có thể thực hành luyện tập: - Teacher làm mẫu / ( với 1 HS ) - Close pairs - Open pairs Nếu làm việc theo nhóm cũng theo qui trình tương tự. Điều này giúp HS tự tin, hào hứng hơn khi đứng lên nói trước lớp. Tùy thuộc vào nội dung, yêu cầu của từng bài học mà GV có thể vận dụng phương pháp một cách linh hoạt , phù hợp. Môt số thủ thuật thường dùng trong giai đoạn này: - Wordcues/ Picture cues - Multiple substitution drill - Transformation drill - Situations - Questionnaires - 3- Giai đoạn 3: Post – Speaking ( Production ) Đây là giai đoạn sản sinh lời nói, GV cần mở rộng hoạt động để hoàn chỉnh kỹ năng nói cho HS, giúp các em sử dụng ngôn ngữ riêng, kiến thức vốn có của mình với cấu trúc mới vừa luyện vào tình huống cụ thể. Những hoạt động ở phần này có thể lả môt trò chơi ( Game ), một cuộc thảo luận ( Discussion)/ đóng vai ( Role play) Trong giai đoạn này thời gian nói dành cho HS chiếm khoảng 90 %, GV chỉ là người giao nhiệm vụ, hỗ trợ cho HS khi cần thiết. Một số thủ thuật thường sử dụng trong giai đoạn này đối với HS lớp 6,7: - Chain games - Guesing games - Survey - Find someone who - Noughts and crosses - Mapped dialogues - . 4
  5. Với HS lớp 8, 9 có thể sử dụng một số phương pháp khác : - Interview - Survey then report the result - Questionnaires. - . II- THỰC TRẠNG KHI NGHIÊN CỨU 1- Thuận lợi: + Chương trình SGK: - Được xây dựng xoay quanh các chủ điểm gần gũi, sát thực với mục đích, nhu cầu, sở thích và đời sống của HS. - Ngữ liệu được giới thiệu và luyện tập thông qua các tình huống và các bài tập sinh động, phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS trong học tập giúp các em vừa phát triển được năng lực giao tiếp, vừa nắm bắt được hệ thống cấu trúc ngữ pháp, tạo tiền đề cho việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ sau này. - Chương trình lớp 6,7 các kỹ năng ngôn ngữ : Nghe- nói – đọc – viết mới chỉ được dạy phối hợp trong các bước luyện tập khác nhau thì ở lớp 8, 9 các bài kỹ năng này được xây dựng tách biệt, chuyên sâu, phần ngữ pháp để hỗ trợ cho các kỹ năng ngôn ngữ cũng được xây dựng thành mục chuyên biệt. + Giáo viên : Tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả giờ dạy, phát huy tính tích cực chủ động của HS. Tăng cường tổ chức cho HS hoạt động cặp nhóm để rèn luyện tinh thần tập thể, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong học tập. + Học sinh: Đa số các em ngoan ngoãn, say sưa với việc học Tiếng Anh đặc biệt là học sinh lớp 6 & 7. 2- Khó khăn : + Chương trình Tiếng Anh 8 & 9 : bài Speak và Listen dạy ghép thành một tiết nên thời gian dành cho luyện nói ít. + Giáo viên: - đã đổi mới phương pháp dạy học nhưng hiệu quả chưa cao. - chưa sử dụng Tiếng Anh một cách cân đối, hợp lý trong tiết dạy, nên không tạo cho HS thói quen nghe- nói, ứng xử bằng Tiếng Anh. - việc hướng dẫn HS sử dụng Tiếng Anh vào giao tiếp hàng ngày còn hạn chế. + Học sinh : 5
  6. - Số HS trong lớp đông nên khó khăn cho việc tổ chức và kiểm soát HS thực hành luyện nói. - Kỹ năng nói Tiếng Anh còn nhiều hạn chế đặc biệt càng lên lớp lớn các em càng e ngại khi nói Tiếng Anh ( 50-60% số HS trong lớp) . - Trong các tiết luyện nói HS thường chỉ dừng lại ở mức độ nói một / vài câu đối thoại theo mẫu chưa đạt yêu cầu theo ý nghĩa giao tiếp. - HS thiếu môi trường giao tiếp, thầy và trò đều là người Việt, không có cơ hội được tiếp xúc với người nước ngoài nên hạn chế sự phát huy về khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh của HS. III- BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH Là giáo viên dạy Tiếng Anh lâu năm, tôi luôn xác định mình phải làm thế nào để học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo giúp các em nói được Tiếng Anh một cách tự nhiên. Từ đó nâng cao hiệu quả việc học và phát triển kĩ năng nói tốt hơn. Tôi luôn tận tình tìm tòi sáng tạo trong các giờ học nhưng trước hết phải hiểu rõ mục tiêu của mỗi tiết học. Truyền đạt đủ, đúng song tôi luôn xác định rằng mục đích cuối cùng của việc dạy Tiếng Anh là giúp học sinh có khả năng giao tiếp tốt. Bằng các phương pháp mới đã được học, bằng sự sáng tạo của bản thân, tôi đã thử nghiệm tìm mọi cách để hướng dẫn học sinh học có hiệu quả hơn trong các tiết luyện nói, tạo mọi cơ hội thuận lợi để học sinh được thực hành nói Tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Từ năm 2008-2009, tôi đã đi sâu đầu tư nghiên cứu, thử nghiệm hình thức sinh hoạt CLB nói Tiếng Anh để nâng cao hiệu quả của giờ dạy, nâng cao khả năng nói Tiếng Anh cho HS. Tôi xác định rằng để các em giao tiếp bằng Tiếng Anh tốt, tự tin khi nói Tiếng Anh thì trước hết các em phải có vốn từ, phải nắm được mẫu câu, phải được thực hành và luyện tập nói thường xuyên giữa Thầy với Trò, Trò với thầy, Trò với nhau, dần dần mới hình thành kĩ năng được. Vậy nên việc đầu tiên tôi làm đó là tìm mọi biện pháp để : - Nâng cao hiệu của các tiết dạy "PPP lessons" đối với học sinh ở lớp 6 &7 và tiết Speak ở lớp 8 & 9 - Tạo môi trường nói Tiếng Anh cho HS thông qua việc sinh hoạt CLB nói Tiếng Anh, ngoại khóa sân chơi nói Tiếng Anh 6