SKKN Áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để tạo hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh

doc 33 trang sangkien 31/08/2022 4721
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để tạo hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ap_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_giang_day_de_tao_hung_t.doc

Nội dung text: SKKN Áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để tạo hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh

  1. Tên đề tài “áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để tạo hứng thú học môn Tiếng Anh cho học sinh” Mục lục Nội dung Trang Mục lục 1 1. phần mở đầu 4 -1.1 Lý do chọn đề tài 4 -1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5 -1.3 Khách thể và đối tượng nghiên 6 cứu -1.4 Phương pháp nghiên cứu 7 2. nội dung 8 2.1 Cơ sở lí luận 8 - a. Các phương tiện dạy học áp dụng 8 công nghệ thông tin là gì? - b. Hứng thú là gì? 10 - c. Vai trò và biểu hiện của hứng thú 10 -d. Những phương pháp xây dựng hứng 11 Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tiên Yên – Quang Bình – 1 Hà Giang
  2. Tên đề tài “áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để tạo hứng thú học môn Tiếng Anh cho học sinh” thú học môn Tiếng anh cho học sinh 2.2 Nghiên cứu thực tiễn 12 - a. Sơ bộ vài nét về thực trạng của 12 khách thể nghiên cứu: - b. Thực trạng về áp dụng công nghệ 13 thông tin vào dạy học ngoại ngữ trong nhà trường THCS và THPT. - c. Nhận thức của học sinh về môn 14 học tiếng anh Nguyên nhân gây hứng thú -d. Nguyên nhân gây hứng thú 15 +Yếu tố chủ quan 15 + Yếu tố khách quan - d. Môn học Tiếng Anh: 15 - e. Giáo viên giảng dạy: 15 - f. Bạn bè 16 - h. Phương tiện thiết bị dạy học: 17 - 2.3 – Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 18 Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tiên Yên – Quang Bình – 2 Hà Giang
  3. Tên đề tài “áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để tạo hứng thú học môn Tiếng Anh cho học sinh” - a. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng 18 trên. - b. Các biện pháp đã tiến hành để giải 19 quyết vấn đề và những đề xuất. - Tiết dạy minh họa 21 - c. Những lưu ý khi áp dung công nghệ thông tin vào giảng dạy. 27 3. KếT LUậN 28 -3.1 ý nghĩa của việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy 28 -3.2Bài học kinh nghiệm: 29 -3.3 ý kiến đề xuất 30 - Tài liệu tham khảo 32 Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tiên Yên – Quang Bình – 3 Hà Giang
  4. Tên đề tài “áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để tạo hứng thú học môn Tiếng Anh cho học sinh” 1. Phần mở đầu 1.1 Lý do chọn đề tài: Giáo dục là nơi chuyển giao kinh nghiệm tri thức khoa học, văn hoá giữa các thế hệ và người thầy làm nghĩa vụ thiêng liêng là cầu nối cho các thế hệ. Trong quá trình học tập môn học nào muốn có sự hứng thú của học sinh dành cho môn học thì cũng bị chi phối bởi các phương tiện, các trang thiết bị đồ dùng dạy học để tạo ra sự hứng thú cho học sinh say mê tìm hiểu kiến thức. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng khiến họ học tập, làm việc không biết mệt mỏi, bằng mọi phương pháp để hoàn thành công việc. Lòng khát khao hiểu biết, tính tích cực trong hoạt động nhận thức, kỹ năng tự học, tự rèn của bản thân là những yếu tố cần được giáo dục cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Với thế giới những tình huống mới lạ, những trò chơi bổ ích hấp dẫn dễ nhớ “học mà chơi, chơi mà học”, những kiến thức khoa học mở ra trước mắt và họ tìm cách khám phá giải quyết tình huống đó tích luỹ dần vốn kiến thức vững chắc cho mình. Đối với mỗi môn học, học sinh có sự hứng thú khác nhau tuỳ thuộc vào năng lực của mỗi em. Kiến thức mà học sinh nắm được là cố gắng nỗ lực và tình cảm tích cực của chính các em. Trong bối cảnh cuộc cách mạng thông tin diễn ra như vũ bão, thời đại bùng nổ khoa học kỹ thuật công nghệ và thông tin thì việc nắm bắt được ngoại ngữ thông dụng nhất. Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã cho việc giảngdạy ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng được thừa hưởng nhiều thành quả. Nhiều thiết bị dạy học tiên tiến đã được giới thiệu và áp dụng vào trong lớp học ngoại ngữ. Ngày nay, Tiếng anh để giao tiếp với các nước khác Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tiên Yên – Quang Bình – 4 Hà Giang
  5. Tên đề tài “áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để tạo hứng thú học môn Tiếng Anh cho học sinh” trên thế giới lại càng quan trọng hơn. Tiếng Anh giúp chúng ta có thêm thông tin, tài liệu để cho chúng ta tự hoàn chỉnh tri thức, nâng cao trình độ, tự hoàn thiện về mọi mặt. Học tốt môn Tiếng anh người học sẽ bổ túc được khiếm khuyết về các phương diện, hiểu biết sâu sắc hơn tầm quan trọng của môn tiếng anh có niềm hứng thú khi tiếp xúc với nó. Đó là trợ thủ đắc lực để nâng cao chất lượng học tập. Trước đây mục tiêu chủ yếu của việc dạy và học ngoại ngữ là đọc hiểu để phục vụ mục tiêu nghiên cứu khoa học, văn học. Ngày nay nhằm phục vụ chính sách mở cửa giao lưu kinh tế, đổi mới, hoà nhập với khu vực và thế giới, nhất là từ khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO. Vì vậy, tiếng anh đang trở thành ngoại ngữ số một được dạy ở nước ta. Để học sinh nắm bắt đượckiến thức tốt, giáo viên phải thay đổi phương pháp truyền đạt, sử dụng các trang thiết bị dạy học tiên tiến theo kịp với trình độ khoa học công nghệ trên thế giới và cần phải tạo nhiều hứng thú trong tiến trình bài giảng của mình. Do nhiều nguyên nhân khác nhau việc dạy và học tiếng anh và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong nhà trường hiệu quả còn chưa cao, chưa tạo ra sự thích thú và hứng thú học cho học sinh. Theo tinh thần NQ TW II khoá 8 về giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ: Việc đánh giá đúng mức vai trò và sự học tập môn học của học sinh là một nhu cầu bức xúc và cần thiết. Đó là lí do tôi chọn đề tài “áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để tạo hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh”. 1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Kiến thức các em thu được sau giờ học là sản phẩm nói lên chất lượng giảng dạy của thầy và thái độ học tập của học sinh tích cực hay thụ động. Hứng Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tiên Yên – Quang Bình – 5 Hà Giang
  6. Tên đề tài “áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để tạo hứng thú học môn Tiếng Anh cho học sinh” thú là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng học tập và thái độ đối với môn học. Qua đó thấy rõ các phương pháp tạo hứng thú cho học sinh đối với môn học là điều cần thiết từ đó tìm ra phương pháp giảng dạy tối ưu phù hợp với thực tiễn và tìm ra các trang thiết bị dạy học tối ưu đối với đối tượng học sinh để tạo ra niềm hứng thú học môn Tiếng anh ở trường. Công nghệ thông tin là một ngành khoa học mới ra đời nhưng từ những thập kỷ 80 công nghệ thông tin đã tạo ra một cuộc cách mạng trong các ngành khoa học. Đối với nước ta công nghệ thông tin mới được du nhập vào từ giữa thập kỷ 90 nhưng đã có một bước phát triển vượt bậc. Việt nam hiện nay là một trong những đất nước có ngành công ngệ gia công phần mềm tốt nhất trên thế giới. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tại các nhà trường ngày nay là một xu hướng tiến tiến nhất trong các thiết bị dạy học. Để học sinh khắc phục được những khó khăn trong quá trình học tập môn Tiếng Anh và học có hiệu quả, tôi đã cố gắng tìm tòi nghiên cứu các tài liệu viết về phương pháp dạy học cộng với trải nghiệm trên thực tế trong gần tám năm công tác tại các trường THCS trong huyện Quang Bình. Tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong quá trình tìm ra phương pháp dạy học tốt nhất để tạo hứng thú cho học sinh. Tôi nhận thấy rằng nếu áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thì sẽ tạo ra không khí lớp sôi nổi học sinh tập trung hơn vào bài giảng. Tôi hy vọng rằng những kinh nghiệm của tôi sẽ là một tài liệu nhỏ để các bạn đồng nghiệp tham khảo. 1.3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu: a, Khách thể nghiên cứu: Học sinh khối 7 trường THCS Tiên Yên bao gồm 2 lớp: 53 học sinh Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tiên Yên – Quang Bình – 6 Hà Giang
  7. Tên đề tài “áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để tạo hứng thú học môn Tiếng Anh cho học sinh” b, Đối tượng nghiên cứu: áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để tạo hứng thú học tập môn Tiếng Anh của học sinh. 1.4 Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp tìm hiểu lí thuyết: - Phân tích tổng hợp lí thuyết. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. b. Phương pháp tìm hiểu thực tiễn: - Phương pháp quan sát sư phạm. - Phương pháp điều tra so sánh phân tích tổng hợp. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm sư phạm. - Phương pháp nghiên cứu bảng biểu. - Phương pháp tổng kết qua kinh nghiệm công tác và giảng dạy. Để thu tập thông tin về hành vi hành động của học sinh đối với môn học phác thảo chân dung tâm lý để xây dựng mô hình tâm lý về phẩm chất tâm lý đặc thù về đối tượng trên cơ sở đó, giáo viên có phương án để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học và lường trước phản ứng có thể có của đối tượng nghiên cứu để có lối ứng xử phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao. Qua đó tâm tư nguyện vọng của học sinh đối với môn học được bộc lộ. Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tiên Yên – Quang Bình – 7 Hà Giang
  8. Tên đề tài “áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để tạo hứng thú học môn Tiếng Anh cho học sinh” 2. nội dung: 2.1: Cơ sở lí luận Các phương tiện dạy học đóng góp một phần quyết định vào sự thành công của môn học. Từ trước đến nay, các phương tiện thiệt bị dạy học sau đây đã tham gia tích cực vào việc dạy và học môn Tiếng Anh ở các nhà trường THCS và THPT: - Bảng viết và phấn các màu. - Tranh ảnh và các giáo cụ trực quan. - Máy cát sét và băng học tiếng. - Hệ thống loa trong lớp. Các phương tiện này hiện vẫn đang được sử dụng và vẫn phát huy tốt các tác dụng. Bảng luôn là công cụ hữu ích cho giáo viên trình bày nội dung bài giảng và học sinh thể hiện mức độ hiểu bài của mình dưới dạng viết. Tổ chức được bảng viết có cách trình bày tốt, khoa học, dễ theo dõi luôn là những tiêu chí đánh giá khả năng truyền đạt và trình độ của giáo viên. Việc kết hợp sử dụng các loại phấn màu, vẽ sơ đồ, bảng biểu phù hợp luôn tạo hứng thú cho học sinh, góp phần đẩy mạnh tốc độ ghi nhớ bài giảng của học sinh. Tranh ảnh tự vẽ, sưu tầm hoặc cấp phát đó là nguồn thông tin bổ ích góp phần làm sinh động bài giảng. Các giáo cụ trực quan khác cũng có tác dụng tương tự, những điều đó thể hiện sự quan tâm chú ý của giáo viên đến bài giảng. Tuy nhiên, nhược điểm của các giáo cụ trực quan trên là cồng kềnh khó bảo quản khó sửa, dễ hỏng, các bức tranh nhiều khi quá nhỏ cho các lớp học sinh có số lượng đông. Việc thuê Người Thực Hiện: Hoàng Ngọc Đồng Trường: THCS Tiên Yên – Quang Bình – 8 Hà Giang