Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ Mầm non

doc 10 trang sangkien 9221
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_bua_an_cho_tre_mam.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ Mầm non

  1. nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mầm non Phần I. đặt vấn đề Như chúng ta đã biết hiện nay nội dung đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non trên toàn quốc đã được Đảng - Nhà nướcvà giáo dục mầm non quan tâm một cách sát đáng. Bởi vì đổi mới hình thức tổ chức trên cơ sở kế thừa một số phương pháp truyền thống của giáo dục mầm non. Đây là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Song thực tế trước kia khi ngành mầm non chưa được chú trọng bản thân chưa đúc rút được những kinh nghiệm, từ những việc mình đã làm, do đó bữa ăn của trẻ chưa được nâng lên. Thực tế các bữa ăn chưa được thay đổi, cách chế biến thường được dập khuôn một phương pháp cũ.Chính vì lẽ đó sức khỏe của trẻ chưa được phát triển tốt, tỉ lệ trẻ kênh B và kênh C giảm chậm, cơ sở vật chất chưa được nâng cao, mức ăn thấp đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng còn một số trẻ bị suy dinh dưỡng. Đứng trước tình hình đó, là một giáo viên được phân công làm tại nhóm dinh dưỡng tôi luôn hăng say và tâm huyết với công việc học tập và công tác. Tôi luôn cố gắng tìm tòi và học hỏi các đồng nghiệp đi trước để thực hiện tốt chương trình và chuyên đề nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Tôi đã điều tra và nghiên cứu về dinh dưỡng cho trẻ. Từ những vấn đề trên tôi đã chọn đề tài “ Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mầm non” làm đề tài nghiên cứu, nhằm góp một phần nhỏ bé của mình vào việc chăm sóc sức khỏe của trẻ mầm non nói chung và trẻ Trường Mầm Non Yên Lập nói riêng - ngày một tốt hơn. 1
  2. Phần II. Giải quyết vấn đề 1. Cơ sơ lý luận và cơ sở thực tiễn. a,Cơ sở lý luận Trẻ em từ khi lọt lòng mẹ đã cất tiếng khóc chào đời. Tiếng khóc chào đời đầu tiên ấylà sự biểu hiện cảm xúc của con người. Thế rồi chúng bắt đầu bước vào thế giới người lớn bằng những vận động của mình, những tín hiệu chúng thu được từ âm thanh bên ngoài đã sớm hình thành và tạo cho trẻ những cử động vụng về, hỗn loạn. Những cơ sở sinh lý, thần kinh ấy là hoạt động phản xạ không điều kiện bẩm sinh mang tính di truyền giống loài. Chúng ta! Những người đã, đang và sẽ được làm cha, làm mẹ của những đứa trẻ. Ai cũng có mong muốn cao nhất ấy là con sinh ra, lớn lên được khỏe mạnh , thông minh, ngoan ngoãn. Vì “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Chúng ta muốn có được những chủ nhân tương lai của đất nước được khỏe mạnh thì cần quan tâm tới việc chăm sóc trẻ ngay từ khi còn nhỏ tuổi. Với quan điểm trên thì nhiều năm nay Vụ Giáo Dục Mầm Non - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã tổ chức các lớp tập huấn về dinh dưỡng trẻ em và chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non nấu ăn theo khẩu phần dinh dưỡng. Các món ăn thường xuyên được thay đổi để trẻ em được ngon miệng, tăng sự tiêu hóa, hấp thụ giúp trẻ phát triển tốt. Góp phần làm giảm tỉ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng. Chính vì vậy ăn là một nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người nói chung và trẻ em nói riêng. Nấu ăn là một công việc gần gũi, quen thuộc của mọi gia đình, nó cũng là thú vui của bao người phụ nữ Việt Nam trên khắp mọi miền. 2
  3. Thế nhưng! Để nấu một bữa ăn ngon, đảm bảo đủ dinh dưỡng một cách an toàn, hợp lý không phải là đơn giản, nhất là bữa ăn cho các cháu ở lứa tuổi mầm non. Từ những cơ sở lý luận trên là một giáo viên trực tiếp làm tại nhóm dinh dưỡng với 198 học sinh ở cơ sở huyện miền núi còn nghèo. Tôi tin tưởng rằng đề tài “ Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mầm non” đã, đang và sẽ mãi mãi là một nhu cầu không thể thiếu trong mỗi cơ sở nuôi dạy trẻ trên Tổ quốc Việt Nam yêu quý của chúng ta. b. Cơ sở thực tiễn. Vốn quý nhất của con người là sức khỏe. Muốn có sức khỏe tốt, điều đơn giản và dễ hiểu đối với chúng ta đó là nhu cầu ăn và sự rèn luyện. Riêng đối với trẻ nhỏ ăn uống và sự vận động của chúng là điều mà người lớn cần phải quan tâm nhiều nhất. Là một giáo viên trực tiếp làm ở nhóm dinh dưỡng với số lượng 198 học sinh, nhiều năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của nhà trường, nhiệm vụ của mỗi chúng tôi được nâng cao hơn, cụ thể là: giáo viên được bồi dưỡng các chuyên đề đặc biệt là chuyên đề giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non. Để làm tốt hơn việc “ Nâng cao chất lượng bữa ăn cho bé” bản thân tôi đã rút ra kinh nghiệm từ thực tiễn trong công việc của mình, kết hợp với sự tuyên truyền rộng rãi cho các bà mẹ, các cô cấp dưỡng và mỗi giáo viên biết cách lựa chọn thực phẩm và chế biến các món ăn cho phù hợp với trẻ nhằm giúp cho trẻ có được khẩu phần ăn tốt nhất. Không tạo khoảng cách lớn giữa khẩu phần ăn và chất lượng của trẻ giữa gia đình với nhà trường. Tạo cảm giác gần gũi về tâm lý trước khi đón nhận khẩu phần ăn của trẻ. Vì với trẻ nhỏ tôi luôn muốn tạo cho chúng những cảm nhận gần gũi giữa mẹ và cô. Với trẻ giữa hình ảnh mẹ và cô phải là hai người mẹ hiền. Có được điều ấy ở tâm lý trẻ thì việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ngẫu nhiên chúng ta có thêm một món ăn tinh thần cho chúng. 3
  4. ý thức được điều đó cùng với sự quan tâm và giúp đỡ của BGH nhà trường. Năm học 2007 - 2008 tôi đã mạnh dạn chọn lọc và nghiên cứu, học hỏi áp dụng và rút ra một số kinh nghiệm nhằm góp phần “ Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ”. Nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt Đức - Trí - Thể - Mĩ. 2. Giả thuyết Nếu đề tài này được chọn và áp dụng sớm trong việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. Thì chắc chắn rằng sẽ có tác dụng rất lớn trong quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Mặt khác giúp cho mỗi chúng ta đều hiểu về nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong công việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo đúng khoa học phù hợp với nhu cầu thực tại. 3. Quá trình thực hiện giải pháp mới Đứng trước tình hình như vậy tôi luôn trăn trở một suy nghĩ mình phải có một số biện pháp như thế nào để cho việc thực hiện chuyên đề được tốt hơn. Sau khi tiếp thu “ Chuyên đề giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” do Phòng giáo dục - đào tạo triển khai tôi đã áp dụng được một số kinh nghiệm sau: Bản thân tôi phải luôn có ý thức tự học hỏi, tự nghiên cứu để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ để đảm bảo góp phần giảm tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng và nâng cao giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, điều quan trọng là phải giữ gìn và vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua 10 điều quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đó là: 1. Chọn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, như các loại rau, quả luôn tươi không bị dập nát, các loại thịt phải qua kiểm dịch động vật. 2. Các loại thức ăn phải được nấu kỹ ở 100độ C để chín được phần trong của thực phẩm. 3. Thức ăn nấu chín phải cho trẻ ăn ngay, không để ngoài vi khuẩn dễ xâm nhập không đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ. 4. Thức ăn nấu chín phải để nơi sạch sẽ và đậy kín. 5. Thức ăn chưa ăn hết phải được hâm lại trước khi cho trẻ ăn. 4
  5. 6. Tránh tình trạng để thức ăn sống lẫn thức ăn chín dễ bị nhiễm khuẩn. 7. Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn. 8. Các dụng cụ chế biến và đựng thức ăn phải giữ gìn sạch sẽ và vô trùng thường xuyên. 9. Các loại thực phẩm chưa sử dụng hết phải được cất cẩn thận tránh các loại côn trùng gặm nhấm bò vào. 10. Sử dụng nước sạch để chế biến và nấu thức ăn nước uống cho trẻ. Thông qua 10 điều quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, bản thân tôi luôn cố gắng tạo mọi điều kiện để cho bữa ăn của trẻ luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, có đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp với sức khỏe của trẻ, có đầy đủ bảng biểu tuyên truyền theo qui định tại bếp ăn, xây dựng thực đơn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và của đơn vị, thường xuyên thay đổi cách chế biến thực phẩm tạo sự hấp dẫn và ngon miệng giúp trẻ ăn hết xuất. Mặt khác được sự quan tâm giúp đỡ của BGH nhà trường, sự cộng đồng trách nhiệm của toàn thể giáo viên trong trường đã giúp tôi càng hiểu rõ hơn về vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ, giúp cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh, thông minh, là những chủ nhân tương lai của Đất nước. Ngày nay giá trị của con người càng được nhận thức đúng đắn và đánh giá một cách toàn diện. Thì việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhận thức rõ điều đó,với bản thân tôi nhiều năm qua được nhà trường phân công làm nhiệm vụ ở nhóm dinh dưỡng. Tôi tự suy nghĩ tìm tòi bằng kiến thức đã học, bằng những kinh nghiệm thực tế rút ra được từ nhu cầu và tâm lý của trẻ ở mỗi lứa tuổi. Chính vì vậy mà hàng ngày, trong các bữa ăn của trẻ tôi luôn đảm bảo cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thức ăn đó là: a. Nhóm lương thực : gồm gạo ngô, khoai, sắn là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho mỗi bữa ăn. 5
  6. b. Nhóm giàu chất đạm : gồm nguồn thức ăn từ động vật như thịt, cá, trứng, sữa và nguồn thực vật như đậu đỗ đặc biệt là đỗ tương. c. Nhóm giàu chất béo như: mỡ, bơ, dầu và các hạt hột có nhiều dầu như lạc, vừng. d. Nhóm rau quả: cung cấp vitamin, chất khoáng và chất sơ. Từ 4 nhóm thức ăn trên tôi đã nghiên cứu và chế biến các món ăn cho các cháu theo từng độ tuổi để các cháu đều ăn được hết khẩu phần của mình một cách ngon lành. Ví dụ: trẻ từ 12- 18 tháng tuổi cho các cháu ăn cháo nấu các loại củ, quả, xương, rau, thịt, điều quan trọng là phải tô màu bát cháo bằng những loại rau củ như: Cà rốt, khoai tây, bí ngô, rau ngót để tạo sự hấp dẫn trong bữa ăn của trẻ. Trẻ từ 18 - 24 tháng tuổi cho ăn cơm nát và thường xuyên thay đổi và phối hợp nhiều loại thực phẩm để trẻ ăn ngon miệng. Hằng ngày cho trẻ uống đủ nước mát về mùa hè, ấm nóng về mùa đông, kết hợp cho trẻ ăn hoa quả. đặc biệt đảm bảo vệ sinh từ khâu chế biến đến khâu cho trẻ ăn. Song! Như thế chưa đủ, tôi cũng đã thử nghiệm theo lời khuyên của bác sỹ về chế độ ăn cân bằng cho trẻ không phải tính theo từng bữa mà tính theo tuần, có như vậy ta mới tạo được cảm giác ngon miệng và tâm lý tự chọn khẩu phần ăn cho trẻ. Bởi lẽ, nhu cầu về năng lượng của trẻ cần có từ 800 đến 1000Kcal/ngày. Vì lượng này rất dễ tìm thấy trong các món ăn ta đã chọn hàng ngày cho trẻ. Song để đạt được điều ấy chúng tôi luôn tạo cảm giác tâm lý cho trẻ trước giờ ăn và có thể giới thiệu các món ăn tạo cảm giác cho trẻ thích ăn, ăn ngon miệng. Tôi thiết nghĩ “ Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mầm non” không phải chỉ bằng nhiều cá, tôm, thịt, rau mà yếu tố tâm lý, động viên trẻ là một món ăn tinh thần vô cùng quan trọng, làm được điều ấy đương nhiên chúng ta đã thành công trong việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non một cách toàn diện. Để các cháu được lớn lên bằng cả tâm hồn và thể chất. 6