Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi

doc 17 trang sangkien 31/08/2022 9560
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giao_duc_the_chat_c.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi

  1. Mục lục Số trang Phần I: Đặt vấn đề 1-4 Phần II: Giải quyết vấn đề 4-12 1. Cơ sở lý luận 4 2. Thực trạng của vấn đề 5 3. Các giải pháp 6 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 11 Phần III: Kết luận và kiến nghị. 12- 14 1. Kết luận. 12 2. Kiến nghị. 13 Phần IV: Tài liệu tham khảo 15 1
  2. Phần I: Đặt vấn đề: 1. Tầm quan trọng của việc phát triển thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi: Phát triển thể chất là một quá trình thay đổi hình thái bên ngoài và các chức năng của cơ thể. Mục tiêu của Chương trình chăm sóc giáo dục Mầm non là tạo điều kiện để giúp trẻ phát triển về các mặt như: Thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội. Ở lứa tuổi mẫu giáo 4– 5 tuổi tất cả các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trẻ tự phát triển mạnh nhưng chưa ổn định, khả năng vận động còn hạn chế, hệ thần kinh dần dần phát triển về quá trình ức chế tích cực. Trẻ có khả năng phân tích, đánh giá hình thành các kỹ năng, kỹ xảo, phân biệt được hiện tượng xung quanh, cũng trong giai đoạn này trẻ có điều kiện thuận lợi để tiếp thu và củng cố các kỹ năng cần thiết giúp cơ thể trẻ phát triển một cách toàn diện. 2. Những thực trạng có liên quan đến việc thực hiện giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi: - Thuận lợi : Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhà trường tạo điều kiện cho các giáo viên, học sinh có phòng học rộng rãi thoáng mát, sân trường sạch đẹp ,an toàn, giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ ,yêu trẻ, trẻ khỏe nhiệt tình. - Khó khăn : Các loại đồ dùng phục vụ cho các tiết học vận động chưa đầy đủ. 3. Lý do chọn đề tài: Chúng ta đã từng nghe câu nói : “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ biết họ hành là ngoan” Từ khi mới sinh ra trẻ như một cái búp mới chớm nở ở trên cành, nếu được sự quan tâm chăm sóc của mọi người búp sẽ cho ta bông đẹp, ở tuổi này chỉ cần trẻ biết ăn, biết ngủ biết học thế là ngoan và cũng trong thời kỳ này trẻ 2
  3. luôn là trung tâm của mọi người trong gia đình, mỗi chúng ta ai cũng muốn “dành cho trẻ những gì tốt đẹp nhất mà mình có thể” Đối với trẻ việc đi học, đến trường Mầm non là một bước ngoặc lớn, ở đó trẻ được học được chơi với các bạn, được cô chăm sóc và giáo dục rất ân cần và cẩn thận. Mong muốn của các cô là làm sao để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội. Ở trường Mầm non việc giáo dục để phát triển thể lực cho trẻ thông qua nhiều nội dung như: Chăm sóc nuôi dưỡng, phát triển các vận động tinh – thô cho trẻ và chúng ta có thể khẳng định rằng một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng. Do vậy giúp trẻ phát triển thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Mầm non. Người ta thường nói “Mọi tài năng đều ẩn chứa trong một cơ thể khỏe mạnh”. Đúng vậy, cuộc sống ngày nay việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, cũng chính vì muốn trẻ có một cơ thể khỏe mạnh được phát triển toàn diện và bản thân tôi là một giáo viên Mầm non, cũng đang giảng dạy độ tuổi này nên tôi chọn đề tài “Một số phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi”. 4. Đối tượng nghiên cứu: Là một giáo viên mầm non được phân công giảng dạy các cháu 4 - 5 tuổi, độ tuổi mà các kỹ năng và vận động của trẻ dần dần được hoàn thiện. Ở độ tuổi này các cháu rất hiếu động và tò mò trong các hoạt động, các cháu rất thích tham gia vào các vận động như: đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, tung, ném, bắt nên bản thân tôi, luôn muốn học sinh của mình vận động một cách thành thạo và thích thú, tham gia tích cực trong các hoạt động cũng như các vận động để cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy, các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi là rất cần thiết. 5. Phạm vi nghiên cứu: Được sự giúp đở tạo điều kiện và hỗ trợ đắc lực của bộ phận chuyên môn, phụ huynh học sinh và đồng nghiệp nên tôi tập trung nghiên cứu đề tài 3
  4. này với 36 học sinh của lớp 4-5 tuổi trường mầm non Yên Lập, lớp tôi đang giảng dạy và chủ nhiệm năm học 2012 – 2013 này. 6. Mục đích nghiên cứu: Giáo dục thể chất là một trong những mục tiêu của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhằm giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ, thông qua các hoạt động: đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, tung, ném, bắt trẻ có nhiều cơ hội để luyện tập vận động hình thể và sự dẻo dai, khéo léo của cơ thể. Đòi hỏi các thao tác, kỹ năng và vận động phải linh hoạt và nhanh nhẹn hơn. Khi trẻ vận động trẻ biết làm thế nào để thực hiện chính xác nhanh nhẹn và không sai phương pháp để cơ thể khỏe mạnh hơn, đẹp hơn. Đây cũng chính là một trong những hoạt động mà trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng rất thích thú tham gia. Phần II:Giải quyết vấn đề: 1. Cơ sở lý luận: a. Đặc điểm phát triển thể chất: Khi nói đến thể chất chúng ta có thể nghĩ ngay rằng đó là chất lượng của cơ thể con người có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào đó trong học tập, lao động, thể thao Phạm trù thể chất bao gồm các mặt sau: Tầm vóc cơ thể là trạng thái phát triển và hình thái, cấu trúc cơ thể bao gồm sự sinh trưởng hình thể và tư thế thân người của một cơ thể. Sinh trưởng chủ yếu chỉ qua quá trình biến đổi dần về khối lượng cơ thể từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng. Năng lực tham gia vận động thể lực của một cơ thể , đây là một nhân tố hết sức quan trọng nó thúc đẩy và giúp cho các chức năng sinh lý của cơ thể phát triển một cách nhịp nhàng. Khả năng thích ứng của cơ thể đối với môi trường bên ngoài, trong đó có khả năng chống lại bệnh tật. Trạng thái tâm lý là chỉ tình cảm, ý chí, cá tính của con người, nếu một con người có trạng thái tâm lý tốt thì cơ thể sẽ phát triển khỏe mạnh. 4
  5. b. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất cho trẻ: Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ như: Di truyền bệnh tật, biến dị, môi trường, dinh dưỡng, rèn luyện thể dục thể thao Trong đó nhân tố thích hợp nhất, tích cực nhất và có hiêu qủa nhất để giúp cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh là hoạt động thể dục thể thao. 2. Thực trạng của vấn đề. Đồ dùng học tập phục vụ cho các tiết học vận động như: Leo, trèo, bò, trườn chưa đảm bảo yêu cầu Một số trẻ mới lần đầu đi học còn nhút nhát và sợ, tỷ lệ suy dinh dưỡng mức độ 1 còn cao nên không đủ sức khỏe vận động. Không vì những khó khăn trên mà giáo viên không dạy trẻ vận động, bản thân tôi luôn hết sức cố gắng trong việc vận dụng các phương pháp dạy học được tổ chức theo nhiều hình thức: Dạy trẻ vận động với những đồ dùng giáo viên tự làm như: vòng hoa, nơ, cờ, túi cát, Luôn lồng ghép các nội dung, các môn học khác: Khám phá khoa học, Giáo dục âm nhạc,làm quen với toán, tạo hình, làm quen chữ cái và chủ đề chủ điểm trong các tiết dạy vận động. * Nguyên nhân của thực trạng trên: + Nguyên nhân khách quan: Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đa số phụ huynh còn khó khăn về kinh tế, nên việc phát triển thể chất của trẻ chưa được chú trọng vì chưa đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo độ tuổi. Nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế. Tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao, trẻ mới đi học lần đầu nhiều. + Nguyên nhân chủ quan: Một số giáo viên chưa thật sự đầu tư một cách tích cực vào quá trình soạn giảng (còn xem nhẹ môn học này). Còn dạy theo hình thức đối phó, chỉ trọng tâm vào phận vận động cơ bản. 5
  6. Trẻ: chưa tham gia học tập một cách tích cực, chưa chủ động sáng tạo, còn làm theo sự chỉ bảo của cô. Từ những thực trạng và nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên tại cơ sở trường học cho ta thấy kết quả của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ chưa cao. Giáo viên còn loanh quanh với những phương pháp truyền thống, chưa quan tâm đến khâu điều khiển trẻ làm việc để phát huy hết tính tích cực của trẻ (một việc làm hết sức cần thiết trong quá trình phát triển thể chất cho trẻ). 3. Các biện pháp sử dụng a. Nội dung nghiên cứu: Như chúng ta đã biết trẻ ở độ tuổi mẫu giáo là ssđộ tuổi “học mà chơi – chơi mà học” với môn học để phát triển thể chất thì hình thức này lại cần được phát huy hơn nữa. Vì vậy các phương pháp sử dụng trong quá trình giáo dục cho trẻ cần phải được lựa chọn phù hợp. Đối với trẻ bao gồm các đối tượng: Thực tế xung quanh, lời nói và hoạt động thực tiễn. Phương pháp giáo dục cho trẻ gồm nhiều nhóm phương pháp như: Nhóm phương pháp trực quan. Nhóm phương pháp dùng lời nói. Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm. Do tính chất riêng của từng nhóm nên khi lựa chọn phương pháp giáo viên cần dựa trên hệ thống các bài tập, kỹ thuật, yêu cầu thể lực của trẻ. b. Nhóm phương pháp trực quan: Điều quan trọng là giáo viên phải cho trẻ được học ở “mọi lúc, mọi nơi”, cho trẻ làm quen trước các vận động mà trẻ sẽ thực hiện trong tiết học sắp đến bằng phương pháp trực quan là làm mẫu. Ví dụ: Bài tập vân động “bật xa” lần đầu cho trẻ làm quen thì giáo viên phải lầm mẫu toàn bộ, sau đó chú ý đến tư thế chuẩn bị, tư thế bậc của chân, cuối cùng là cách vung tay, bật nhún. Khi trẻ nắm được các phần cơ bản 6
  7. của bài tập thì giáo viên cho trẻ quan sát mẫu của bạn mình rồi tự nhận xét hoặc giáo viên có thể tập trước cho 1 – 2 cháu làm mẫu thay cô. Điều mà giáo viên chúng ta cần chú ý khi làm mẫu: giáo viên cần phải chọn vị trí tập sao cho tất cả các cháu đều nhìn thấy và nhận đúng mẫu. Ví dụ: Động tác của bài tập phát triển chung giáo viên cần đứng cao và gần trẻ, động tác bụng giáo viên đứng nghiêng, động tác bật giáo viên đứng cùng chiều với trẻ. Khi làm mẫu giáo viên cần tập đúng, chính xác nhẹ nhàng để trẻ có biểu tượng đúng về bài tập vận động và kích thích trẻ thực hiện tốt. Tuyệt đối giáo viên không được làm qua loa, đại khái. Khi mới luyện tập cảm giác không gian và thời gian của trẻ còn yếu, trẻ chưa có ý thức điều khiển cơ bắp một cách chủ động, do vậy cần phải có sự hỗ trợ bên ngoài của giáo viên, làm sao giúp trẻ tránh té, ngã và nhút nhát trong luyện tập. Ví dụ: “Đi trên ghế thể dục”, giáo viên cần giúp trẻ bằng cách giữ tay để trẻ không ngã khi thực hiện bài tập hoặc đứng ở nơi trẻ bước xuống ghế thể dục. Luôn động viên trẻ, để trẻ không sợ. Ví dụ: Với mục đích rèn luyện để chạy nâng cao đùi chúng ta có thể đặt hàng loạt các vật chướng, khối nhỏ trên đường chạy sẽ rèn luyện trẻ có thói quen nâng cao đầu gối. Ngoài ra trong tiết dạy tôi luôn quan tâm đến các dụng cụ, vận động, động tác trong tiết học phải rõ ràng phải chính xác và khối lượng của vận động, động tác phù hợp với trẻ như: ghế thể dục, túi cát, bóng và những dụng cụ nhỏ mang tính chất tăng tính tích cực khi thực hiện bài tập: cờ, nơ, xúc xắc. Trực quan thính giác: chúng ta đều biết trực quan thính giác bao gồm vận động thường xuyên của âm thanh, âm nhạc là sự quan sát bằng âm thanh tốt nhất, âm nhạc có tác dụng nâng cảm xúc của trẻ, xác định tính chất vận động và điều chỉnh nhịp điệu, âm điệu của nó giúp trẻ điều tra tốc độ vận động, phối hợp vận động, bắt đầu và kết thúc vận động cùng lớp. Ngoài ra ca từ 7