Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng “Nền nếp – Kỷ cương” trong trường Mầm non

doc 13 trang sangkien 30/08/2022 10241
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng “Nền nếp – Kỷ cương” trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_nen_nep_ky_c.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng “Nền nếp – Kỷ cương” trong trường Mầm non

  1. Một số biện pháp xây dựng“ Nền nếp – kỷ cương” trong trường mầm non. I- Đặt vấn đề: “ Nước có quốc pháp – nhà có gia phong” – Tôi rất tâm đắc với câu nói trên. Càng suy ngẫm, tôi càng thấm thía và thấy rằng: Trong công tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý giáo dục MN nói riêng ngoài tình thương, trách nhiệm đối với trẻ nhỏ, “ Kỷ cương – nền nếp” của một nhà trường nếu không được đề cao, coi trọng thì kết quả của công tác quản lý chỉ đạo sẽ không đạt được như mục tiêu đề ra. Một nhà trường muốn hoạt động có quy củ, nền nếp và có chất lượng cao cần có nhiều điều kiện , nhiều biện pháp tác động, trong đó ý thức và hành động của từng thành viên có ý nghĩa quyết định sự thành công. Trường MN Hoạ Mi từ những ngày đầu mới thành lập, có rất nhiều khó khăn: Về CSVC, về đội ngũ, cán bộ quản lý thiếu và yếu, đặc biệt xuất phát điểm về trình độ đào tạo, trình độ văn hoá còn nhiều hạn chế. Chưa xây dựng được nội quy riêng của nhà trường, GVNV chưa có ý thức cao trong việc thực hiện quy chế của ngành – Ban giám hiệu giải quyết công việc theo cảm tính, thiên về tình cảm, chưa tạo thành “ Nền nếp – kỷ cương” trong hoạt động. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện QCCM, ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ, và hơn tất cả đã làm chậm lại sự đi lên của nhà trường. Xuất phát từ thực trạng trên, với cương vị là Hiệu trưởng trong nhà trường, tôi thấy mình phải có quyết tâm và trách nhiệm rất lớn trong việc xây dựng và hình thành được ý thức thực hiện “ Nền nếp – kỷ cương” một cách tự giác và thường xuyên cho đội ngũ CBGV trong mọi hoạt động. Trong những năm gần đây, khi nhà trường phấn đấu đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc Thành phố, đạt danh hiệu “ Trường chuẩn Quốc gia”, tôi đã cùng đội ngũ CBGV trong trường xây dựng “ Nền nếp – kỷ cương” để đạt được mục tiêu đề ra. Quá trình xây dựng “ Nền nếp kỷ cương” trong trường Hoạ Mi bản thân tôi đã tích luỹ được một số kinh nghiệm. Tôi xin trình bày một số biện pháp dưới dạng sáng kiến kinh nghiệm với đề tài : “Một số biện pháp xây dựng “Nền nếp – kỷ cương” trong trường MN” nhằm mục đích: + Tổng hợp lại toàn bộ kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình xây dựng “ Nền nếp – kỷ cương” tại trường Hoạ Mi. 1
  2. + Nhắc lại những biện pháp đó để một lần nữa cùng đội ngũ cán bộ GVNV trong nhà trường duy trì, củng cố và nâng cao hơn nữa vấn đề “ Nền nếp – kỷ cương” trong giai đoạn tiếp theo. - Giới hạn, phạm vi của SKKN: áp dụng ở trường MN Hoạ Mi – Quận Cầu giấy. II: Giải quyết vấn đề: 1- Một số khái niệm liên quan: - Nền nếp : Là những lề lối, nội quy, quy chế, thói quen làm việc được quy định theo một trật tự nhất định, có sự sắp xếp khoa học, quy củ làm nền tảng để thực hiện một công việc. - Kỷ cương: Là kỷ luật hà khắc được tiến hành theo luật định nghiêm túc, có quy định rõ ràng những hình phạt nếu không thực hiện. - Nền nếp – kỷ cương : Là những quy định, quy chế bắt buộc phải thực hiện theo điều khoản hình phạt nếu không thực hiện. 2- Đặc điểm tình hình nhà trường: 2.1: Đặc điểm chung của nhà trường: Trường MN Hoạ Mi đóng tại khu tập thể Đồng Xa – Phường Mai Dịch – Quận Cầu giấy. Trường liên tục đạt tiên tiến cấp Quận, 10 năm liền đạt tiên tiến xuất sắc về TDTT , từ năm học 2002 – 2003 đến nay liên tục đạt tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố, được nhiều Bằng khen của UBNDTP Hà Nội, LĐLĐ Thành phố, TW ĐTNCSHCM. Đặc biệt, với nhiều cố gắng vượt bậc của nhà trường, tháng 11/2003 trường đã được Bộ GD&ĐT công nhận trường MN đạt chuẩn Quốc gia đầu tiên của Quận Cầu giấy. * Đặc điểm về đội ngũ cán bộ GVNV: - Tổng số có 52 cán bộ GVNV, trong đó: BGH có 03 đ/c, GV có 31 đ/c, NV phục vụ có 18 đ/c. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐH và cao đẳng có: 31, Trung cấp: 16đ/c; Bảo vệ: 05. GV đứng lớp 100% đạt chuẩn – Trên chuẩn có 77,4%. - Đặc điểm về CSVC: + Có 14 lớp, bếp đảm bảo VSATTP – 1 chiều, các phòng chức năng tương đối đầy đủ. + Trang thiết bị chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ khá đồng bộ và hiện đại - đồ dùng đồ chơi trong trường phong phú, đảm bảo an toàn – vệ sinh - đẹp, được sắp xếp hợp lý. - Đặc điểm về học sinh: + Tổng số có 590 cháu/ 14 lớp. Trong đó: Nhà trẻ 2 lớp – 70 trẻ, MG bé 3 lớp – 160, MG nhỡ 4 lớp – 180 trẻ, MG lớn 4 lớp – 180 trẻ.( Có 02 trẻ khuyết tật học hoà nhập tại trường). 2
  3. + Phụ huynh học sinh: Đa số có trình độ dân trí cao, ủng hộ mọi hoạt động của nhà trường. 2.2 Đặc điểm ( Thực trạng) của việc thực hiện “ Nền nếp – kỷ cương” trong trường: - Nội quy, quy chế của ngành, Điều lệ trường MN được học tập tới 100% cán bộ GV đầu năm học. - Quy chế chuyên môn, chương trình, kế hoạch chăm sóc – giáo dục trẻ, thực hiện đổi mới tại 100% nhóm – lớp, các chuyên đề được triển khai thực hiện tốt. - Quy chế tuyển sinh được thông báo công khai sau khi được giao chỉ tiêu từ đầu tháng 7 hàng năm. Phân công trong BGH: đ/c nào trực hè thì người đó tuyển sinh. - Tuyển dụng GVNV: Được thông báo công khai trong nhà trường về số lượng và tiêu chuẩn, khi được tuyển dụng đều phải qua thử việc và được đánh giá nhận xét của liên tịch nhà trường. - Quy định về lương – công tác tài chính : Thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách của các cấp, các ngành . Xét duyệt lương đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn. Thu chi theo quy định của cấp trên – Có quy chế chi tiêu nội bộ được thông qua HNCNVC hàng năm. - Thực hiện dân chủ hoá: Chính quyền cùng Công đoàn - ĐTN dưới sự lãnh đạo của Chi bộ xây dựng được quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường, quy chế làm việc trong BGH, quy chế phối hợp giữa chính quyền và Công đoàn. - Mọi chủ trường của nhà trường đều được thông qua liên tịch và hội đồng GV, Hiệu trưởng là người phải ra quyết định và chịu trách nhiệm hoàn toàn về quyết định đó. - ý thức tự giác của cán bộ GV – NV khảo sát qua 3 năm học gần đây: * ý thức ( Bảng 1): Xếp loại : Tốt Xếp loại : Khá Xếp loại : TB - Yếu Năm học Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 26 2002 – 2003 : 49 53,1% 10 20,4% 13 26,5% BGH: 3/3 35 2003 – 2004: 50 70% 13 26% 2 4% BGH: 3/3 40 2004 – 2005: 52 76,9% 12 23,1% 0 0 BGH: 3/3 * Hành vi ( thói quen) thực hiện ( Bảng 2): 3
  4. Xếp loại : Tốt Xếp loại : Khá Xếp loại : TB – Yếu Năm học Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 2002 – 2003: 49 20 40,8% 24 49,9% 5 9,3% BGH: 3/3 2003 – 2004: 50 35 70% 15 30% 0 0 BGH: 3/3 2004 – 2005: 52 42 80,7% 10 19,3% 0 0 BGH: 3/3 Nhận xét về bảng 1 và bảng 2: - BGH luôn gương mẫu từ lời nói tới việc làm. - GV khá chuẩn trong nhận thức và hành vi, tỉ lệ GV đạt khá - tốt có chiều hướng tăng rõ sau khi áp dụng các biện pháp tích cực trong thực hiện “ Nền nếp – kỷ cương” . Tuy nhiên vẫn còn một số GV cắt xén thao tác – quy chế chuyên môn, đối phó khi kiểm tra. - Nhân viên : Có nhiều cố gắng trong công tác, có tiến bộ trong thực hiện giờ giấc làm việc, giao tiếp với mọi người xung quanh, vẫn còn một số nhân viên có sức ỳ, chưa tự giác, nhận lỗi rồi lại tái phạm, về những năm sau đã chuyển biến tích cực hơn. 3- Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn của nhà trường: 3.1: Thuận lợi: - 100% BGH có ý thức và cùng có quyết tâm xây dựng “ Nền nếp – kỷ cương” trong nhà trường. - Tỉ lệ GV đạt tốt và khá cao – Khi có khuyết điểm tiếp thu sửa chữa nhanh - Đặc biệt các đ/c tổ trưởng chuyên môn ý thức được vai trò gương mẫu của mình tại vị trí công tác. - Mọi vấn đề lãnh đạo nhà trường đưa ra phù hợp, đúng và sát thực tế - > nhận được sự ủng hộ cao của tập thể. 3.2: Khó khăn: - Lương thấp, cường độ làm việc cao, thời gian làm việc kéo dài. - Động viên khen thưởng rất khiêm tốn, còn tư tưởng cào bằng trong bình xét thi đua. - Thực hiện quy chế dân chủ: Đôi khi có GVNV chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ công chức. - ý thức và hành vi còn mâu thuẫn trong một số cán bộ GVNV. 4- Hệ thống các biện pháp: 4.1: Xây dựng kế hoạch – chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiêm túc: 4
  5. - Xây dựng kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt vì kế hoạch như kim chỉ nam, dẫn đường chỉ lối cho người cán bộ thực hiện kế hoạch một cách nhanh chóng nhất. Xây dựng được kế hoạch tức là ta đã tiến đến thành công được một nửa, bởi kế hoạch sẽ giúp ta làm việc khoa học, không chồng chéo và không bỏ sót việc nào. - Xây dựng kế hoạch bằng cách xác định đâu là điểm yếu nhất để tập trung thành mũi nhọn làm trong từng tháng, từng giai đoạn. Ví dụ: Năm học 2003 – 2004, tôi xây dựng kế hoạch thực hiện “ Nền nếp – kỷ cương”: Thời gian Nội dung xây dựng “ Nền nếp – kỷ cương” - Học tập nhiệm vụ năm học của Sở – PGD. 8/2003 - Thông báo kết quả tuyển dụng GVNV hợp đồng do tăng lớp, thay cô nghỉ thai sản. - Học tập và ôn luyện quy chế chuyên môn cho 100% GVNV. - Điều chỉnh lại phân công cô - sự phối hợp giữa lớp 2 cô; lớp 3 cô; chức 9/2003 năng cô của tổ nuôi. - Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, chỉ tiêu thi đua của trường, lớp, từng cá nhân VV VV *Kết quả: + 100% CBGVNV nắm được nhiệm vụ năm học, nhận thức được đó là pháp lệnh của ngành, 100% có trách nhiệm phải thực hiện nghiêm túc. + Mọi vấn đề được thông suốt - > Không có thắc mắc khiêu kiện, sẵn sàng tương trợ giúp nhau tiến bộ. + Tiếp tục phát huy được điểm mạnh, thường xuyên rút kinh nghiệm khắc phục tồn tại. 4.2 Bồi dưỡng cán bộ giáo viên ( Nâng cao nhận thức): Trong xã hội hiện nay, kiến thức của con người ngày càng phát triển và mở rộng, từng cá nhân nếu không được bồi dưỡng, cập nhật thông tin thường xuyên sẽ trở thành lạc hậu, tụt hậu. Bên cạnh đó, yêu cầu về chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ MN ngày càng cao; CBGV nếu dậm chân tại chỗ, không có ý thức học tập vươn lên sẽ không đảm đương được nhiệm vụ . Với suy nghĩ như trên, tôi đã bồi dưỡng cho CBGV như sau: - Đối với 2 đ/c Hiệu phó: Hiệu phó là những người giúp việc đắc lực cho Hiệu trưởng, vì vậy tôi đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo phân công rõ và phù hợp với khả năng từng người để cùng nhau làm việc nhịp nhàng, chu đáo, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. 5
  6. - Đối với giáo viên: Bầu ra tổ trưởng chuyên môn có uy tín, vững vàng, nghiêm túc trong thực hiện quy chế chuyên môn, nắm bắt sâu sát từng việc nhỏ tại từng khối – lớp. Đặc biệt đối với GV, thường xuyên giáo dục, động viên kịp thời những việc làm tốt, yêu cầu cao về “ Kỷ cương – tình thương – trách nhiệm” đối với các cháu trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ vì GV là người trực tiếp với các cháu trong suốt thời gian trẻ ở trường, xây dựng mối quan hệ giao tiếp đúng mực gần gũi, phối hợp chặt chẽ với CMHS trong việc thống nhất nội dung, kiến thức, biện pháp chăm sóc – giáo dục trẻ . Chất lượng hồ sơ, sổ sách, chương trình dạy được kiểm tra thường xuyên. Hiệu phó dạy phải chịu trách nhiệm về mảng này trước Hiệu trưởng. - Đối với nhân viên phục vụ: Tận tình, liêm khiết, không vi phạm tiêu chuẩn của trẻ. Sử dụng kinh phí phụ huynh đóng góp hiệu quả, không lãng phí, đặc biệt là tổ nuôi phải thực hiện nghiêm túc công khai: giao nhận – chế biến – chia khẩu phần ăn, chăm sóc trẻ chu đáo. Hiệu phó chăm sóc nuôi dưỡng phải chịu trách nhiệm về mảng này trước Hiệu trưởng. - Đối với các tổ chức đoàn thể: Công đoàn - ĐTN là những tổ chức hoạt động độc lập nhưng vẫn là những thành viên quan trọng trong nhà trường, tôi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Công đoàn - ĐTN hoạt động tích cực, thường xuyên phối hợp góp phần nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà trường. - Tổ chức hội thảo cấp trường về các nội dung xây dựng “ Nền nếp – kỷ cương” để chị em trao đổi tìm ra những điểm yếu, cùng bàn bạc tìm cách khắc phục thiết thực, cụ thể . Mời các chuyên gia bồi dưỡng, nâng cao trình độ nhận thức về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, lòng yêu nghề, văn hoá giao tiếp ứng xử * Kết quả : CBGVNV đã tiến bộ rõ về trình độ chuyên môn, tay nghề, sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện phương pháp đổi mới, học sinh mạnh dạn, thông minh. Không còn tình trạng vi phạm QCCM, không khí thi đua, làm việc sôi nổi, đoàn kết , người có lỗi tự giác nhận ngay khi bình xét thi đua từ tổ. 4.3: Xây dựng ý thức tự giác, phát huy tinh thần trách nhiệm, làm việc vì danh dự của trường chuẩn Quốc gia ( Thực hiện QCDC): Để làm được điều này, tôi đặc biệt chú ý tạo bầu không khí tâm lý đoàn kết, chân thành – dân chủ – tôn trọng mọi người, phát huy sức mạnh tập thể, tạo điều kiện cho chị em không ngừng sáng tạo, tự giác trong hoạt động bằng cách: - Tin tưởng trao quyền cho CBGVNV, khuyến khích chị em làm việc tự giác với suy nghĩ “ Mỗi người vì mọi người – mọi người sẽ vì mình”, làm việc dù ở bất cứ vị trí nào 6