Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển môn Tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển môn Tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_mon_tao_hi.pdf
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển môn Tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi : - Phòng giáo dục và Đào tạo Huyện Nam Trà My - Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở Kính đề nghị quý lãnh đạo xem xét công nhận sáng kiến kinh nghiệm như sau. 1. Họ tên tác giả: Lưu Thị Hà Trung 2. Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Trà Cang –Xã Trà Cang –Huyện Nam Trà My. 3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lưu Thị Hà Trung 4.Tên sáng kiến: Một số biện pháp phát triển môn tạo hình cho trẻ 5 -6 tuổi 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 9/2020 7. Hồ sơ đính kèm : + Hai tập báo cáo sáng kiến . + Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến. + Biên bản của Hội đồng sáng kiến Trường Mẫu giáo Trà Cang. + Quyết định công nhận sáng kiến Trường Mẫu giáo Trà Cang. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trà cang,ngày tháng 5 năm 2021 Người nộp đơn Lưu Thị Hà Trung
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN MÔN TẠO HÌNH CHO TRẺ 5-6 TUỔI 6 1. Mô tả bản chất của sáng kiến: 1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện: - Như chúng ta đã biết phát triển thẩm mỹ cho trẻ là một trong những lĩnh vực quan trọng để phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Trẻ nhỏ có tâm hồn nhạy cảm với mọi thứ xung quanh, trẻ thường hay bị cuốn hút vào các hình ảnh, những đồ dùng, những bông hoa có nhiều màu sắc và từ đó khơi gợi trong tâm hồn trẻ những cảm xúc về cái đẹp và những năng khiếu bên trong của trẻ. - Vì vậy phát triển thẩm mỹ giữ vai trò quan trọng đối với trẻ, hoạt động tạo hình chính là phương tiện để giúp trẻ hình thành cảm xúc về cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp cho bản thân và mọi người xung quanh. - Hiện nay hoạt động tạo hình được thực hiện rộng rãi ở các trường Mầm non và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển cho trẻ. Tuy nhiên bên cạnh đó hoạt động tạo hình còn chưa phát triển còn thụ động do nguyên vật liệu còn nghèo nàn, chưa phong phú. Trẻ chưa nắm được các bố cục, màu sắc, hình dạng mặt khác do vốn từ của trẻ còn ít nên việc thể hiện và bày tỏ các ý tưởng thẩm mỹ còn hạn chế. - Qua quá trình theo dõi và quan sát trẻ bắt đầu từ tháng 9/2020 tôi đã tổ chức các giờ học tạo hình và ngoại khóa cho trẻ, trong quá trình trẻ học và chơi ,tôi quan sát nhận thấy ở một số trẻ những hoạt động tạo hình như : Vẽ, nặ , cắ , xé dán đều khó khăn đối với đa số trẻ Trẻ cảm thấy quá khó, luôn mong chờ vào sự giúp đỡ của của cô giáo, nhưng thực ra cô giáo không được làm giúp trẻ hoặc làm thay trẻ.Cụ thể như sau: TT Trẻ chưa đạt Trẻ chưa đạt Tỉ lệ 1 Trẻ chưa biết chọn nguyên vật liệu 12/26 46% 2 Kĩ năng , vẽ , nặn , xé dán còn yếu 18/26 69% 3 Trẻ chưa nói được ý tưởng của mình 20/26 76% 4 Trẻ chưa hứng thú tham gia vào hoạt động 15/26 57% -Tôi tiếp tục quan sát trẻ và ghi lại những trẻ không thích vẽ nặn xé dán và tìm hiểu trẻ thích làm gì? Vì sao? -Từ những kết quả quan sát thực tế mà tôi đã nêu ở trên. Bản thân là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trẻ tôi băn khoăn và trăn trở, tôi quyết tâm đầu tư thời gian và công sức để tìm ra những biện pháp tối ưu nhằm giúp trẻ, lôi cuốn trẻ tham gia thực hiện tốt các hoạt động tạo hình cho trẻ .Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển môn tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi” tại trường Mẫu giáo Trà Cang tôi đã đưa ra được 4 biện pháp chính để thực hiện:
- - Biện pháp 1: Tạo môi trường tạo hình hấp dẫn cho trẻ. - Biện pháp 2:Phát triển tạo hình cho trẻ thông qua các đồ dùng phế liệu, phế thải và các nguyên vật liệu mở - Biện pháp 3:Phát triển thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình ở mọi lúc mọi nơi. - Biện pháp 4 : Khuyến khích trẻ cảm nhận tạo hình cơ hội cho trẻ nói lên ý tưởng của mình khi tham gia vào các hoạt động tạo hình. 1. Biện pháp 1: Tạo môi trường tạo hình hấp dẫn cho trẻ. - Môi trường là yếu tố đầu tiên tác động vào các giác quan của trẻ.Vì vậy để tạo được môi trường đa sắc màu hài hòa về bố cục sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển thẩm mỹ cho trẻ, cung cấp các biểu tượng về thẩm mỹ ban đầu cho trẻ. -Tôi chọn biện pháp như sau: Đầu tiên tôi tạo môi trường tạo hình bên trong và môi trường bên ngoài lớp học cho trẻ. -Thứ nhất: Tôi tạo môi trường bên ngoài lớp học phải có không gian thoáng mát, rộng rãi cho trẻ tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thế giới thiên nhiên như tôi cho trẻ quan sát vườn rau của bé, vườn hoa của bé và các đồ dùng đồ chơi có nhiều màu sắc bắt mắt bên cạnh đó tôi còn chú trọng đặc biệt tới các ngày hội, ngày lễ của trẻ như: Ngày hội đến trường, ngày tết trung thu, ngày tết nguyên đán ở khu vực sân trường tôi trang trí những lá cờ, chong chóng, đèn lồng, bông hoa, những câu đố từ đó khơi gợi những cảm xúc tích cực của trẻ, trẻ tham gia vào các hoạt động tạo hình và tạo ra các sản phẩm tạo hình cho bản thân trẻ. - Tiếp theo tôi tạo môi trường bên trong lớp học: Môi trường bên trong lớp học tôi trang trí các hình ảnh phù hợp với các góc chơi, chủ đề chơi nhằm gây hứng thú cho trẻ đặc biệt tôi chú trọng đến các góc tạo hình tôi chọn và sắp xếp các đồ dùng, đồ chơi bằng nguyên liệu mở, phế thải và những nguyên liệu có sẵn (như giấy màu, ghi bân,bút màu, nắp chai, lá cây, cát ) và sắp xếp sao cho phù hợp với nội dung chơi, chủ đề chơi phù hợp với tầm của trẻ, trẻ dễ lấy và thực hiện. 2. Biện pháp 2: Phát triển tạo hình cho trẻ thông qua các đồ dùng phế liệu, phế thải và các nguyên vật liệu mở. - Để thực hiện hoạt động tạo hình đạt kết quả tốt tôi đã sưu tầm và tích trữ các vật liệu phế thải thành kho nguyên vật liệu. - Trong cuộc sống hiện nay các phế liệu sinh hoạt trong gia đình vô cùng phong phú như: Lõi giấy vệ sinh, vỏ bánh kẹo, ống hút, túi nilon, giấy báo, tạp chí và để kho nguyên liệu được phong phú hơn nữa còn có thể sưu tầm các nguyên liệu từ các sản phẩm của nhà nông như các loại hạt ngũ cốc, rau củ quả tươi và khô, lá khô, hoa khô cành cây khô, các loại vỏ trai, ngao - Tuy nhiên khi sưu tầm các loại nguyên liệu trên tôi đã cân nhắc để kho nguyên liệu cần đảm bảo tính an toàn, không độc hại, không nhọn, không sắc cạnh đảm bảo an toàn cho trẻ. Các nguyên vật liệu dễ cầm kích cỡ vừa với tay trẻ. Dễ bảo quản cất giữ, phục hồi khi trẻ tiếp xúc trực tiếp khi chơi. - Khi thu tập được các nguyên vật liệu tôi sẽ vệ sinh sạch sẽ, phân loại các nguyên vật liệu vào mỗi rổ riêng và dán tên các nguyên vật liệu đó và luôn để ở trạng tái mở để trẻ có thể tiếp xúc thường xuyên. Để các nguyên vật liệu không trở thành đồ phế liệu, tôi đã cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với các nguyên vật liệu đó
- để trẻ có thể dễ dàng sử dụng. Tôi đã tiến hành phân loại và cho trẻ làm quen. Giúp trẻ tìm hiểu về hình dáng công dụng chất liệu của các nguyên liệu đó qua đó giúp trẻ biết được các công dụng thật sự hữu ích của các nguyên vật liệu vào trong hoạt tạo hình. - Về chủ đề bản thân: Tôi đã sử dụng nguyên vật liệu mở như hồ dán , hạt đậu cho trẻ tạo hình thành các vòng tay. - Chủ đề ngành nghề: Cô giáo của em: Tôi đã sử dụng một số nguyên liệu mở và nguyên liệu có sẵn như : Xốp, tăm bông, cây que để giúp trẻ làm những bông hoa tặng cô trong ngày 20/11 - Chủ đề thế giới động vật : + Vẽ đàn cá: Tôi đã sử dụng cho bàn tay của trẻ, bút chì, giấy và màu tô , cho trẻ dùng bút và đồ theo bàn tay để tạo thành con cá theo ý thích của trẻ. + Tô màu con thỏ : Tôi đã cho trẻ sử dụng cát nhiều màu sắc và hồ dán để tạo con thỏ có nhiều màu sắc theo ý thích. + Hay tạo con trâu bằng lá cây trẻ rất hứng thú tham gia tạo hình - Chủ đề tết và mùa xuân : + Tạo hoa mùa xuân : Tôi sử dụng màu nước, thân cây cải thìa, giấy, bút để tạo ra các bông hoa theo ý thích của trẻ. + Ngoài ra tôi còn sử dụng tăm bông và màu nước để tạo những cây hoa mai, hoa đào. - Hay từ những nguyên liệu phế thải và nguyên vật liệu có sẵn như: giấy màu, keo, kéo, ghi bân, lon coca , hộp bánh kẹo để tạo thành bánh chưng, bánh tét trong ngày tết. - Khi có được những sản phẩm trẻ rất thích thú, càng hăng say hơn, tạo ra nhiều sản phẩm hơn. - Nhìn chung với những biện pháp này trẻ được gần gũi với họat động một cách trực tiếp. Trong suốt thời gian qua trẻ luôn được lồng tích hợp với các hoạt động để dễ dàng nhận biết khám phá họat động khác. 3. Biện pháp 3: Phát triển thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình ở mọi lúc mọi nơi. - Khi trẻ hình thành ý thức thẩm mỹ trẻ cần được tham gia vào các hoạt động tạo hình ở mọi lúc mọi nơi để từ đó khơi gợi trẻ cảm xúc về cái đẹp trẻ sẽ tham gia tích cực về hoạt động tạo hình và từ đó sẽ tạo ra cái đẹp vì chỉ khi tham gia vào hoạt động tạo hình thì khả năng và cảm xúc của trẻ, trẻ hình thành ở mức độ cao và chân thực nhất và mỗi khả năng của trẻ được thể hiện theo các riêng của mình. - Đầu tiên hoạt động học tôi phải chọn nội dung phù hợp với từng lứa tuổi, phù hợp với chủ đề, tôi xác định được mục đích yêu cầu và tôi chọn nguyên vật liệu, môi trường để trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình và thông qua các hoạt động tạo hình như vẽ, xé, nặn tôi sẽ hướng dẫn trẻ cách thực hiện một cách rõ ràng. - Ngoài ra còn các hoạt động như đón trả trẻ, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, tôi và trẻ củng cố lại kiến thức và cùng làm đồ dùng như vẽ theo ý thích, vẽ lên sân lên cát,hay cho trẻ trãi nghiệm với màu sắc, với nước, cát và để tăng cường
- hứng thú cho trẻ, tôi còn cho trẻ tích hợp các môn tạo hình vào các môn học khác nhau như môn toán : Ví dụ : Khi dạy toán, cho trẻ nặn số lượng quả gần gũi với trẻ như : Nho, cam, chuối. Dùng các cây que xếp hình vuông, hình chữ nhật, nặn khối cầu,khối trụ, khối chữ nhật. Tô màu chữ số, tô màu số lượng các loại đồ dùng gia đình. - Tôi cho trẻ tô màu các đồ vật có số lượng nhiều hơn hay ít hơn - Vẽ thêm đồ dùng cho thành viên trong gia đình. - Để có đủ đồ dùng cho từng thành viên cháu hãy vẽ thêm số lượng các loại đồ dùng đó,hoặc xé cắt dán các loại đồ dùng phù hợp. Được thực hiện những giờ ôn luyện kiến thức. So sánh và nhận biết số lượng. - Trong văn học trẻ được miêu tả lại hình ảnh nhân vật bằng cách, vẽ nặn hoặc tô màu theo trí nhớ sáng tạo của trẻ. Ví dụ: Xé dán quả bí trong câu chuyện “Hai anh em” “tô màu cái bát trong bài thơ “Cái bát xinh xinh” - Khi hoạt động góc, nhất là góc nghệ thuật trẻ được ôn luyện hoạt động tạo hình đồng thời nâng cao kiến thức mới. - Hoặc môn KPKH tôi cho trẻ dán các đồ dùng, bông hoa hay các con vật mà theo chủ đề trẻ đang theo học. - Trong thời gian trả trẻ tôi cho trẻ ôn luyện xếp hình, xé dán các loại đồ dùng gia đình, xếp ngôi nhà, vẽ đồ dùng học tập. - Khi dạo quanh sân trường cho trẻ quan sát cây xanh để có cơ sở vẽ, nặn, xé, cắt dán cây cho trẻ phân biệt đâu là gốc, gốc như thế nào với rễ, ngọn, ngọn có gì? - Vào buổi chiều tôi cho trẻ vẽ những nét cơ bản để trẻ tự rê ngòi bút hình ảnh quen thuộc theo từng chủ điểm. 4. Biện pháp 4: Khuyến khích trẻ cảm nhận tạo hình cơ hội cho trẻ nói lên ý tưởng của mình khi tham gia vào các hoạt động tạo hình. - Khi trẻ tham gia vào các hoạt động tạo hình khuyến khích trẻ nói lên suy nghĩ của mình để từ đó trẻ củng cố được kĩ năng và phát triển thẩm mỹ. - Tôi đã sử dụng biện pháp này như sau : Đầu tiên tôi cho trẻ quan sát đối tượng và sử dụng các câu hỏi gợi mở để hướng trẻ chú ý vào đối tượng để trẻ thấy được nét đặc trưng của đối tượng sau đó tôi sử dụng câu hỏi mở như: Các con quan sát gì? Quả cam có hình dạng gì? Màu sắc như thế nào? - Sau đó tôi đặt ra các câu hỏi hướng trẻ vào các hoạt động tạo hình như vẽ tô màu quả cam? - Như quả cam con sẽ vẽ như thế nào? Con sẽ tô màu gì? Con dùng màu gì để tô? Từ đó tôi mời các trẻ nói lên các ý tưởng tạo hình của mình? - Hay thông qua nhận xét các sản phẩm tạo hình tôi mời trẻ lên chọn các bức tranh đẹp và hỏi tại sao con chọn bức tranh đó ?Màu sắc tranh như thế nào? Bố cục ra sao để trẻ nói được cái đẹp của bức tranh. Sau khi trẻ có nhận xét xong thì tôi cũng nhận xét lại và phân tích cho trẻ hiểu tại sao bức tranh đó đẹp? Và tuyên dương những bạn làm tốt khuyến khích những bạn chưa làm tốt . 1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):