Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non

docx 13 trang honganh1 15/05/2023 19080
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_to.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non

  1. I.TÊN ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân giancho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non” II. PHẦN MỞ ĐẦU: 1.Lý do chọ đề tài: Như chúng ta đã biết một trong những di sản văn hóa truyền thống của người Việt Nam đó là trò chơi dân gian, đây là một loại trò chơi nhưng mang tính giáo dục cao và là nét đặc trưng của dân tộc, cứ thế trò chơi dân gian được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trò chơi dân gian được xem là hình thức giáo dục đơn giản, giúp hình thành nhân cách cũng như phát triển thể chất cho trẻ. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội hiện đại, công nghệ thông tin bùng nổ, các bậc cha mẹ luôn bận rộn với công việc nên ít có thời gian để giải thích ý nghĩa và dạy con biết những giá trị của nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, mà chỉ chú ý quá nhiều vào việc học của trẻ. PGS.TS Nguyễn Văn Huy - Giám đốc Bảo tàng dân tộc học Việt Nam cho rằng: : " Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước - đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ có ở các thành phố mà còn ở cả các vùng quê. Vì thế, giúp các em hiểu và quay về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết". Song, làm thế nào để tổ chức các trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, tạo được hứng thú, lôi cuốn hấp dẫn trẻ, giúp trẻ được quay về cội nguồn bản sắc dân tộc là một điều mà tôi luôn băn khoăn suy nghĩ. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” nhằm góp phần nhỏ bé của mình đưa các trò chơi dân gian vào trường học nhiều hơn nửa, để thỏa mản nhu cầu vui chơi của trẻ và giữ gìn được những bản sắc văn hóa của dân tộc. 2. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ thực tiễn dạy trẻ làm quen với trò chơi dân gian trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẩu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Bến Quan và các buổi tham dự chuyên đề, tiết mẫu tôi đã chọn nghiên cứu và áp dụng đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”, nhằm mục đích giúp trẻ biết đến các trò chơi dân gian nhiều hơn, tham gia vào các trò chơi dân gian một cách tích cực và hứng thú, thuộc được các bài đồng dao trong các trò chơi để từ đó phát triển đức trí thể mỹ, giúp trẻ phát triển toàn diện và biết giữ gìn, phát huy những bản sắc văn hóa của dân tộc. 3. Đối tượng nghiên cứu :
  2. Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi (Lớp mẩu giáo 5 – 6 tuổi A1) và các hoạt động giáo dục giúp trẻ làm quen với trò chơi dân gian ở trường Mầm non Bến Quan. 4. Phương pháp nghiên cứu: 5. 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận . Phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan đến thực tiễn và công tác tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: * Phương pháp điều tra: Điều tra về mức độ trẻ biết về trò chơi dân gian. - Tìm hiểu các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ đạt kết quả cao nhất. * Phương pháp quan sát: Quan sát cách trẻ chơi, cách tham gia vào trò chơi, sự hứng thú tích cực của trẻ. * Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với các đồng nghiệp để trao đổi các kinh nghiệm hay trong tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ. - Đàm thoại với phụ huynh để tìm hiểu đặc điểm của trẻ khi ở gia đình, trao đổi cách tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ để cùng phối hợp thực hiện. - Đàm thoại trực tiếp với trẻ trong quá trình thực hiện các biện pháp giáo dục. * Phương pháp trực quan: Bao gồm phương pháp làm mẫu, quan sát * Phương pháp thực hành: Bao gồm các phương pháp trò chơi, giao nhiệm vụ * Phương pháp toán học: Xử lý những số liệu khảo sát, kết quả, mức độ đạt được, để rút ra kinh nghiệm hay cho vấn đề nghiên cứu. 5. Giới hạn nghiên cứu: - Nghiên cứu tại lớp mẫu giáo 5 – tuổi A1 - Trường Mầm non Bến Quan. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: * Phạm vi: Nghiên cứu thực trạng tổ chức trò chơi dân gian ở lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1 trường mầm non Bến Quan năm học 2017 – 2018 * Kế hoạch : Thời gian thực hiện bắt đầu từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018 - Tháng 8: Nghiên cứu lý luận của đề tài - Tháng 9: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non Bến Quan. - Từ tháng 9/2017 đến tháng 4/2018: Áp dụng các giải pháp đã nghiên cứu vào thực tiễn công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhằm tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi một cách có hiệu quả cao nhất. - Tháng 4: Đánh giá, viết báo cáo. III. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận về vấn đề tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẩu giáo 5 – 6 tuổi Ở lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo.Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng. Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào: " Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực" và đã qua 10 năm thực hiện trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào trường học. Nhưng
  3. làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó với các giáo viên, đặc biệt là các giáo viên mầm non. ( Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém. Trẻ dễ dàng tham gia vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc ). Vì thế, việc tổ chức các trò chơi dân gian có hiệu quả thì chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non ngày một nâng cao, đạt được mục tiêu đề ra không phụ lòng tin của các bậc phụ huynh và sự mong muốn của xã hội. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Trường mầm non Bến Quan là một ngôi trường thân thiện với đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường là những người có tâm huyết yêu nghề mến trẻ, chúng tôi luôn mong được cống hiến tâm huyết của mình cho sự nghiệp trồng người. Việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ từ nhiều năm nay đã được nhà trường chú trọng và coi đây là nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ. Bản thân tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để tổ chức có hiệu quả các trò chơi dân gian giúp trẻ ngày càng tích cực tham gia vào trò chơi, tạo ra một hoạt động thật bổ ích đó là điều không đơn giản. Khi thực hiện đề tài này, tôi gặp những thuận lợi, khó khăn sau: 2.1.Thuận lợi: Được sự quan tâm của BGH nhà trường của bộ phận chuyên môn nhiệt tình chỉ bảo giúp đở tôi trong công tác ,tạo điệu kiện cho tôi được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, các lớp tập huấn hè để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bản thân được phân công dạy lớp 5-6 tuổi A1, độ tuổi dễ dàng tiếp thu lĩnh hội trò chơi thuận lợi hơn những độ tuổi khác trong nhà trường. Lớp tôi được trang bị khá đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, nhất là các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc tổ chức các trò chơi dân gian. Hoạt động Bé với các trò chơi dân gian ở trường đã thu hút sự quan tâm của phụ huynh nên phụ huynh đã nhận thức rất rõ tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với trẻ, phụ huynh đã chú ý đến việc hướng dẫn cho con em mình chơi ở nhà. Điều may mắn nhất là tôi được sống trong tập thể đội ngũ đoàn kết, yêu thương, quan tâm giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng như trong công việc, cùng nhau học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Từ đó tôi học được những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm quý báu. Bản thân tôi yêu nghề, mến trẻ, có ý thức vươn lên, cố gắng rèn luyện bản thân trong mọi lĩnh vực, luôn có ý thức cố gắng rèn luyện về chuẩn mực đạo đức, nhân cách, hành vi để làm gương cho trẻ noi theo. 2.2. Khó khăn: Lớp có một số cháu quá hiếu động như cháu: Thái Bảo,Bảo Châu khả năng tập trung chú ý chưa cao hay quậy phá. Bên cạnh đó, lớp lại có một số cháu khá nhút nhát, thể trạng yếu không thích tham gia các hoạt động tập thể như cháu Ngọc Hậu, Ly Ly, Minh Đức có trẻ khuyết tật về nhận thức là cháu Hoài Sang.
  4. Một số trẻ sinh ra trong gia đình làm ăn buôn bán, một số thì do kiện kinh tế gia đình khó khăn, một số chỗ ở gia đình diện tích chật hẹp nên ít có thời gian cho trẻ hoạt động giao tiếp với các trò chơi dân gian ở nhà. Vì vậy trẻ còn nhút nhát, chưa thực sự hòa mình tham gia vào các trò chơi mà lớp tổ chức, chưa tích cực chủ động để thực hiện công việc, chưa cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ của mình để tìm ra kết quả, trẻ còn phụ thuộc nhiều vào cô giáo. Số lượng các trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ mầm non, nhiều trò chơi có luật chơi khó, cách chơi phức tạp, không thể áp dụng cho trẻ. Trẻ trong cùng một độ tuổi, nhưng lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý chủ định khác nhau. Đối với lớp của tôi nhiều trẻ còn lạ lẫm với loại hình trò chơi này. Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế, trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú. Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà nó chủ yếu được lồng ghép và tích hợp vào các hoạt động khác. Do vậy,với vai trò của giáo viên chủ nhiệm bản thân tôi luôn trăn trở tìm tòi phối hợp cùng với giáo viên cùng đứng lớp để đưa trò chơi dân gian đến gần với trẻ và trẻ ngày càng hứng thú , tích cực tham gia vào các trò chơi dân gian 2.3. Kết quả khảo sát ban đầu Đối với trường chúng tôi, qua hàng năm nhà trường đã bám sát các văn bản hướng dẫn của các cấp nên đã xây dựng kế hoạch lồng ghép các trò chơi dân gian vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, tổ chức nhiều hoạt động bổ ích lồng ghép với tổ chức các trò chơi giân gian cho trẻ thu hút sự hứng thú tham gia tích cực của trẻ trong nhà trường. Để có cơ sở cho việc nghiên cứu của mình, tôi tiến hành điều tra, khảo sát tình hình của trẻ ở lớp tôi đầu năm. Qua điều tra khảo sát kết quả cho thấy như sau: STT Nội dung tiêu chí khảo sát Số trẻ đạt Tỉ lệ % 1 Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi dân gian 20/29 68,9% 2 Kỹ năng chơi các trò chơi dân gian 10/29 34,5% 3 Trẻ tham gia chơi tích cực vào trò chơi dân 15/29 51,7% gian trong các hoạt động 4 Thuộc lời các bài ca dao, đồng dao trong các trò chơi 12/29 41,4 % dân gian. Từ thực tế trên, là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi băn khoăn suy nghĩ, làm thế nào để tìm ra giải pháp, những cách làm hay để tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ được tốt, đưa chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong nhà trường đạt kết quả cao và tôi đã sử dụng một số biện pháp và cách làm sau: