Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp huy động trẻ nhà trẻ đến trường

docx 15 trang Minh Hường 20/08/2023 15422
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp huy động trẻ nhà trẻ đến trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_huy_dong_tre_nha_tre.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp huy động trẻ nhà trẻ đến trường

  1. 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp huy động trẻ nhà trẻ đến trường 2. Lĩnh vực áp dụng: Giải pháp quản lý 3. Tên tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Lý Nữ Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Mầm non Năm sinh: 1974 Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường mầm non Gia Lương 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Gia Lương 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Mầm non Gia Lương 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất như: trường, lớp, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học, sân chơi, vườn trường. Con người: học sinh, giáo viên, phụ huyn. 5. Thời gian sáng kiến được áp dụng: Từ tháng 8/2014 Áp dụng trong các trường mầm non vùng nông thôn Tóm tắt sáng kiến 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Một trong những nhiệm vụ chính của giáo dục mầm non hiện nay là “Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường”. Những năm học trước tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến trường ở trường chúng tôi gần cuối năm học mới đạt 46-48%. Làm thế nào để các cháu nhà trẻ đến trường đạt chỉ tiêu kế hoạch ngay từ đầu năm học, điều này
  2. khiến tôi ngày đêm trăn trở, nghiên cứu đưa ra các biện pháp để huy động trẻ nhà trẻ đến trường. 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến - Điều kiện: Về cơ sở vật chất như: phòng học, bếp ăn, đồ dùng đồ chơi, sân chơi, vườn trường ; giáo viên; học sinh; phụ huynh - Thời gian: Sáng kiến áp dụng từ tháng 8/2014 - Đối tượng áp dụng: Cán bộ quản lý các trường mầm non 3. Nội dung sáng kiến Để thực hiện tốt mục tiêu trên ngay từ đầu năm học các trường mầm non trong huyện phải cố gắng vượt bậc, có nhiều giải pháp mới, thì mới có thể làm tốt được: Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, cháu là con thứ mấy của bố mẹ, lý do vì sao phụ huynh chưa đưa con đến trường .sau đó lựa chọn biện pháp chủ đạo để thực hiện. Các biện pháp được thực hiện như sau: Thống kê danh sách trẻ nhà trẻ chưa đến trường. Phối kết hợp với các ban, ngành đoàn thể, các thôn tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh. Thực hiện công tác tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã, của các thôn. Cử cán bộ, giáo viên đến tận nhà vận động, thuyết phục người dân đưa trẻ đến trường. Tổ chức các hoạt động lớn như ngày lễ, ngày hội, hội thi. Xây dựng môi trường học tập vui chơi thân thiện, an toàn cho trẻ tạo sự gắn bó giữa trò với cô, với trường lớp. Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại trường. Biện pháp mà tôi cho là đạt hiệu quả cao đó là các biện pháp về tuyên truyền vận động. Những năm học trước tôi chưa chú ý đến việc viết bài tuyên truyền, bài viết còn sơ sài, không có dẫn chứng cụ thể, đến năm học này tôi tập trung nghiên cứu
  3. để viết bài tuyên truyền, đây là điểm mới của sáng kiến. Bài viết tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ hiểu, xúc tích nhưng nổi bật được trọng tâm, có lý giải giữa lý luận và thực tiễn, có minh chứng cụ thể, chính xác khẳng định được vấn đề đưa ra để thuyết phục người nghe. Chính vì vậy từ đầu năm học tới nay tôi đã viết được 5 bài phát trên loa truyền thanh của xã điều này đã giúp phụ huynh nhận thức được sự cần thiết phải đưa con cháu tới học tại trường mầm non. Đề tài sáng kiến áp dụng trên địa bàn rộng đối với tất cả các trường mầm non vùng nông thôn trong huyện, trong tỉnh. Thông qua công tác tuyên truyền vận động phụ huynh đưa trẻ đến trường bằng biện pháp viết bài tuyên truyền không tốn kém về mặt kinh tế nhưng đạt hiệu quả cao: Đối với phụ huynh có nhận thức tiến bộ, có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà, trẻ đến trường phụ huynh có điều kiện làm kinh tế tăng thu nhập cho gia đình. Đối với trẻ: Trẻ được chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường tốt nhất, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, cân đối, hài hòa, đặc biệt là trẻ được học tập xuyên suốt từ các lớp nhà trẻ đến các lớp mẫu giáo đây là tiền đề để trẻ vững vàng bước vào lớp một trường tiểu học. Về phía nhà trường: Đảm bảo số lớp, số cháu theo quy định, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch giao, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. 4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến Sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên, đến nay trẻ nhà trẻ đến lớp tăng nhanh so với cùng thời gian của những năm học trước, đến nay đã đạt chỉ tiêu kế hoạch. Sĩ số lớp ổn định, trẻ ngoan, có nền nếp thuận lợi cho giáo viên tổ chức các hoạt động học và hoạt động vui chơi, tổ chức được nhiều hoạt động cho trẻ khám phá trải nghiệm 5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến Các cấp các ngành quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
  4. 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Chăm sóc sức khỏe cộng đồng nói chung, sức khỏe trẻ thơ nói riêng, từ nhiều năm nay đã được gia đình- nhà trường và toàn xã hội quan tâm. Vì sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của các thế hệ tương lai của đất nước, vì một vóc dáng Việt Nam vươn cao sánh vai với bạn bè năm châu. Vì thế các gia đình cần phải có nhận thức tốt về kiến thức và phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ theo khoa học. Trường mầm non là nơi giúp các cháu phát triển một cách toàn diện, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Trong những năm học trước, công tác huy động trẻ mầm non đến trường ở trường chúng tôi tuy đã được phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đánh giá là một đơn vị mạnh, hàng năm đã huy động được 100% trẻ 4 tuổi và 5 tuổi đến trường. Bên cạnh đó vẫn còn hạn chế đó là số trẻ ở độ tuổi nhà trẻ đến trường đạt tỷ lệ chưa cao. Trách nhiệm trong việc vận động để huy động trẻ mầm non đến trường là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, trong đó trách nhiệm chính thuộc về người Hiệu trưởng Quản lý trường mầm non. Xác định rõ được nhiệm vụ trọng trách của mình, bản thân tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm cách nào để nâng cao tỉ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến trường, để các cháu được học tập Chương trình giáo dục mầm non xuyên suốt từ nhà trẻ đến lớp mẫu giáo 5 tuổi, các cháu được vui chơi, ca hát, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đúng với yêu cầu độ tuổi, giúp các cháu vững vàng bước vào lớp một trường Tiểu học. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp huy động trẻ nhà trẻ đến trường” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Cơ sở lý luận: Đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mục tiêu của Đảng ta là “Làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Vì vậy chăm sóc sức khỏe trẻ thơ hôm nay sẽ góp phần chất lượng cuộc sống người Việt Nam, phát triển lực lượng lao động có trí tuệ, có trình độ.
  5. Để đáp ứng kịp thời mục tiêu và nhiệm vụ trên, bậc học mầm non không ngừng phải đổi mới về mọi mặt: Số lượng, chất lượng, cơ sở vật chất, cũng như nội dung chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên nằm trong hệ thống giáo dục Quốc dân, có nhiệm vụ “Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường”, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 3.Thực trạng của vấn đề 3.1. Thuận lợi: Trường mầm non chúng tôi luôn được sự chỉ đạo sâu sát của phòng Giáo dục và Đào tạo và sự quan tâm của Đảng ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân xã, các ban ngành đoàn thể, các thôn. Đặc biệt là sự tin tưởng của các bậc phụ huynh về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Nhà trường được xây dựng kiên cố, khang trang, sạch sẽ, sân chơi ngoài trời có đủ các loại đồ chơi. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường 100% đạt chuẩn, trong đó có 81% trên chuẩn, đa số giáo viên đều nhiệt tình, chịu khó, yêu nghề mến trẻ. Cán bộ, giáo viên, nhân viên đều là người địa phương nên công tác huy động trẻ đến trường có nhiều thuận lợi hơn. 3.2. Khó khăn: Là xã thuần nông đặc canh cây lúa, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn bố mẹ các cháu đi làm công ty, một số gia đình đi làm ăn xa để con cho ông bà ở nhà trông, ông bà không giám quyết định cho trẻ đến trường mà còn phụ thuộc vào cha mẹ các cháu. Một số phụ huynh có con ở độ tuổi nhà trẻ các cháu là con đầu của bố mẹ, được gia đình nâng niu chăm sóc họ quan niệm rằng trẻ còn rất bé, còn vụng về đủ đường, nếu cho trẻ đi học sẽ gặp nhiều khó khăn. Một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên cũng chưa cho trẻ đến trường.
  6. Mặt khác một phần do công tác chỉ đạo chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại trường vẫn còn hạn chế. Các bài viết tuyên truyền trên loa tuyền thanh của xã đạt hiệu quả chưa cao, chưa thuyết phục người nghe. Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, một số giáo viên trẻ chưa khéo léo, còn thiếu kinh nghiệm khi giáo tiếp với phụ huynh nên công tác huy động trẻ đến trường những năm trước đạt tỉ lệ chưa cao. 3.3. Điều tra thực trạng Tổng huy động trẻ nhà trẻ đến trường Thời điểm Tổng 0 tuổi Tỉ lệ % 1 tuổi 2 tuổi Tỉ lệ % cộng Năm học 9/2012 0 0 0 30 30 18 2012-2013 2/2013 0 0 7 60 67 38 Năm học 9/2013 0 0 0 33 33 19,8 2013-2014 2/2014 0 0 11 57 68 40,7 Nhìn vào bảng so sánh trên ta thấy số lượng huy động trẻ đến trường ở độ tuổi nhà trẻ chưa cao, số trẻ nhà trẻ gần cuối năm học mới huy động đạt tỉ lệ hơn 40 %, so với số lượng cháu trong tuổi điều tra. Trước những khó khăn và thực trạng trên tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi nhiều giải pháp để tuyên truyền, vận động phụ huynh tích cực đưa trẻ ở độ tuổi nhà trẻ đến trường đạt chỉ tiêu kế hoạch ngay từ đầu năm học. Trong năm học này nhiệm vụ huy động trẻ nhà trẻ đến trường ở trường mầm non chúng tôi đã có chuyển biến tích cực tới thời điểm này đã đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tôi xin mạnh dạn trình bày một số biện pháp huy động trẻ nhà trẻ đến trường để các bạn tham khảo. 4. Một số biện pháp huy động trẻ nhà trẻ đến trường 4.1. Thống kê danh sách trẻ nhà trẻ chưa đến trường
  7. Đây là việc làm rất quan trọng và cần thiết của mỗi nhà trường trước khi bắt đầu vào năm học mới, lập danh sách đầy đủ và chính xác những trẻ chưa đến trường, sẽ giúp cho cán bộ quản lý trường mầm non chọn cho mình một hướng đi. Vì vậy hàng năm cứ vào thời gian từ ngày 6-10 tháng 9 là Ban giám hiệu yêu cầu các lớp nhà trẻ lập danh sách những cháu đã đến lớp và danh sách những cháu chưa đến lớp riêng từng thôn. Sau đó gửi tới giáo viên ở từng thôn rà soát lại xem những cháu đó có chuyển đi hay không và chốt danh sách. Trong khi cử giáo viên đi rà soát lại danh sách trẻ kết hợp tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ khéo léo trò chuyện, tuyên truyền về giáo dục mầm non cùng với việc vận động trẻ ra lớp. Tùy vào trường hợp cụ thể ở mỗi gia đình giáo viên có mỗi cách thuyết phục khác nhau sao cho mọi người điều có thể hiểu sự cần thiết của giáo dục mầm non, và hiểu được ở độ tuổi nào thì cần đưa trẻ đến trường. Sau khi có số liệu của từng thôn tôi tiến hành tổng hợp trẻ trong toàn xã, trên cơ sở đó tôi nắm vững số trẻ ở từng độ tuổi, từng thôn trên địa bàn xã, số trẻ đã đi học, số trẻ đăng ký đi học trong năm học, số trẻ chưa đăng ký đi học và lý do, mặt khác tôi còn biết được những gia đình nào thuộc hộ nghèo, hộ chính sách, những gia đình khó khăn nhưng không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo Chính vì làm tốt công tác thống kê số trẻ ở trên, kết hợp với công tác tuyên truyền, vận động trẻ ra lớp, tôi đã xây dựng kế hoạch một cách đầy đủ, chính xác, số liệu luôn nhất quán như nhau từ đầu năm đến cuối năm, không bị lệch lạc thiếu sót khi báo cáo cấp trên. Mặt khác tôi đã nắm vững hoàn cảnh cụ thể ở từng gia đình chưa cho trẻ đến trường để có cách tiếp cận vận động trẻ đến trường đạt hiệu quả nhất. 4.2. Phối kết hợp với các ban, ngành đoàn thể, các thôn tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh Vào đầu năm học, tôi đã lập kế hoạch cụ thể về công tác huy động trẻ đến trường và báo cáo với lãnh đạo địa phương trong hội nghị giao ban Bí thư chi bộ của tháng các nội dung cụ thể: Tổng số trẻ trong độ tuổi, số lượng trẻ cần huy động đến trường, tỉ lệ đạt so với từng độ tuổi, số lượng trẻ huy động đối với từng thôn, xóm và gửi trực tiếp cho đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã để nắm bắt và giúp nhà trường triển khai trong các cuộc họp quan trọng của xã. Đồng thời tôi đã phối kết hợp với các đoàn thể như: Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, các ông bà bí thư, trưởng thôn ở các thôn gặp gỡ trực tiếp để trao đổi về kế hoạch nhiệm vụ huy động trẻ mầm non đến trường trong năm học ở