Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ Mẫu giáo lớn

doc 19 trang sangkien 9780
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ Mẫu giáo lớn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_hinh_thanh_ky_nang_so.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ Mẫu giáo lớn

  1. Biện pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn MỤC LỤC I. Lí do chọn đề tài trang 02 II. Thực trạng 02 III. Đặc điểm 02 IV. Biện pháp 03 A. Giáo dục qua các hoạt động hàng ngày 03 1. Kỹ năng 03 a. Kỹ năng chăm sóc bản thân 03 b. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân 13 2. Kỹ năng sống tự tin 17 3. Kỹ năng sống hợp tác 18 4. Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu 19 5. Kỹ năng giao tiếp 20 6. Kỹ năng sống trong cộng đồng 21 B. Phối hợp với phụ huynh 22 V. Kết quả 23 VI. Bài học kinh nghiệm 23  Người viết: Nguyễn Thị Huệ Trường Mẫu Giáo Minh Thạnh1
  2. Biện pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn I/. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: “Trẻ em là tương lai của đất nước” đó là khẩu hiệu mà ai ai cũng biết.Trẻ em chính là những bông hoa chủ nhân tương lai của đất nước quyết định sự phát triển của đất nước. Thế nhưng ta có thể nhận thấy rằng trong hành trang bước vào đời của trẻ còn rất nhiều sự thiếu hụt về kiến thức sống, trong đó có sự thiếu hụt về kỹ năng sống. Đây là một trong những yếu tố góp phần hình thành nhân cách của. Mặc dù một đứa trẻ có thông minh đến đâu nhưng nếu đứa trẻ đó thiếu đi kỹ năng sống thì khi gặp khó khăn trẻ sẽ không biết cách giải quyết khó khăn đó. Vì vậy song song với việc trang bị cho trẻ những kiến thức cần thiết, cũng cần phải trang bị cho trẻ những kỹ năng sống để trẻ có thể đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày . Ở Việt nam, từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phát động phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực”, với yêu cầu tăng cường sự tham gia của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Trong các nội dung thực hiện thì có nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Nhưng kỹ năng sống không phải mỗi con người sinh ra đã có sẵn, mà nó được hình thành từ những thói quen thực hiện lâu ngày và thường xuyên tạo thành một kỹ năng sống . Cần phải khẳng định việc đứa trẻ thích nghi nhanh hay chậm, hình thành kỹ năng sống diễn ra lâu hay mau phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đúng đắn trong việc chuẩn của người lớn đối với trẻ . Nhất là khi tình trạng trẻ em thiếu hụt kỹ năng sống ngày càng nhiều, thì việc giáo dục những kỹ năng cần thiết để các em bước vào đời là một việc làm đáng được quan tâm. Chính vì thế cho nên trong quá trình dạy trẻ về kỹ năng sống tôi đã nghên cứu và tìm hiểu các biện pháp để hình thành cho trẻ kỹ năng sống, cho nên tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn” II/. THỰC TRẠNG : Năm học 2013- 2014 tôi được nhà trường phân công dạy lớp lá 3. Tổng số học sinh là 38 cháu trong đó có 18 nam, 20 nữ.Trong đó có 19 cháu là học sinh mới học năm đầu tiên. III/. ĐẶC ĐIỂM: 1/ Thuận Lợi: a.Thuận lợi chung: Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phát động phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa phương. Phòng giáo dục- Đào tạo cũng đã có kế hoạch cho các giáo viên đi học các lớp tập huấn kĩ năng sống cho trẻ do sở tổ chức trong các năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ  Người viết: Nguyễn Thị Huệ Trường Mẫu Giáo Minh Thạnh2
  3. Biện pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn sức khỏe, kỹ năng tự tin, rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, các tệ nạn xã hội, kĩ năng chăm sóc bản thân, kĩ năng tự bảo vệ bản thân b. Thuận lợi chủ quan - Được sự quan tâm của BGH trong việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất. - Được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, Phòng giáo dục, Sở giáo dục về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ cán bộ giáo viên- công nhân viên - Các đồng nghiệp thường xuyên quan tâm giúp đỡ nhau trong công tác chuyên môn nghiệp vụ. - Tất cả trẻ trong lớp đều cùng một độ tuổi nên đều kiện phát triển tâm lý tương đối đồng đều. - Lớp có trang bị đủ đồ dùng, đồ chơi, đồ dùng học tập cho trẻ. - Bản thân tôi nắm được một số kiến thức về kỹ năng sống. - Lớp có đủ giáo viên 2 cô/ lớp và có sự thống nhất về phương pháp giáo dục trẻ - Có sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh và nhà trường trong việc nuôi dưỡng chăm sóc cũng như giáo dục trẻ. 2/ Khó Khăn: Đối với phụ huynh Về phía các bậc cha mẹ luôn nóng vội trong việc dạy con do đó, khi trẻ về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ thì lo lắng một cách thái quá! Đồng thời lại chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ, chỉ chú ý đến khâu dạy, mà không chú ý đến con mình ăn, uống như thế nào, trẻ có biết sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống hay không? Và vì sao chúng ta cần những đồ dùng, vật dụng đó? Những đồ dùng đó để làm gì? Đối với giáo viên mầm non Phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tập trung nhiều nội dung chung cho các bậc học, giáo viên chưa hiểu nhiều về nội dung phải dạy trẻ lứa tuổi mầm non những kỹ năng sống cơ bản nào, chưa biết vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Đa số giáo viên trẻ tuổi năng động, sáng tạo nhưng lại khó trong công tác bồi dưỡng do nhận thức về nghề chưa sâu sắc. - Trường nằm trên địa bàn vùng sâu vùng xa nên điều kiện cơ sở vật chất, các thông tin còn nhiều hạn chế. - Do không đủ lớp học nên các trẻ không được học qua lớp chồi nên khi lên lớp lá trẻ còn nhiều bở ngỡ và rất thụ động - Đa số phụ huynh là công nhân, nông dân ít có thời gian quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ - Các cháu ở nhà đều được ba mẹ cưng chiều thường làm hết việc cho trẻ nên khi rèn kỹ năng sống cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn.  Người viết: Nguyễn Thị Huệ Trường Mẫu Giáo Minh Thạnh3
  4. Biện pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn - Một số trẻ mới đi học năm đầu tiên nên cũng phần nào ảnh hưởng đến việc rèn các kỹ năng cho trẻ. * Từ các thuận lợi và khó khăn trên tôi đã có các biện pháp như sau: IV/ BIỆN PHÁP: 1./ Biện pháp giúp giáo viên xác định những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non: Đối với tâm sinh lý trẻ dưới sáu tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá. Trên thực tế kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian đầu của năm học chính là những kỹ năng sống như: sống hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp,chăn sóc bản thân, sống trong cộng đồng, tự bảo vệ bản thân. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ . 2/Biện pháp cụ thể nội dung của những kỹ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ: + Kỹ năng sống tự tin : Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, mạnh dạn, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin mạnh dạn, trong mọi tình huống, ở mọi lúc mọi nơi. + Kỹ năng sống hợp tác: Thông qua các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông, chia sẻ và cùng làm việc với các bạn. + Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao được học, được khám phá, tím tòi. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu, các đồ dùng đồ chơi và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò khám phá tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng,qua các câu chuyện, đồ chơi, hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ,mới mẽ với trẻ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được. + Kỹ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác nghe và hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là một kỹ năng cơ bản và quan trọng đối với trẻ. Nó có vị trí chủ yếu so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và khám phá khoa học. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay một điều nào đó, thì trẻ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ. + kỹ năng chăm sóc bản thân: Đây là kỹ năng cần thiết phải dạy trẻ vì ở nhà ba mẹ thường làm hết cho trẻ nên khi đến trường trẻ không tự mình làm  Người viết: Nguyễn Thị Huệ Trường Mẫu Giáo Minh Thạnh4
  5. Biện pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn được. Do đó giáo viên cần dạy trẻ những kỹ năng: lựa chọn trang phục, đánh răng, ăn uống, đi giày dép, lau mặt, rửa tay, chải đầu Ngoài ra, ở trường mần non giáo viên cần dạy trẻ nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất. không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. V / Giáo dục qua các hoạt động hằng ngày 1/ Kỹ năng sống tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm trong quá trình dạy trẻ là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ Ví dụ 1: Cô tổ chức cho trẻ tham thi chương trình “ người dẫn chương trình” + Mục đích : Giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp + Chuẩn bị : Micro, hoa Tiến hành : Cho trẻ lên đóng giả làm những thí sinh thi giới thiệu về tên, tuổi, địa chỉ nhà, sở thích của bản thân, các thành viên trong gia đình Cô gợi ý và khuyến khích trẻ nhút nhát tham gia , bạn nào làm tốt cô thưởng cho một bông hoa Ví dụ 2: Giáo dục trẻ mạnh dạn phát biểu ý kiến qua bài thơ: Giờ học Mỗi khi vào lớp Bé nhớ giơ tay Bé nhớ chào cô Phát biểu cho hay Giờ học đến rồi Để cô khen nhé Không làm ồn ào Ngồi đẹp ngồi ngay Lắng nghe cô giảng Giờ học hăng say Khi nào muốn hỏi Cùng nhau học tốt ( Sáng tác ) Ví dụ 3: tổ chức cho trẻ tham gia thi văn nghệ trong các buổi liên hoan ở trường ,lớp 2/ Kĩ năng chăm sóc bản thân- Chăm sóc và tự bảo vệ bản thân. a/ Kỹ năng chăm sóc bản thân * Kỹ năng lựa chọn trang phục Đối với trẻ lớp lá việc tự mặc quần áo trẻ đã làm khá tốt, nên dạy trẻ cách lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với bản thân cũng như sở thích của trẻ mình, trẻ biết xếp quần áo gọn gàng Ví dụ 1: Tổ chức cho trẻ tham gia trò chơi “Bé làm người mẫu ” + Mục đích: Trẻ biết cách lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với bản thân như về màu sắc, kích cỡ , hoa văn, chất liệu + Chuẩn bị : Mỗi trẻ từ 1-2 bộ quần áo  Người viết: Nguyễn Thị Huệ Trường Mẫu Giáo Minh Thạnh5