Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học

doc 16 trang sangkien 13080
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_hoc_tot_mon.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học

  1. MÔN:LÀM QUEN VĂN HỌC ĐỀ TÀI Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1) Yêu cầu của nghành. Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi còn sống Bác rất quan tâm đến mọi người, nhất là các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác chú trọng từ bửa ăn, giấc ngủ và sự tiến bộ của các cháu. Bác hồ nói: “Trẻ thơ như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành ngoan” Đúng như vậy, trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây, hồn nhiên như tờ giấy trắng. Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình trăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều kỳ lạ, thần tiên. Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức như tạo hình, hoạt động với đồ vật, môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, nhân cách con người “làm quen văn học” là một hoạt động không thể thiếu được đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì thông qua các hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học là loại hỉnh nghệ thuật, đặc sắc, nghệ thuật nghành từ không thể thiếu được trong đời sống con người. Đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ thơ, từ buổi đầu thơ ấu trẻ đã sống tran hòa trong không khí lời ru “ầu ơ” đầy yêu thương tận tình của mẹ, bà và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ. Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết, đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Nói những tiếng nói, đi những bước đi đầu tiên, ngôn ngữ trau chuốt của trẻ, ca dao, chuyện kể là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biết được việc làm tốt, biết yêu càu đẹp, cái thiện, gét cái ác độc, phê phán những việc xấu, kính yêu Bác Hồ, thật thà, ngoan ngoãn và còn là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng, mà đặc biệt ở trẻ, nhà trẻ thì vốn từ và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ, trẻ nói mạch lạc, nói diễn cảm, nói day, nói đúng câu, đúng từ và đúng ngữ pháp. Qua việc cho trẻ làm quen văn học chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẫm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: Lòng yêu thiên nhiên ở quả, cây hoa lá, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em. Thông qua hoạt động này trẻ làm tái tạo và sáng tạo
  2. thêm những tình tiết của tác phẩm một cách hồn nhiên phù hợp với nội dung của tác phẩm. Thông qua sự hiểu biết, trí tưởng tượng của trẻ. Đồng thời trẻ đọc thuộc thơ, kể lại chuyện được. Chính vì thế để đạt được mục đích của môn học: làm quen với văn học bản thân tôi đã nghiên cứu suy nghĩ, tìm ra một số biện pháp để giảng dạy tốt môn: Làm quen văn học. 2) Thực trạng ban đầu. Qua các năm thực hiện chuyên đề cho trẻ làm quen TPVH- LQCV, giáo viên đã thực sự có nhiều đầu tư vào việc nâng cao các phương pháp, hình thức cho trẻ LQTPVH đã chú trọng nhiều đến việc đọc, kể diễn cảm và dạy trẻ kể lại chuyện, kể sáng tạo dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Song việc dạy trẻ đóng kịch còn còn có nhiều hạn chế. Chưa có sáng tạo trong việc chuyển thể từ chuyện kể sang kịch bản sân khấu, không tạo ra được tính kịch - sự kiện - sự biến, lời thoại còn dài dòng khó hiểu, giáo viên còn nặng nề trong việc dẫn chuyện làm cho kịch bản trở nên rời rạc - kém hấp dẫn. Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên khả năng còn cảm nhận các tác phẩm văn thơ chuyện còn hạn chế giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng, sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa cao. Hầu hết các vở kịch còn thiếu các yếu tố phụ trợ như: Âm thanh, cảnh trí, trang phục làm cho hoạt động đóng kịch không thu hút được sự chú ý của trẻ. Giáo viên chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đóng kịch cho trẻ - nếu có thì chủ yếu là trong tiết học. Còn trong các giờ chơi, các buổi sinh hoạt thì hầu như chưa có. Đối với nghành giáo dục yêu cầu trẻ “học mà chơi, chơi mà học” thông qua các tác phẩm văn học một cách nhẹ nhàng, gần gũi hơn. 3) Giải pháp đã sử dụng. Qua áp dụng thực hiện chuyên đề: Làm quen năn học trong trường Mầm non. Đây là một chuyên đề lớn, không kém phần quan trọng khi thực hiện chuyên đề này giáo viên cần nghiên cứu kỹ tài liệu chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên tham gia dự giờ các tiết dạy thơ, chuyện để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. Từ đó tôi nhận thấy rằng bộ môn làm quen văn học có tầm quan trọng trong việc phát triển nhận thức, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và qua đọc thơ kể chuyện làm giàu vốn từ cho trẻ, rèn luyện khả năng phát âm và cách diễn đạt mạch lạc. Các tác phẩm thơ chuyện chỉ có thể phát huy tác dụng của nó khi cô biết chuyển tải được tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung tác phẩm thông qua các hình thức nghệ thật hấp dẫn, phong phú, đa dạng. Qua đó giúp trẻ phát huy được tính tích cực cá nhân- tự tin- độc lập-
  3. sáng tạo- hình thành tư duy- khả năng ghi nhớ có chủ đích, những tình cảm đạo đức tốt đẹp có khả năng hoạt động nghệ thuật, sáng tạo. Thường xuyên nghiên cứu kỹ các bài soạn, soạn bài trước khi giảng dạy. Làm, mua sắm, sưu tầm đủ đồ dùng, đồ chơi phong phú hấp dẫn với trẻ và đảm bảo tính khoa học như: Tranh, con rối, vật thật . Để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học tôi lựa chọn các hình thức tổ chức phù hợp, hấp dẫn như qua tổ chức hội thi: “Bé yêu thơ”; câu đố, tham quan và đặc biệt là chọn những hình ảnh thật, đẹp và những nhân vật ngộ nghĩnh sáng tạo đưa vào công nghệ thông tin để trẻ hòa nhập , hóa thân vào các nhân vật trong tác phẩm mà tôi lồng ghép được. Đề rồi từ chở trẻ trăm chú xem, lắng nghe cô giới thiệu dẫn đến trẻ nắm bắt được nội dung tiết học một cách chủ động. Với từng bài dạy, thể loại tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính lôgic, để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi theo phương trâm: “lấy trẻ làm trung tâm” để phát huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ, tình liên hệ thực tiễn, sáng tạo phù hợp với từng nội dung của bài mà trẻ không bị áp đặt một cách gò bó. Cùng với từng bài dạy, tôi dùng các thủ thuật khác nhau để dẫn dắt vào bài chuyển hoạt động một cách linh hoạt ví như trông một tiết kể chuyện : “Bác gấu đen và hai chú thỏ” vào đầu tôi cho trẻ chơi: “Trời nắng, trời mưa”. Hỏi trẻ: “Con gỉ đi tắm nắng”. Cô giói thiệu chuyện và kể cho trẻ cho trẻ nghe, sau đó cô kể kết hợp cho trẻ tri giác bẳng tranh, con rối, cho trẻ xem “Chương trình bông hoa nhỏ” từ đó trẻ dễ nhận thấy, phân tích tính cách nhân vật, biết đâu là thiện - ác, đâu là tốt đẹp - xấu để trẻ hướng tới cái đích mà trẻ cần làm đó là biết yêu thương, giúp đỡ như trẻ yêu bạn “thỏ trắng” giúp “Bác gấu đen” (chuyện “bác gấu đen và hai chú thỏ”). Làm những công việc nhỏ mà có lể giáo như lấy tăm, bưng nước mời ông bà, giúp cô lau bán, ghế . - Hay với tiết dạy thơ : Bó hoa tặng cô - Đầu tiên cô cho trẻ chơi trò chơi “ gieo hạt” - Bác nông dân vừa trồng vườn hoa rất đẹp mời lớp mình đến thăm quan, nào chúng mình cùng đi .Các cháu vừa đi vừa làm bác nông dân quốc đất - Các cháu thấy vườn hoa như thế nào? Khi cho trẻ tham quan vườn hoa giúp trẻ nhận biết được các loại hoa , cách chăm sóc hoa, ích lợi của hoa. - Trè vừa được tham quan vườn hoa vừa được nghe cô đọc thơ làm cho trẻ thích thú. Khi đọc thơ lần 1 cô hỏi + Cô vừa đọc bài thơ gí do ai sáng tác? - Trong bài thơ các bạn nhỏ hái hoa tặng cô nhân nhịp gì? ( 8/3) - Ngày 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ ngày của các bà, các mẹ, các cô, các chị. - Lớp mình cùng đi hái hoa nào? - Cô đọc lần 2 theo tranh
  4. + Trích dẫn nội dung bài thơ - Lần 3: cô đọc thơ tranh chữ to - Các cháu ơi trong tháng này có một ngày lễ rất ngày lễ của các thầy cô giáo đó là ngày gì vậy? ( ngày 20/11) + Đàm thoại: Bạn nào trả lời giỏi được thưởng một phần quà - Các bạn nhỏ trong bài thơ hái hoa tặng ai? Nhân nhịp gì? ( tặng hoa cho cô, nhân nhịp 8/3) - Bó hoa của bạn nhỏ có những loại hoa gì? Màu sắc như thế nào?( trẻ trả lời) - Khi tặng hoa các bạn nhỏ hồi hộp như thế nào? - Tình thương của cô giáo đối với các bạn nhỏ như thế nào? - Các cháu sẽ làm gì cho cô giáo vui lòng ( trẻ kể) - Gíao dục: Các cháu phải học ngoan, vâng lời cô, biết giúp cô những công việc vừa sức như phụ cô cất đồ dùng, đồ chơi, xếp bàn ghế gọn gành, khi thấy sân trường có là vàng rơi các cháu nhặt bỏ vào sọt rác Sau đó cho trẻ đọc thơ - Các cháu ơi các bạn nhỏ trong bài thơ đã đi hái hoa tặng cô, các cháu đã có gì để tặng cô chưa ? vậy lớp mình sẽ đi hái hoa tặng cô nhé! - Chia 2 đội mỗi đội 5 cháu Đội 1 cháu hái hoa có chữ u Đội 2 cháu hái hoa có chữ ư - Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bạn đầu hàng sẽ bật liên tục qua 3 vòng lên hái hoa theo quy định bỏ vào giỏ của đội mình và chạy về cuối hàng đứng bạn đầu hàng tiếp tục lên hái hoa - Khi hái hoa tạo sự hứng thú cho trẻ và còn kết hợp giúp trẻ rèn luyện chữ cái. Cô giáo khi dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện giọng của cô phải chuẩn xác, diễn đạt trôi chảy phủ hợp với từng bài, cô phát âm không ngọng. Khi dạy trẻ đọc thơ cô chú ý nghe trẻ đọc và phát hiện ra trẻ nói ngọng, đọc sai để sửa cho trẻ như cô đọc lại để cho trẻ đọc theo nhiều lần và động viên trẻ “ con đọc gần giỏi rồi”. Thi đua giữa các tổ với nhau để phát hiện tổ nào đọc tốt hơn để dẫn đến nhiều trẻ đọc tốt. Dạy trẻ nói đủ câu, cô nói trước và cho trẻ nhắc lại nhiều lần hoặc cho trẻ khác giúp đỡ các bạn. Trong giờ học cô luôn chú ý bao quát chung để tìm hiểu đặc điểm của từng trẻ để gần gũi động viên trẻ giúp đỡ những trẻ còn yếu kém, đưa trẻ vào hoạt động với các bạn có nề nếp hơn, hứng thú hơn. Ngoài những hoạt động chung của tiết học Làm quen văn học tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc và cũng cố tích lũy những biểu tượng mà cô đã cung cấp cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi như dạo chơi ngoài trời, trong các môn học khác, trong vui chơi đồng thời đặt nền móng cho giờ học sau đặt kết quả cao.