Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển thẩm mỹ môn Âm nhạc

doc 27 trang sangkien 11740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển thẩm mỹ môn Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_pha.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển thẩm mỹ môn Âm nhạc

  1. ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI PHÁT TRIỂN THẨM MỸ MÔN ÂM NHẠC I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu được đối với đời sống con người. Nếu thiếu âm nhạc thì cuộc sống của con người chẳng khác gì cây xanh thiếu ánh sáng mặt trời để quang hợp.Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà, trong trẻo của âm nhạc là dòng sữa ngọt ngào giúp trẻ phát triển toàn diện. Không như các loại hình nghệ thuật khác: hội hoạ, văn học, điện ảnh , âm nhạc không hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể. Âm nhạc bằng những ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, trường độ, hoà âm, tiết tấu cùng với thời gian đã thu hút, hấp dẫn, làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi. trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ. Thông thường, khi nghe nhạc, ai cũng đều có ý muốn cử động theo tiết tấu. Tay đung đưa, chân gõ nhịp, đầu lắc lư, đó chính là hình thức múa tự phát. Nhiều khi các em nhỏ vừa nghe nhạc, vừa ngẫu hứng điệu múa có tiết tấu độc đáo của mình. Giữa âm nhạc và vận động có mối liên hệ trực tiếp, xuất phát từ tâm lý, đó là cơ quan thính giác và cơ quan cảm giác về chuyển động và thăng bằng.Đối với trẻ Mẫu giáo, do đặc điểm hồn nhiên, ham hoạt động nên mối quan hệ giữa âm nhạc và vận động được hình thành dễ dàng. Các bài hát, bản nhạc tạo cho trẻ những cảm xúc mạnh mẽ, trẻ vận động phù hợp với đặc tính của âm nhạc. Ở đây âm nhạc giữ vai trò chủ đạo còn vận động là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc. Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác, nhịp điệu, sự khéo
  2. léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc. Ngoài ra còn làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ ,bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè. Hiện nay, chương trình âm nhạc đang được phổ biến rộng rãi trong các trường Mầm non, nhằm giúp cho việc thực hiện giáo dục âm nhạc cho trẻ theo đúng chương trình quy định, đồng thời giúp giáo viên có được những cơ hội và điều kiện thể hiện khả năng của mình. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều giáo viên chưa chú ý hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, có biện pháp thiết thực trong quá trình dạy trẻ, dẫn tới kết quả đạt được chưa cao so với yêu cầu.Vì vậy, áp dụng biện pháp tiên tiến để dạy trẻ mẫu giáo vận động theo nhạc là một việc làm cấp thiết cần được chú trọng. Một giáo viên tâm huyết với nghề dạy trẻ, tôi luôn trăn trở, nghiên cứu làm sao để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. -Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật đặc biệt bằng những ngôn ngữ riêng đó là giai điệu, âm sắc, cường độ, nhịp điệu, hòa âm, tiết tấu Qua lời ca trong sáng, những giai điệu trầm bổng, tiết tấu nhịp nhàng, trẻ thơ đã khám phá bao điều bí ẩn của thế giới xung quanh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, cùng với thời gian đã thu hút hấp dẫn làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ. -Trẻ mầm non dể xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Âm nhạc là một món ăn tinh thần tạo cho trẻ cảm giác đầm ấm, an toàn, vui tươi. Đồng thời âm nhạc cũng có tác dụng giúp cho những trẻ thụ động nhút nhát trở nên linh hoạt khi được tiếp xúc với tính chất mạnh mẽ lôi cuốn của tiết tấu và âm thanh của âm nhạc. Nhà sư phạm xukhomlinki đã khẳng định “ Tuổi thơ không thể thiếu âm nhạc cũng như không thể thiếu trò chơi và chuyện cổ tích. Thiếu những cái đó trẻ em chỉ là những bông hoa khô héo . -Vì vậy khi nói đến tuổi mẫu giáo, người ta thường đề cập đến màu
  3. sắc và âm thanh. Thật là một thiếu sót lớn nếu các em không được sống trong môi trường âm nhạc.Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động, tạo điều kiện phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ. Xuất phát từ đặc điểm đó ngành giáo dục mầm non đã nghiên cứu để đổi mới hình thức giáo dục theo từng chủ điểm và theo hướng tích hợp các nội dung, nhằm giúp cho trẻ tiếp thu những kiến thức âm nhạc cũng như kiến thức các môn học khác một cách nhẹ nhàng mà lô gich, giúp trẻ hiểu sâu, nhớ lâu mà không mang tính chất gò ép, áp đặt đảm bảo cho trẻ “ Học bằng chơi, chơi mà học” Nên khi thực hiện chương trình mầm non mới, tôi luôn băn khoăn, tìm tòi để môn hoạt động âm nhạc đạt chất lương cao. Nhận thức được điều đó , tôi đề ra : những biện pháp dạy trẻ 4- 5 tuổi học tốt môn âm nhạc
  4. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ * Phần 1: Thực trạng của vấn đề Mỗi chúng ta đều biết rằng mục tiêu chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ,phải hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách con người,làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn nữa cho những giai đoạn tiếp theo trong đó có âm nhạc. Nghiên cứu các hoạt động vận động theo nhạc của trẻ Mẫu giáo nhất là trẻ ở 4-5 tuổi . Để tìm ra được những biện pháp tốt nhất, nâng cao chất lượng dạy nhằm hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ. Những biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày đối với trẻ ở trường mầm non Yên Lập. Qua nghiên cứu tôi thấy trước hết cần phải nắm bắt được vai trò của âm nhạc quan trọng đối với sự phát triển của trẻ thế nào? Âm nhạc giúp trẻ phát triển trí tuệ gồm: Ca hát,nghe nhạc,vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc,không những thế âm nhạc còn là phương tiện giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ. + Tác phẩm âm nhạc về gia đình giáo dục trẻ lòng kính yêu ông bà ,cha mẹ. + Tác phẩm âm nhạc về Bác Hồ giáo dục trẻ long kính yêu lãnh tụ. + Tác phẩm âm nhạc nước ngoài giáo dục trẻ hiểu biết thêm các dân tộc trên thế giới từ đó tình đoàn kết, gắn bó giữa trẻ sẽ được nảy sinh trong khi cùng hát múa. Và từ đó có thêm điều quan trọng nữa là khái niệm vận động theo nhạc.Vậy vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và động tác nhảy múa hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc, gõ đệm theo bài hát tạo cho con người có được sự cảm nhận về nhịp điệu, góp phần tích cực vào việc phát triển toàn diện nhân cách. Hoạt động vận động theo nhạc ở lứa tuổi Mầm non có thể chia làm 2 nhóm trên cơ sở tri giác âm nhạc và tái tạo các phương tiện truyền cảm trong động tác.
  5. * Nhóm thứ nhất: Là những động tác đơn giản biểu hiện cảm xúc theo tính chất, nhịp điệu âm nhạc như vỗ tay, gõ đệm, nhún nhảy trẻ nghe và phân biệt cao độ, sắc thái, tốc độ, trọng âm, âm hình tiết tấu. * Nhóm thứ hai: Hướng vào những kỹ năng chuyển động trong quá trình vận động theo nhạc. Tất cả các động tác vận động theo nhạc như gõ nhịp, âm hình, tiết tấu, múa đều thực hiện nhiệm vụ chung là cảm nhận tiết tấu âm nhạc, nhưng mỗi loại vận động có chức năng riêng, do đó cũng khác nhau về yêu cầu. Động tác vỗ tay, gõ nhịp, dậm chân có tác dụng giúp trẻ nắm vững tiết tấu, nhịp, phách trong tác phẩm và được tiến hành ngay khi làm quen với tác phẩm. Gõ nhịp, phách, âm hình tiết tấu yêu cầu phải chính xác, đúng với tác phẩm, không cần phải có tư thế, tạo dáng, đường nét Múa là dạng vận động phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ, hình thành tư thế, dáng điệu, động tác đẹp. Các bài múa được xây dựng trên cơ sở nội dung, tính chất, nhịp điệu âm nhạc, lời ca. tuy nhiên không phải bài hát nào cũng xây dựng thành điệu múa. Do đặc điểm tư duy trực quan hình tượng của trẻ mà múa có thể là những động tác minh hoạ lời ca, miêu tả sinh hoạt, mô tả thiên nhiên Các chất liệu cơ bản của dân gian các dân tộc Việt Nam, múa hiện đại cũng được khai thác. Múa được sử dụng chủ yếu với độ tuổi Mẫu giáo. Cùng với sự phát triển của trẻ thì kĩ năng múa của trẻ ngày càng rõ ràng và đa dạng. Vận động theo nhạc giáo dục nhịp điệu cho trẻ bằng sự vận động của cơ thể, phù hợp với tính năng động của trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ biết chuyển động nhịp nhàng theo tính chất của nhạc, thay đổi bước chuyển động theo điệu nhạc , từ tốc độ nhịp nhàng có thể chuyển sang tốc độ nhanh hơn hoặc thực hiện các bước nhảy: Bước nhảy thẳng, xoay tròn, biết xoay xung quanh bạn và nhảy vòng tròn một mình, nhảy đổi nhóm, từ nhóm nhảy toả ra theo các hướng rồi tụ lại, nhảy có cầm đạo cụ, biết chuyển đội hình đơn giản, làm các động tác nhảy chân sáo, đá chéo chân, cùng với người lớn tập dượt các bài hát, truyền đạt các bài mẫu
  6. trò chơi. Trẻ mẫu giáo có khả năng sử dụng các nhạc cụ như phách tre, xắc xô, đệm theo nhịp, tiết tấu chậm,hay vỗ tay theo lời ca. Đầu năm 2014- 2015,tôi được BGH nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ ( 4-5 tuổi), theo chương trình giáo dục mầm non mới tôi đã nhận thấy Những điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau: * Thuận lợi: - Trường Mầm non Yên Lập nằm ngay ở trung tâm thị trấn yên lập - Đội ngũ giáo viên trong trường luôn đoàn kết,thống nhất. - Lớp học luôn được sự quan tâm của BGH nhà trường đầu tư cơ sở vật chất mua sắm đầy đủ đồ dùng và dụng cụ âm nhạc: như phách,trống,đàn organ,ti vi, đầu đĩa,màn hình chiếu - Thường xuyên tạo điều kiện cho chúng tôi đi dự chuyên đề ở phòng,ở trường,dự giờ đồng nghiệp tạo điều kiện cho tôi được học tập. - Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học tự rèn - Phụ huynh luôn mong muốn con em mình vui tươi,yêu thích hoạt động âm nhạc. - Được sự quan tâm của phòng giáo dục mầm non, ban giám hiệu nhà trường, của bạn đồng nghiệp của các bậc phụ huynh, bản thân cũng đã được trực tiếp đứng lớp đối tượng 4-5 tuổi nên cũng đã tích góp được một số kinh nghiệm, nắm các yêu cầu của bộ môn, nắm vững từng thể loại tiết. - Tham gia dự giờ đồng nghiệp tai lớp, cũng như dự giờ của các bạn đồng nghiệp trong khi thao giảng, trong các đợt tập huấn chuyên môn, trong các hội thi giáo viên giỏi cấp huyện. Thực hiện chương trình giảng dạy có đầy đủ đồ dùng để thực hiện tiết dạy. Các cháu ham hiểu biết có nề nếp thói quen trong học tập. * Khó khăn: - Lớp 4-5 tuổi do tôi phụ trách có đa số cháu là con em nông nghiệp,ít có điều kiện để quan tâm và cho con em tiếp xúc với âm nhạc nhiều. - Sĩ số lớp đông phòng học còn chật hẹp nên khó khăn trong việc tổ chức