Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt nội dung giải toán về tỉ số phần trăm

pdf 26 trang sangkien 01/09/2022 14622
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt nội dung giải toán về tỉ số phần trăm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_h.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 học tốt nội dung giải toán về tỉ số phần trăm

  1. Mét sè biÌn ph¸p gióp häc sinh líp 5 häc tèt néi dung gi¶i to¸n vÒ tØ sè phÇn tr¨m A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong chương trình Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí quan trọng đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng, góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Qua đó bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lí khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng (bằng lời, bằng viết) các suy luận đơn giản. Góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo. Giải toán về tỉ số phần trăm là một dạng toán hay ở Tiểu học. Nó không chỉ củng cố các kiến thức toán học có liên quan mà còn giúp học sinh gắn học với hành, gắn nhà trường với thực tế cuộc sống lao động và sản xuất. Vì toán về tỉ số phần trăm cũng rất gần gũi và được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Qua việc học các bài toán về tỉ số phần trăm, học sinh có thể vận dụng được vào việc tính toán trong thực tế như: Tính tỉ số phần trăm các loại học sinh theo giới tính hoặc theo học lực, trong lớp mình hay trong trường mình; tính tiền vốn, tiến lãi khi mua bán hàng hóa hay khi gửi tiền tiết kiệm; tính sản phẩm làm được theo kế hoạch dự định, . Đồng thời rèn những phẩm chất, năng lực không thể thiếu của người lao động mới cho học sinh Tiểu học. Là giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy ở lớp 5, bản thân tôi thấy đây là một mảng kiến thức khó gây nhiều khó khăn, vướng mắc đối với cả giáo viên và học sinh. Đây là một mảng kiến thức chiếm một thời lượng không nhỏ trong chương trình môn toán lớp 5 và được đề cập tới nhiều trong các đề thi kiểm tra định kì, thi giao lưu. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã nghiên cứu, thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt nội dung giải toán về tỉ số phần trăm” để góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán nói chung và chất lượng dạy học dạng toán này nói riêng. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này nhằm: - Giúp học sinh tháo gỡ những nhầm lẫn giữa các dạng toán tỉ số phần trăm, những vướng mắc khi giải ở từng dạng toán từ đó nắm vững về kiến thức và kĩ năng giải. GV: Đỗ Thị Thu Hương Trường Tiểu học Tân Sơn 1
  2. Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh líp 5 häc tèt néi dung gi¶i to¸n vÒ tØ sè phÇn tr¨m - Giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa của tỉ số phần trăm, biết vận dụng vào các bài toán thực tế, từ đó tự tin khi làm bài tập và yêu thích học toán. - Giúp giáo viên biện pháp cụ thể và những lưu ý khi hình thành kiến thức và hướng dẫn học sinh luyện tập các dạng toán này góp phần nâng cao chất lượng dạy học nội dung kiến thức này nói riêng và chất lượng dạy học toán nói chung. III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng - Một số biện pháp giúp học sinh học tốt toán về tỉ số phần trăm ở lớp 5C Trường Tiểu học của tôi. 2. Phạm vi nghiên cứu - Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt toán về tỉ số phần trăm ở trường Tiểu học. - Vì nội dung toán về tỉ số phần trăm khá rộng và khó nên trong phạm vi của sáng kiến tôi chủ yếu đề cập đến các dạng toán cơ bản sách giáo khoa đề cập đến. IV. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu lí luận 2. Phương pháp phân tích 3. Phương pháp phỏng vấn và điều tra giáo dục 4. Phương pháp quan sát 5. Phương pháp kiểm tra, thống kê kết quả 6. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 7. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm 8. Phương pháp thực nghiệm GV: Đỗ Thị Thu Hương Trường Tiểu học Tân Sơn 2
  3. Mét sè biÌn ph¸p gióp häc sinh líp 5 häc tèt néi dung gi¶i to¸n vÒ tØ sè phÇn tr¨m B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Đặc điểm phát triển tƣ duy toán học của học sinh tiểu học - Độ tuổi tiểu học mang đặc trưng của giai đoạn tư duy cụ thể. Trong một chừng mực nào đó, hành động trên các đồ vật làm chỗ dựa hay điểm xuất phát cho tư duy. Các thao tác tư duy đã liên kết với nhau thành tổng thể nhưng chưa hoàn toàn tổng quát. - Học sinh cuối cấp tiểu học có sự tiến bộ về nhận thức không gian như phối hợp cách nhìn một hình hộp từ các phía khác nhau, nhận thức được các quan hệ giữa các hình với nhau trong nội bộ hình. - Học sinh tiểu học bước đầu có khả năng thực hiện việc phân tích tổng hợp, trừu tượng hóa- khái quát hóa và những hình thức đơn giản của sự suy luận phán đoán. Các em phân tích và tổng hợp có khi không đúng hoặc không đầy đủ, dẫn đến khái quát sai khi hình thành khái niệm. Khi giải toán, học sinh thường bị ảnh hưởng bởi một số từ cụ thể, tách chúng ra khỏi điều kiện chung để lựa chọn phép tính ứng với từ đó, do vậy dễ mắc sai lầm. - Các khái niệm toán học được hình thành qua trừu tượng hóa và khái quát hóa từ các đồ vật, hiện tượng cảm tính và sự trừu tượng hóa từ các hành động. - Học sinh tiểu học thường phán đoán theo cảm nhận riêng nên suy luận thường mang tính tuyệt đối. Các em khó chấp nhận các giả thiết, giữ kiện có tính chất hoàn toàn giả định. 2. Mục tiêu dạy học toán ở tiểu học Giáo dục toán học bậc tiểu học nhằm giúp học sinh: - Có những tri thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, số thập phân, phân số các đại lượng cơ bản, một số yếu tố thống kê và hình học cơ bản. - Hình thành ở học sinh các kĩ năng thực hành tính, đo lường. Giải bài toán có nhiều ứng dụng trong đời sống. - Bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng (bằng lời, bằng viết) các suy luận đơn giản. Góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt, sáng tạo. 3. Nội dung chƣơng trình toán 5 Trong nội dung chương trình môn toán ở lớp 5 có 5 mạch kiến thức là: số học, yếu tố hình học, đại lượng và đo đại lượng, giải bài toán, yếu tố về thống kê. GV: Đỗ Thị Thu Hương Trường Tiểu học Tân Sơn 3
  4. Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh líp 5 häc tèt néi dung gi¶i to¸n vÒ tØ sè phÇn tr¨m Cụ thể nội dung chương trình như sau: Chương trình được phân bố 5 tiết/tuần x 35 tuần = 175 tiết. Trong các mạch kiến thức đó tôi đi sâu nghiên cứu về mạch kiến thức số học và giải toán có lời văn. Cụ thể là nội dung toán về “Tỉ số phần trăm ” và “Giải toán về tỉ số phần trăm” trong chương trình toán lớp 5. Ở môn toán lớp 5, “Tỉ số phần trăm” và “Giải toán về tỉ số phần trăm” là một nội dung quan trọng. Nội dung này được sắp xếp trong kiến thức số học; giải toán có lời văn và sắp xếp xen kẽ gắn bó với các mạch kiến thức khác, nhằm làm phong phú thêm nội dung môn toán ở Tiểu học. 4. Nội dung chƣơng trình về giải toán tỉ số phần trăm ở lớp 5 Trong chương trình môn toán lớp 5, sau khi học sinh học xong 4 phép tính về cộng trừ nhân chia các số thập phân, các em bắt đầu được làm quen với các kiến thức về tỉ số phần trăm. Các kiến thức này được giới thiệu từ tuần thứ 15. Các kiến thức về tỉ số phần trăm được dạy trong 26 tiết bao gồm 4 tiết bài mới, một số tiết luyện tập, luyện tập chung và sau đó là một số bài tập củng cố được sắp xếp xen kẽ trong các tiết luyện tập của một số nội dung kiến thức khác. Nội dung bao gồm các kiến thức sau đây: - Giới thiệu khái niệm ban đầu về tỉ số phần trăm. - Đọc viết tỉ số phần trăm. - Cộng trừ các tỉ số phần trăm, nhân chia tỉ số phần trăm với một số. - Mối quan hệ giữa tỉ số phần trăm với phân số thập phân, giữa số thập phân và phân số. - Giải các bài toán về tỉ số phần trăm: + Tìm tỉ số phần trăm của hai số. + Tìm giá trị một số phần trăm của một số đã biết. + Tìm một số biết một giá trị một số phần trăm của số đó. Các dạng toán về tỉ số phần trăm không được giới thiệu một cách tường minh mà được đưa vào chủ yếu ở các tiết từ tiết 74 đến tiết 79, sau đó học sinh được củng cố tiếp ở một số bài trong các tiết luyện tập trong phần ôn tập cuối năm học. 5. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu cần đạt của học sinh sau khi học về tỉ số phần trăm. + Nhận biết được tỉ số phần trăm của hai đại lượng cùng loại. + Biết đọc, biết viết các tỉ số phần trăm. + Biết viết phân số thành tỉ số phần trăm và viết tỉ số phần trăm thành phân số. GV: Đỗ Thị Thu Hương Trường Tiểu học Tân Sơn 4
  5. Mét sè biÌn ph¸p gióp häc sinh líp 5 häc tèt néi dung gi¶i to¸n vÒ tØ sè phÇn tr¨m + Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm, nhân các tỉ số phần trăm với một số tự nhiên và chia các tỉ số phần trăm với một số tự nhiên khác 0. + Biết: - Tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Tìm giá trị một số phần trăm của một số. - Tìm một số biết giá trị một số phần trăm của số đó. 6. Phân loại các dạng toán phần trăm trong chƣơng trình môn toán lớp 5. a) Dạng cơ bản: Có 3 dạng cơ bản sau đây: - Tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Tìm giá trị một tỉ số phần trăm của một số. - Tìm một số biết giá trị một tỉ số phần trăm của số đó. b) Dạng không cơ bản: - Bao gồm: Các bài toán về tỉ số phần trăm liên quan đến các dạng toán điển hình như: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu, tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số, toán về hai tỉ số, toán có nội dung hình học, toán có liên quan đến năng suất và sức lao động, toán tỉ số phần trăm về suy luận lô- gíc, nồng độ dung dịch, một số bài toán khác, - Nội dung dạng bài không cơ bản chủ yếu ở nội dung nâng cao, ở sách giáo khoa rất ít. Phạm vi của sáng kiến chỉ đề cập đến những dạng bài cơ bản như trong sách giáo khoa. 7. Việc giải toán trong trƣờng tiểu học Từ lâu giải toán đã trở thành một hoạt động trí tuệ, sáng tạo và hấp dẫn đối với nhiều học sinh, các thầy cô giáo. Vấn đề đặt ra trong hoạt động đó là nhận ra dạng toán và lựa chọn các phương pháp giải các bài toán đó. Trong dạy học toán muốn người học giải tốt và có hứng thú với hoạt động giải toán điều quan trọng nhất là người thầy phải biết lựa chọn phương pháp và dẫn dắt học sinh, gợi mở cho các em để các em tự khám phá và tìm ra cách giải các bài toán nhanh, chính xác. Đặt biệt đối với học sinh tiểu học, các em bắt đầu học cách giải toán. Với mục tiêu dạy học hiện nay luôn lấy học sinh làm trung tâm thì phương pháp hướng dẫn học sinh giải toán là yếu tố rất quan trọng. Biết lựa chọn phương pháp, tổ chức cho học sinh học phương pháp giải toán theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là yếu tố thành công trong dạy học toán. GV: Đỗ Thị Thu Hương Trường Tiểu học Tân Sơn 5