Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ cái

doc 15 trang sangkien 12560
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tre_hoc_tot_hoat.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ cái

  1. I. Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ HỌC TỐT HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI II. Đặt vấn đề: Trong những năm gần đây bậc mầm non đang tiến hành đổi mới chương trình giáo dục mầm non, trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp với sự phát triền của từng cá nhân trẻ, kích thích trẻ hoạt động một cách chủ động, tích cực, hồn nhiên, vui tươi đồng thời tạo cơ hội cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm “ học mà chơi, chơi mà học”, đáp ứng mục tiêu phát triển trẻ một cách toàn diện về mọi mặt, trang bị cho trẻ những kiến thức sơ đẳng để trẻ tự tin vào ngưỡng cửa phổ thông. Chính vì thế hoạt động làm quen chữ cái là một trong những lĩnh vực rất quan trọng. Để dạy trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ cái giáo viên cần phải thay đổi vai trò của mình trong việc giảng dạy, luôn tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu nhiều trò chơi mới hấp dẫn, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động nhằm phát huy tính tích cực ở trẻ, kích thích trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. Đây là hình thức tổ chức phù hợp với đặc điểm tâm lí ở trẻ. Đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi, ngoài nhiệm vụ phát triẻn ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ, còn có nhiệm vụ hình thành cho trẻ những kỹ năng nhận biết các chữ cái, luyện phát âm, đọc thành tiếng, kỹ năng cầm bút tập tô các chữ, các từ giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy. Vì thấy được những tầm quan trọng của hoạt động, nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “ Một số biện pháp dạy trẻ học tốt hoạt động làm quen với chữ cái” III. Cơ sở lí luận: Như chúng ta đã biết, làm quen chữ cái có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục mầm non mới. Hiện nay theo hướng đổi mới, đối với trẻ 5 tuổi thực hiện bộ chuẩn. Việc lựa chọn các chỉ số trong bộ chuẩn lồng ghép vào từng lĩnh vực, từng chủ điểm, từng hoạt động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ để đem lại kết quả cao, trong đó có hoạt động làm quen chữ cái. Bắt nguồn từ những tầm quan trọng trên, nên là một giáo viên mầm non tôi luôn tìm tòi đưa ra những phương pháp giảng dạy sao cho lượng kiến thức trẻ tiếp thu được đạt kết quả cao, trẻ hứng thú, sôi nổi tích hợp được nhiều nội dung vào giảng dạy để giờ học phong phú hơn, tạo sự lôi cuốn đối với trẻ và phù hợp với điều kiện trường, lớp mình đang công tác. Đối với trẻ mầm non hoạt động làm quen chữ cái là một trong những hoạt động quan trọng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm và đọc chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, để phát triển các giác quan và hoàn thiện nhân cách cho trẻ. IV. Cơ sở thực tiễn: Năm học 2016 – 2017 này tôi được nhà trường phân công đứng lớp dạy lớp lớn 5 tại điểm thôn Ba xã Điện Hồng. Với số trẻ là 37 trẻ ( Lớp mẫu giáo 5 tuổi) trong quá trình thực hiện tôi gặp những thuận lợi và khó khăn như sau: 1
  2. 1. Thuận lợi: + Được sự chỉ đạo và quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị dạy học, động viên sự sáng tạo của giáo viên, khuyến khích chị em giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, nhà trường thường xuyên dự giờ thăm lớp, góp ý để giáo viên rút kinh nghiệm. Nhà trường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, thao giảng, để góp ý, rút kinh nghiệm, trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong việc soạn, giảng để nâng cao trình độ chuyên môn. + Bản thân là giáo viên giảng dạy, có trình độ trên chuẩn, có tâm huyết với nghề, hết lòng thương yêu quí mến trẻ, có nhiều năm giảng dạy lớp lớn, có trình độ chuyên môn vững vàng và đã tích lũy được cho bản thân nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, nên việc cho trẻ làm quen chữ cái có hiệu quả rất cao. + Lớp học được trang bị bộ bàn ghế cho trẻ ngồi học đúng quy cách của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đề ra, có máy chiếu thuận lợi cho việc dạy và học. + Phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của trẻ, đưa trẻ đi học đầy đủ, đúng giờ. 2. Khó khăn: - Một số cháu mới đi học năm đầu tiên nên chưa mạnh dạn, nhiều cháu còn nói ngọng, nói lắp, phát âm không chuẩn, nhận thức của trẻ chênh lệch nhau nên việc truyền thụ kiến thức gặp rất nhiều khó khăn. - Trong khi đó, đa số phụ huynh ở lớp tôi nghề nghiệp chủ yếu là làm nông nên không ít phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của tuổi mẫu giáo. Còn xem nhẹ việc học ở độ tuổi này, cho con nghỉ học tùy tiện, đi muộn về sớm, phó mặt cho các cô giáo ở trường. . - Một số phụ huynh lại nôn nóng trong việc học chữ của con em mình nên đã dạy trước tập viết dẫn đến việc tiếp thu bài của tiết học không đồng đều, trẻ tỏ ra kiêu căng vì mình đã biết rồi nên không còn chú ý đến tiết học. Những thực trạng trên gây khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức của cô và khả năng tiếp thu của trẻ đó là sự bất cập giữa gia đình và nhà trường . Là giáo viên chủ nhiệm tôi rất băn khoăn lo lắng, tôi luôn luôn suy nghĩ, mình phải làm gì, và tìm những biện pháp nào, để dạy trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ cái. Trước thực trạng đó nên tôi luôn nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi và đưa ra “một số biện pháp dạy trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ cái” 3. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm: Khảo sát thực tế để xác định khả năng học chữ cái của trẻ bằng cách tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động cụ thể trên tiết học. Trẻ hứng thú học, Trẻ có tham gia Trẻ không thích nhận biết, phân vào giờ học, nhận tham gia vào giờ Số trẻ khảo sát biệt và phát âm biết chữ còn nhầm, học, nhận biết, đúng chữ cái và phát âm chưa phát âm chữ cái chuẩn. còn nhầm. 37 trẻ 11/37 = 30% 11/37 = 30% 13/37 = 40% 2
  3. V. Nội dung nghiên cứu: Như chúng ta đã biết chương trình giáo dục mầm non mới đòi hỏi giáo viên có nhiều sáng tạo trong việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động, thực hiện phương pháp lấy trẻ làm trung tâm và đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học để cho hoạt động nhẹ nhàng, sinh động, hấp dẫn, phong phú hơn. Điều này làm tôi suy nghĩ cố gắng tìm mọi biện pháp như: Soạn giáo án điện tử, nghiên cứu trò chơi, sưu tầm trò chơi vận dụng vào các hoạt động làm quen chữ cái, chuẩn bị môi trường chữ lạ, đẹp mắt nhằm kích thích trẻ tham gia vào hoạt động làm quen chưc viết một cách tích cực, nhẹ nhàng, thoải mái và để trẻ tiếp thu tốt 29 chữ cái, phát âm rõ ràng chữ cái. - Nghiên cứu nắm chắc nội dung yêu cầu của từng bài dạy, quy trình phương pháp dạy trẻ làm quen chữ cái tâm sinh lý của trẻ lớp mình từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động cho trẻ theo ngày, tuần, tháng phù hợp với chủ đề theo từng thời điểm, nên việc hướng trẻ vào hoạt động rất là khó khăn. Do đó, để trẻ hứng thú học tốt hoạt động làm quen chữ cái, nhằm mục đích giúp trẻ nhận biết 29 chữ cái, luyện cách phát âm chuẩn, hoàn thiện tiếng phổ thông, phát triển bộ máy phát âm, phát triển nhân cách trẻ, giúp trẻ hứng thú tham gia vào giờ học đạt kết quả cao thì giáo viên phụ trách phải nắm bắt và áp dụng các biện pháp sau: 1.Biện pháp thực hiện bồi dưỡng nâng cao nhận thức: Từ những kết quả khảo sát tôi nắm về khả năng nhận biết cũng như sự hứng thú của trẻ với hoạt động làm quen chữ cái và qua thực tế chăm sóc giảng dạy trong nhiều năm, dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng, các cháu còn nhỏ nhưng có nhu cầu về học tập, thích khám phá những cái lạ, ham hiểu biết. Đặc biệt thích vui chơi, vui chơi đóng vai trò chủ đạo đối với trẻ. Chính vì vậy các hoạt động học tập của trẻ phải được tổ chức dưới dạng vui chơi mà vẫn đảm bảo được kiến thức cho trẻ, thu hút hấp dẫn trẻ tham gia vào giờ học đạt kết quả cao. Dựa vào các đặc điểm của trẻ và thực tế trên, tôi đã không ngừng học hỏi, tự học, tự rèn, làm đồ dùng dạy học phục vụ cho các môn học theo đúng chủ đề, sưu tầm những tài liệu có liên quan đến môn học, học tập nghiên cứu về chương trình giảng dạy, tôi luôn suy nghĩ và đặt ra câu hỏi mình phải làm gì? Làm như thế nào? để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy, gây hứng thú, phát huy được tính tích cực ở trẻ và giúp trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, sâu sắc, đạt hiệu quả cao. Sự chỉ đạo và quan tâm giúp đỡ của nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi và các giáo viên trong trường được dự giờ, học hỏi, các tiết chuyên đề, các tiết thao giảng của trường, của tổ để giáo viên học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Từ những suy nghĩ tìm tòi, học tập kinh nghiệm và sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, tôi đã đi sâu tìm tòi, suy nghĩ mạnh dạn cải tiến một số trò chơi vào các tiết làm quen chữ cái và làm một số đồ chơi đẹp mắt có tính khoa học, phong phú phục vụ cho trẻ chơi để gây sự hấp dẫn thu hút trẻ tham gia vào trò chơi, đưa các tiết học phải phù hợp với đặc điểm nhận thức ở trẻ, với chủ đề. Mỗi tiết học phải thay đổi các trò chơi khác nhau, thường xuyên không lặp 3
  4. lại nhiều lần để trẻ không nhàm chán. Bên cạnh khi giới thiệu trò chơi tôi lại phải suy nghĩ đưa ra những thủ thuật, lời nói nhẹ nhàng, hấp dẫn tạo được sự hứng thú phát huy tính tích cực của trẻ vào hoạt động làm quen chữ cái. 2. Biện pháp tạo môi trường chữ viết: Đối với trẻ mẫu giáo luôn thích những gì mới lạ, màu sắc đẹp mắt, hấp dẫn là gây được sự chú ý của trẻ. Vì vậy, việc tạo môi trường "Làm quen chữ cái" trong lớp học rất cần thiết để làm nổi bật bộ môn và chuyên đề. Để trẻ được làm quen với chữ ở mọi góc trong và ngoài lớp, tôi luôn cố gắng tạo môi trường chữ viết thật đẹp để cuốn hút trẻ. Hàng ngày vào những lúc vui chơi hay rảnh rỗi tôi và trẻ thường cắt dán chữ cái, các loại quả hay con vật để trang trí theo chủ điểm. VÝ dô: Chñ ®iÓm tr­êng mÇm non, c¸c h×nh ¶nh t«i d¸n lµ c¸c ho¹t ®éng mét ngµy cña trÎ, phÝa d­íi mçi tranh ®Òu cã c¸c tõ nh­: bÐ ®Õn líp, cïng häc bµi, chơi ngoài trời. Ở trong lớp: C¸c gãc ch¬i t«i ®Òu d¸n c¸c từ thÓ hiÖn cña gãc ch¬i, c¸c gãc ho¹t ®éng ®ã nh­: Gãc x©y dùng, bÐ tËp lµm ng­êi lín, bÐ tËp lµm néi trî, cïng vui häc, v­ên cæ tÝch Bªn c¹nh ®ã t«i lu«n tËn dông c¸c s¶n phÈm cña trÎ ®Ó d¸n lªn t­êng, cho trÎ ®Æt tªn c¸c s¶n phÈm ®ã. T«i ghi l¹i tªn c¸c s¶n phÈm mµ trÎ ®· ®Æt vµ cho trÎ sao chÐp tõ l¹i, sau ®ã trÎ d¸n ë d­íi s¶n phÈm mµ trÎ ®· t¹o ra. C¸c ho¹t ®éng nµy lu«n lµm trÎ høng thó vµ tÝch cùc ho¹t ®éng bëi trÎ thÊy c¸c s¶n phÈm cña trÎ lu«n ®­îc tr­ng bµy vµ sö dông. TÊt c¶ c¸c néi dung trªn t«i ®Òu cho trÎ ho¹t ®éng vµ trÎ ®­îc tham gia vµo moÞ lóc mäi n¬i nh­: Buæi s¸ng trÎ ®Õn líp chµo c« xong trÎ tù ®Õn vµ vµo c¸c gãc say s­a víi nh÷ng c«ng viÖc cña m×nh (sao chÐp tõ, d¸n tranh, t« mµu, sưu tầm từ họa báo ) Và những hình ảnh đó tôi thường thay đổi để phù hợp với chủ điểm. Không những ở góc bé cùng "Làm quen chữ cái" mà xung quanh lớp tôi đều viết tiếng và từ tương ứng, như hộp đựng chữ cái, hộp đựng hình, viết tên các đồ dùng vào nhãn và dán vào. Treo xung quanh lớp một cụm từ như bảng thời tiết, bé đến lớp, bé vắng, tên của trẻ, tất cả những cái đó đều phải vừa tầm nhìn với trẻ. Hoặc có những bức vẽ của trẻ được viết tên trẻ vào phía trái, làm như thế trẻ được sử dụng ngay trên hoạt động "Làm quen chữ cái", trẻ học đến nhóm chữ cái gì, tôi cho trẻ tìm xung quanh lớp nhóm chữ cái đó, phía dưới tôi đặt giá để đựng đồ dùng phục vụ môn chữ cái, đồ dùng của cô và trẻ như bút chì màu, vở tập tô ngoài ra còn có đồ dùng phục vụ cho buổi chơi như mũ có gắn chữ, hoa lá, hột hạt, chữ cái rời, các chấm tròn để trẻ ghép chữ lô tô. 3. Biện pháp gây hứng thú cho trẻ hoạt động làm quen chữ cái: Để trẻ hứng thú hoạt động sôi nổi tham gia vào giờ học làm quen với chữ cái đạt kết quả cao tôi đã nghiên cứu nắm chắc nội dung yêu cầu của từng bài dạy, phương pháp dạy trẻ, xây dựng kế hoạch cho trẻ theo ngày, tuần, tháng phù hợp với chủ đề . Theo kế hoạch, tôi đã lập và chuẩn bị đồ dùng cho cô và trẻ phải đa dạng, phong phú, màu sắc hấp dẫn, có khoa học, phù hợp với chủ đề, gây được sự chú ý, hứng thú đối với trẻ. +Soạn giảng trước khi đến lớp: 4