Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền chăm sóc trẻ trong trường Mầm non

doc 15 trang sangkien 12940
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền chăm sóc trẻ trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_manh_cong_tac_tuy.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền chăm sóc trẻ trong trường Mầm non

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. QUẢNG NGÃI TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CHĂM SÓC TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực : Quản lý giáo dục Tên tác giả : Chức vụ : Hiệu trưởng Năm học : 2012 – 2013 ( Cap tinh : XS ) 1
  2. PHỤ LỤC Mục Nội dung Trang Phần I Đặt vấn đề 3 Phần II Nội dung 4-12 2.1 Cơ sở lý luận 2.2 Thực trạng của trường về công tác tuyên truyền 2.3 Một số biện pháp thực hiện 2.4 Hiệu quả Phần III Kết luận 13-14 2
  3. PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Công tác tăng cường phòng chống bệnh dịch ở trường Mầm non đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong tình hình hiện nay các bệnh dịch xuất hiện không theo chu kỳ và ngày càng nguy hiểm, trong khi đó trẻ ở tuổi mầm non sức đề kháng rất yếu cộng vào đó việc nhận thức cách đề phòng chống dịch lại chưa biết. Chúng ta cần coi trọng sức khoẻ, vì mọi người có sức khoẻ thì công tác sẽ tốt, trẻ có khoẻ thì học hành mới tốt, bố mẹ mẹ mới yên tâm gửi các cháu để công tác. Trường học cần có một môi trường an toàn – trẻ sống, vui chơi mà không có các nguy cơ xảy ra tai nạn, nơi đó trẻ khoẻ mạnh, sức đề kháng cao giúp trẻ phòng tránh được mọi bệnh tật. Hiện nay trong điều kiện cuộc sống hiện đại, môi trường ô nhiễm vì khói bụi, hoá chất, con người phải đối mặt với nhiều bệnh tật, với vi khuẩn, vi rút biến dị Đặc biệt là các đợt dịch, tình hình bệnh dịch diễn biến rất phức tạp, lây lan trong cả cộng đồng. Trong các trường học thường gặp: chân tay miệng, Sởi, quai bị, thuỷ đậu, sốt xuất huyết, sốt virut, cúm Do đó vấn đề phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng nói chung và trong trường học nói riêng là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của nhà trưởng và sức khoẻ của mọi người. Do đặc thù trường mầm non chỉ tiếp nhận trẻ từ 18 tháng tuổi đến 5 tuổi với lứa tuổi rất cần sự chăm sóc ân cần, chu đáo . Song có nhiều phụ huynh khi đưa con đến trường lại lo ngại nơi tập trung số trẻ quá đông cũng là nơi phát sinh ra các bệnh dịch khó lường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ . Hơn nữa trẻ ở tuổi mầm non quá nhạy cảm với các bệnh như hô hấp, tiêu chảy, ngứa và các dịch như tay chân miệng, thủy đậu, quai bị, sốt xuất huyết Làm thế nào không để bệnh dịch không phát triển ra trong trường mầm non để đông đảo phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc - giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là cần thiết, hiểu được trẻ ở lứa tuổi càng nhỏ thì rất cần sự quan tâm chăm sóc sức khỏe và chính nó có sự tác động để phát triển thể lực, trí tuệ của trẻ . Khi đã hiểu thì họ sẵn sàng đưa con em ra lớp chứ không chờ chúng ta phải tuyên truyền vận động nhiều. Vì vậy chúng ta là những người làm công tác giáo dục Mầm non cần làm tốt công tác phòng chống bệnh dịch để các bà mẹ yên tâm khi con và giúp trẻ 3
  4. phát triển khỏe mạnh góp phần hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng và cùng nhận thức tốt việc chăm sóc giáo dục các cháu để làm nền tảng cho tương lai sau cho trẻ khi bước vào cánh cửa của các trường học. Giúp trẻ phát triển toàn diện . Xuất phát từ thực tiễn tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp tăng cường công tác phòng chống bệnh dịch cho trẻ trong trường mầm non “ PHẦN II NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận của đề tài : Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp cho trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, thẩm mỹ và hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, khơi dạy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền móng cho việc học tập ở các cấp tiếp theo và cho học tập suốt đời . Với mục tiêu trên chỉ được thực hiện có hiệu quả khi chủ thể của nó có đủ sức khỏe, phát triển tốt theo chỉ chỉ sổ độ tuổi thì mới đạt được mục tiêu mà các nhà nghiên cứu khoa học dày công nghiên cứu. Để đạt mục tiêu của chương trình chăm sóc giáo dục mầm non thì không chỉ gia đình hoặc nhà trường riêng lẻ mà thực hiện được, rất cần sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và ngành, đoàn thể xã hội. Bên cạnh đó không phải tất cả các bậc phụ hunynh có con trong độ tuổi mầm non đang gởi con tại trường mầm non Sơn Ca hoặc ngoài cộng đồng đã hiểu rõ cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ theo khoa học. Chính vì vậy rất cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong trường mầm non với nhiều hình thức phong phú để nhận được sự cộng tác từ phụ huynh và sự giúp đỡ của ngành y tế II. Thực trạng công tác phòng chống bệnh dịch cho trẻ trong trường mầm non: 4
  5. 1. Tình hình chung của nhà trường : Từ những năm học 1998 bản thân vừa mở trường mầm non, với cương vị vừa chủ trường kiêm hiệu trưởng, qua một thời gian tìm hiểu, điều tra, nắm bắt thấy số trẻ ra lớp so với các đơn vị khác chưa cao tuy ở đây là thành phố, bản thân đề ra kế hoạch cần phải làm tốt công tác vệ sinh, phòng chống bệnh dịch để nhân dân, phụ huynh, các ban ngành của địa phương nhận thức và quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ tại cộng đồng và nhất là trong trường mầm non, nên tôi đã chọn viết đề tài: “Một số biện pháp tăng cường công tác phòng chống bệnh dịch cho trẻ trong trường mầm non “ Tổng số lớp học trong trường : 19lớp Tổng số trẻ : 570 trẻ ( trong đó, trẻ tuổi nhà trẻ từ 18 tháng 36 tháng tuổi : 170 trẻ; trẻ mẫu giáo từ 3 – 5 tuổi : 400 cháu ) Tổng số giáo viên, nhân viên : 53 người ( trong đó, giáo viên : 40; nhân viên phục vụ nấu ăn, nhân viên chuyên làm vệ sinh, y tế : 13 ) và 100% đều qua đào tạo, bồi dưỡng . 100% lớp đều đủ công trình vệ sinh khép kín, phù hợp với chăm sóc mầm non; 100% trẻ đều có sổ và biểu đồ theo dõi sức khỏe. 100% trẻ đến trường đều học bán trú và ăn 3 bữa/ngày 100% lớp đều có góc tuyền truyền cho phụ huynh và toàn trường có bảng tin tuyên truyền chung . 100% lớp và nhà trường có bảng phân công và lịch thực hiện công tác vệ sinh hàng ngày, vệ sinh tuần và tháng 2.Những khó khăn khi thực hiện công tác phòng chống bệnh dịch trong nhà trường : 2.1 Sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh : Tâm lý các bậc phụ huynh gởi con cả ngày, độ tuổi của trẻ con quá nhỏ nên khi đưa trẻ đến trường thì gởi nhanh cho cô để đi, vì do sợ con khóc và đòi về; Khi đến đón muốn nhanh chóng được đón con về, vì suy nghĩ rằng 5
  6. con xa mẹ cả ngày muốn bù đắp lại cho trẻ, nên rất khó khăn cho các cô giáo có thời gian trao đổi gặp gỡ phụ huynh; các biểu bảng hoặc thông tin cô đưa ra góc tuyên truyền ít được phụ huynh quan tâm đón xem. Khi con bị đau ốm phụ huynh tự ý nghĩ không có xin phép, nhà trường thường “mù lý do” hoặc khi mắc bệnh lây truyền trong thời gian phải cách ly song không có người trông coi phụ huynh cũng đưa trẻ đi học bình thường mà không có sự phối hợp với nhà trường. Khi nhà trường lồng ghép vào các cuộc họp phụ huynh thì tâm lý phụ huynh muốn họp nhanh về sợ con trẻ ở nhà khóc 2.2 Về phía cán bộ giáo viên và nhân viên tại trường : Việc chuẩn bị những nội dung tuyên truyền cho phụ huynh thường nặng về dạy trẻ nhất là dạy con chữ; nội dung quá dài dòng, chữ quá nhỏ, ôm đồm nhiều nội dung; hình ảnh chưa hấp dẫn nhất là thiếu các hình ảnh liên qua các hoạt động các trẻ được tham gia hoạt động . Vẫn còn tư tưởng chủ quan ít chú trọng và thường chạy theo phong trào. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1.Biện pháp 1 : Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng và phòng chống bệnh cho cán bộ giáo viên, nhân viên toàn trường. Nhà trường thành lập ban chỉ đạo và từ đó từng giáo viên, nhân viên xây dựng nội dung chế độ chăm sóc vệ sinh theo chương trình giáo dục mầm non yêu cầu phải đạt theo từng đổ tuổi, nhất là biết kết hợp phòng chống bệnh theo mùa và tình hình bệnh dịch xảy ra tại địa phương . Mời các Bác sỹ khoa dinh dưỡng , Bác sĩ khoa nhi về trường giảng theo định kỳ hàng năm, nhất là những đợt dịch . Tham gia các lớp học, tập huấn và các cuộc Hội nghị của Phòng y tế, Trung tâm y tế dự phòng, của phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Cập nhật kịp thời và tìm hiểu kiến thức trong sách, báo, tạp chí, trên các phương tiện thông tin đại chúng Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường và với các cơ quan hữu quan: Phòng giáo dục, y tế phường, trung tâm Y tế dự phòng thành phố 6
  7. Bởi một khi trẻ có sức khỏe tốt thì việc phòng chống bệnh của trẻ sẽ tốt hơn, do đó trường chúng tôi luôn quan tâm làm như thế nào để trẻ có sức khỏe tốt. Hướng dẫn trẻ thao tác đầy đủ các bước rửa tay sach trước khi ăn, đại tiểu tiện hoặc tay bẩn; trong khi ăn không bốc thức ăn, không mút tay, ngậm đồ chơi; Có thói quen đi vệ sinh đúng nơi qui định ( nam, nữ) phải đi riêng. Dạy trẻ biết cách giữ gìn vệ sinh bản thân, giữ nhà vệ sinh sạch sẽ. Nhất trẻ mẫu giáo biết nói với cô khi thấy trong người khác thường. Giáo viên phải là tấm gương về giữ vệ sinh và chăm sóc vệ sinh để trẻ học tập và làm theo, không làm lây bệnh sang trẻ và cộng đồng. Hàng ngày giáo viên tổ chức đánh giá được tình hình trẻ tại trường và kịp thời thông báo với phụ huynh Hàng ngày theo dõi sức khoẻ của trẻ từ khi trẻ đến lớp đến khi trả trẻ. Khi chuyển mùa, khí hậu thay đổi phải chú ý để có biện pháp phòng ngừa và cấp cứu kịp thời. Ghi sổ nhật ký sức khoẻ hàng ngày, có diễn biến gì đặc biệt không. Kiểm tra sổ nhật ký hàng ngày theo dõi sức khoẻ của trẻ ở các lớp, tủ thuốc của lớp để ngoài tầm với của trẻ chưa và chỉ có các thuốc phụ huynh gửi ghi các loại thuốc phụ huynh gửi cho con uống: tên thuốc, giờ uống, liều lượng, hạn sử dụng, chữ ký của phụ huynh. Chú ý theo dõi các cháu vừa nghỉ ốm khi đi học. Kiểm tra sĩ số học sinh hàng ngày, tỉ lệ chuyên cần hàng tháng. Kiểm tra, đôn đốc công tác vệ sinh các lớp, các bộ phận và môi trường xung quanh trường. Trang bị cấp cứu – Tủ thuốc của trường gồm có: Dụng cụ cấp cứu và thuốc thiết yếu. Định kỳ kiểm tra và mua bổ xung cơ sở vật chất, phương tiện, dụng cụ, thuốc men cho phòng y tế. Mua tài liệu về chăm sóc sức khoẻ và tham gia các lớp tập huấn học tập về chăm sóc sức khoẻ của trẻ do sở tổ chức. Đầu năm và cuối năm đều tổ chức khám sức khoẻ cho trẻ, qua đó nắm được các cháu mắc bệnh mãn tính: sau đó đi khám sức khoẻ, nếu cháu nào mắc bệnh thì phải nhắc nhở, hướng dẫn phụ huynh cho trẻ đi điều trị sớm. Nếu trẻ suy dinh dưỡng thì nhà trường và gia đình phải phối hợp có chế độ ăn bổ xung cho trẻ: uống thêm sữa, tăng thêm bữa. Trẻ béo phì phải hạn chế đồ ngọt, chất bột đường, tăng cường vận động. 7