Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường mầm non

doc 6 trang honganh1 15/05/2023 11920
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_cham_soc_suc_khoe_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường mầm non

  1. PHÒNG GD – ĐT VĨNH LINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT MAM TRƯỜNG MNCL XÃ VĨNH KHÊ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀTÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHỎE HỌC SINH TRONG TRƯỜNG MẦM NON” I: ĐẶT VẤN ĐỀ: Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng vì thế hệ trẻ hôm nay và tương lai đất nước mai sau. Được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây ngành Y tế và Giáo dục đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp chỉ đạo, xây dựng mạng lưới y tế trường học. Nhờ đó hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sức khỏe học sinh đã có những bước cải thiện đáng kể và đạt được những kết quả khả quan. Tuy vậy công tác y tế trường học vẫn còn gặp không ít khó khăn do nhân lực tại các trường học còn thiếu hoặc chưa đáp ứng đầy đủ về chuyên môn, nghiệp vụ. Một mặt do cán bộ y tế chưa được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về chuyên môn y tế trường học, mặt khác do điều kiện thực tế tại các trường học còn thiếu thốn về cơ sơ vật chất chính vì vậy mà việc triển khai thực hiện công tác y tế trường học chưa đạt được kết quả cao nhất.Dựa trên những điều kiện thực tế trên, tôi mong muốn đóng góp một vài ý kiến nhằm khắc phục những thiếu sót và phát huy hiệu quả hơn nữa những gì đã đạt được giúp công tác y tế trường học ngày càng phát triển. II: NỘI DUNG 1.Cơ sở lý luận: Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các em học sinh là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Có được sức khỏe tốt sẽ giúp các em học tập tốt và phấn đấu trở thành những nhân tài tương lai cho đất nước. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện học sinh trong trường học. Việc giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho các em học sinh hiện nay cũng là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Biện pháp chăm sóc sức khỏe học sinh” làm vấn đề nghiên cứu trong sáng kiến kinh nghiệm của mình Khi viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong được đóng góp ý kiến của mình về công tác y tế trường học giúp cho việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh được tốt hơn. Qua đó giúp các em học sinh có sức khỏe để học tập tốt. Cơ sở nghiên cứu:- Dựa trên điều kiện thực tế của nhà trường .- Dựa vào các tài liệu tham khảo về công tác y tế trường học .- Dựa vào một số ý kiến đóng góp của đồng nghiệp.
  2. Đối tượng nghiên cứu: Đối với trẻ mầm non 2. Cơ sở thực tiển: Trường MN công lập xã Vĩnh Khê là một trường miền núi, thuộc vùng khó của huyện Vĩnh Linh. Đối tượng học sinh 100% là con em dân tộc Vân Kiều. Đời sống kinh tế của bà con còn nghèo, đời sống xã hội còn lạc hậu. dân cư sống rải rác không tập trung. Vì vậy, trường lớp mầm non của xã cũng mở vận động theo nhu cầu của người học. Hiện tại trường có 3 điểm với tổng số 109 cháu /8 lớp. Trong đó ở điểm Xung Phong mở 2 lớp ( Một lớp mẩu giáo ghép 3 độ tuổi; một lớp trẻ ghép 18- 24 tháng). Điểm trung tâm tổng số 4 lớp (một lớp mg 5 – 6 tuổi; 1 lớp MG 4 tuổi; 1 lớp MG 3 tuổi; 1 lớp trẻ ghép 18 – 24 tháng). Điểm khe lương mở 2 lớp ( 1 lớp MG ghép 3 độ tuổi ; 1 lớp trẻ ghép 18 – 24 tháng) cả 3 điểm trường cách xa nhau đến 15 cây số, nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác chăm sóc sức khỏe cho các cháu. Trang thiết bị cơ sở vật chất về y tế chưa đảm bảo và còn thiếu thốn vì thế gặp rất nhiều khó khăn.Từ những khó khăn và tình hình thực tế như vậy . Tôi quyết định chọn SKKN trong “công tác chăm sóc sức khỏe học sinh” là nhu cầu cấp thiết cũng như phù hợp với vị trí công việc của người cán bộ y tế trong nhà trường. 2.1. Những thuận lợi và khó khăn: a. Thuận lợi: Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo chuyên viên Phòng GD&ĐT, sự quan tâm giúp đỡ của UBND huyện Vĩnh Linh. Có cán bộ y tế được trang bị đầy đủ kiến thức về chuyên môn. Có sự phối hợp nhiệt tình của cán bộ giáo viên trong nhà trường trong các hoạt động y tế b. Khó khăn: Do điều kiện kinh tế chậm phát triển, đời sống kinh tế nhân dân còn thấp, sự quan tâm của lãnh đạo địa phương chưa có, các bậc phụ huynh còn mang nặng ý thức mong chờ, ỷ lại. Kinh phí dành cho hoạt động y tế học đường còn thấp. Nhà trường chưa có phòng dành riêng cho hoạt động y tế học đường. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng y tế còn thiếu thốn. 2.2. Phạm vi áp dụng Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường mầm non” với mục đích tăng cường sức khỏe cho trẻ và giáo dục ý thức về việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục mầm non hiện nay. Đề tài được áp dụng tại trường mầm non công lập xã Vĩnh Khê tôi đang công tác. 2.3 . Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp: Đề tài sáng kiến của tôi đi sâu vào việc nghiên cứu vấn đề về sức khỏe của nhằm
  3. nâng cao sức khỏe và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Qua đó đưa ra những giải pháp có tính hệ thống, tích cực nhằm áp dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả trong công tác. Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe. Xây dựng cơ sở vật chất. Nghiên cứu các công văn; Chỉ thị hướng dẫn của cấp trên. Xác định rõ trách nhiệm của các Ban, ngành trong nhà trường. Công tác tham mưu với Hiệu trưởng để nhằm đưa ra được các giải pháp tốt nhất cho việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh. III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Về công tác tổ chức: Thành lập Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe trường học: - Trưởng ban: Hiệu trưởng nhà trường - Phó ban: Phó Hiệu trưởng nhà trường - Thường trực: Cán bộ y tế trường học - Ủy viên: Trạm y tế xã Vĩnh Khê, Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ban sức khỏe có nhiệm vụ: - Giải quyết các trường hợp sơ cứu, xử lý ban đầu các bệnh thông thường. - Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh. - Tổ chức thực hiện các chương trình bảo vệ và chăm sóc sức khỏe do ngành y tế và giáo dục triển khai hàng năm. - Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. Kiểm tra xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp và đảm bảo vệ sinh ATTP. 2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Tủ thuốc y tế nhà trường được trang bị đầy đủ các loại thuốc để giải quyết kịp thời các bệnh thông thường và sơ cấp cứu ban đầu những tai nạn xảy ra trong thời gian học sinh tham gia các hoạt động tại trường. Ngoài ra, nhà trường còn lắp đặt máy lọc nước tiệt trùng đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch cho học sinh toàn trường. Phòng y tế là nơi thực hiện các hoạt động chăm sóc và nâng cao chất lượng sức khỏe cho học sinh chính vì vậy cần phải được xây dựng và đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát. 3. Về công tác tuyên truyền, vận động học sinh: Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe học sinh theo kế hoạch năm học. Tổ chức các buổi tuyên truyền giáo giáo dục sức khỏe vào các giờ chào cờ thứ 2 hàng tuần. Tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh theo mùa như: cúm, đau mắt đỏ, sốt phát ban, tiêu chảy, thủy đậu , phòng chống các bệnh học đường: cận thị, gù vẹo cột sống. Qua các buổi tuyên truyền giúp các em học sinh hiểu được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống dịch bệnh. Phát tờ cam kết gia đình không có loăng quăng không có sốt xuất huyết đến hộ gia đình của từng học sinh và thu lại lưu tại đơn vị. Ngoài ra, còn vận động học sinh diệt loăng quăng khu vực xung quanh nhà ở, cơ quan, khu vực nhà bếp với phương châm “
  4. mỗi học sinh là một tuyên truyền viên tích cực trong việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết ” Vận động học sinh tham gia bảo hiểm y tế học sinh. Tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể các em học sinh và gia đình các em về lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế. 4. Về công tác khám sức khỏe định kỳ: Phối hợp chặt chẽ với trạm y tế xã để tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh ít nhất một lần trong một năm học. Phát hiện và thông báo các trường hợp mắc bệnh về gia đình để có biện pháp giải quyết điều trị kịp thời. Phòng y tế nhà trường có nhiệm vụ lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ sức khỏe của học sinh và có trách nhiệm chuyển hồ sơ khi học sinh chuyển trường hay kết thúc chương trình của cấp học để đảm bảo cho việc quản lý theo dõi sức khỏe cho các em được tốt hơn. Cần có túi hồ sơ, kẹp hồ sơ và phải được bố trí sao cho thuận tiện khi sử dụng. 5. Về công tác nha học đường: Tổ chức cho toàn thể các em học sinh súc miệng nước Fluor 1 lần/tuần. Phòng y tế nhà trường trang bị đầy đủ ca, cốc nhựa cho các lớp, đại diện học sinh của các lớp về phòng y tế để lấy nước súc miệng vào giờ ra chơi thứ 4 hàng tuần. Tổ chức khám răng định kỳ cho học sinh. Khám lồng ghép với đợt khám sức khỏe chung. Phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh răng miệng: sâu răng, viêm lợi. Thống kê các em học sinh mắc bệnh và có kế hoạch điều trị các trường hợp đơn giản như: Viêm lợi răng, sưng nướu răng , chuyển tuyến trên điều trị những trường hợp khó: Trám bít lỗ răng, lỗ sâu đã chạm tủy, viêm tủy, Tuyền truyền giáo dục nha khoa, dạy cho học sinh cách phòng bệnh răng miệng, bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng. Hướng dẫn cho học sinh cách chải răng đúng phương pháp. 6. Về công tác phòng dịch: Thực hiện công tác phòng chống dịch,tiêm chủng theo lịch của cơ quan y tế. Thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh của TTYT dự phòng, phối hợp với trạm y tế xã triển khai các chương trình tiêm chủng, tẩy giun trong trường học. - Hướng dẫn các em học sinh giữ vệ sinh cá nhân phòng chống bệnh dịch. 7. Về vệ sinh học đường: Ban chăm sóc sức khỏe tham mưu cho lãnh đạo nhà trường thực hiện các yêu cầu về vệ sinh học đường, vệ sinh ATTP, thực hiện phong trào xanh - sạch - đẹp”. Tổ chức các buổi tổng vệ sinh môi trường, hướng dẫn các em học sinh đổ rác và xử lý rác đúng nơi quy định. Tổ chức trồng hoa và cây xanh trong nhà trường. Lớp học phải đảm bảo đủ ánh sáng, ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè. Bàn ghế cho học sinh ngồi học phải đảm bảo đúng quy cách, đúng kích thước theo từng lứa tuổi, bảng và phấn viết hợp vệ sinh.
  5. Công trình vệ sinh phải đảm bảo sạch sẽ, luôn được lau rửa thường xuyên, hệ thống cống rãnh thoát nước tốt. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nước uống trong nhà trường. Hướng dẫn các em học sinh thực hiện ăn chín, uống chín và rửa tay trước khi ăn, ăn phải đảm bảo đủ no, đủ chất. IV. PHẦN KẾT LUẬN: 1. Bài học kinh nghiêm. Đối với một cán bộ y tế trong nhà trường đòi hỏi đầu tiên theo tôi đó là sự tận tâm, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Trong các hoạt động tại trường học phải luôn tạo dựng niềm tin cho bản thân mình cũng như cho học sinh và các bậc phụ huynh. Thường xuyên rèn luyện, phấn đấu, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về y tế trường học để đáp ứng tốt nhu cầu sức khỏe của các em học sinh. Nhờ công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe được tiến hành thường xuyên, cùng với việc phối hợp thực hiện tốt công tác phòng dịch nên đã kiểm soát tốt không để dịch bệnh lây lan trong trường học. Tuy còn thiếu thốn về trang thiết bị y tế nhưng vẫn đảm bảo việc sơ cấp cứu ban đầu và xử lý kịp thời các bệnh học thông thường giúp các em học sinh có được sức khỏe tốt để học tập. 2. Kiến nghị, đề xuất : *Đối với UBND xã: -Tiếp tục quan tâm, giúp đỡ cho nhà trường về xây dựng cơ sở vật chất, nhằm phục vụ tốt cho việc chăm sóc sức khỏe cho các cháu. * Đối với Phòng GD&ĐT: -Tham mưu với UBND huyện hỗ trợ cho nhà trường kinh phí để xây dựng phòng y tế, trang thiết bị vật chất, tư trang về y tế đầy đủ. Tôi tin tưởng rằng, trong giai đoạn tiếp theo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước; sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp, các ngành; sự đồng tình ủng hộ, đầu tư của toàn dân; sự phấn đấu, vượt khó khăn, đồng tâm nhất trí cao của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, thì việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh ngày càng được quan tâm hơn, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trường mầm non nơi tôi đang công tác nói riêng, Trường mầm non trong toàn tỉnh nói chung sẽ tiếp tục có nhiều giải pháp tích cực trong việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh ở trường mầm non mà năm học vừa qua tôi đã áp dụng tuy nhiên vẩn còn hạn chế. Tôi tin tưởng rằng với các giải pháp và kinh nghiệm trên, với sự quan tâm giúp đở của lảnh đạo các cấp, thì đề tài này sẽ phát huy tác dụng có tính khả thi cao.