Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép đáp ứng giới trong trường Mầm non tại lớp Lớn 3

pdf 23 trang honganh1 15/05/2023 12240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép đáp ứng giới trong trường Mầm non tại lớp Lớn 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_long_ghep_dap_ung_gioi_trong_truong_ma.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép đáp ứng giới trong trường Mầm non tại lớp Lớn 3

  1. Phụ lục I Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến (Kèm theo quy định về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN. Kính gửi: - Phòng GD& ĐT Nam Trà My. - Hội đồng Sáng kiến cấp huyện. 1. Họ tên tác giả1 : Đoàn Thị Mơ 2. Đơn vị công tác2: Trường MN Hoa Mai- Nam Trà My 3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến3: Đoàn Thị Mơ 4.Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm lồng ghép đáp ứng giới trong trường mầm non tại lớp Lớn 3 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến4: Giáo dục . 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử5: 20/9/2020 7. Hồ sơ đính kèm” + Chín tập báo cáo sáng kiến + Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến + Biên bản hội đồng chấm sáng kiến của trường MN Hoa Mai + Quyết định công nhận sáng kiến của trường MN Hoa Mai. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trà Mai, ngày 20 tháng 05 năm 2021 Người nộp đơn 1 Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến. 2 Ghi tối đa 2 đồng tác giả. 3 Trường hợp tác giả sáng kiến không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến thì trong đơn cần nêu rõ chủ đầu tư tạo ra sáng kiến là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào. Nếu sáng kiến được tạo ra do nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện, vật chất kỷ thuật thì trong đơn cần nêu rõ thông tin này. 4 Điện tử, viễn thông, tự động hóa, Công nghệ thông tin,:Nông lâm ngư nghiêp và môi trường, cơ khí, xây dựng, giao thông vạn tải, dịch vụ(ngân hàng, du lịc, giáo dục, y tế ), Khác ; 5Ghi ngày nào sớm hơn.
  2. Phụ lục II Mẫu báo cáo sáng kiến (Kèm theo quy định về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP ĐÁP ỨNG GIỚI TRONG TRƯỜNG MẦM NON TẠI LỚP LỚN 3. 6 1. Mô tả bản chất của sáng kiến6: 1.1.Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thực hiện. Sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm lồng ghép đáp ứng giới trong trường Mầm non tại lớp Lớn 3.” tại trường MN Hoa Mai huyện Nam Trà My đã đưa ra được 5 biện pháp chính để thực hiện: Biện pháp 1: Lập kế hoạch hoạt động Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động Biện pháp 3: Môi trường giáo dục. Biện pháp 4: Đồ dùng đồ chơi và truyện tranh Biện pháp 5: Tương tác và sử dụng ngôn ngữ Trong từng biện pháp đã nêu cụ thể cách thực hiện và ví dụ minh họa dễ áp dụng, đơn vị áp dụng cũng đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Với đề tài này tôi tin rằng tất cả các trường mầm non đều có thể áp dụng và thực hiện. 6Trình bày tên sáng kiến đề nghị cơ quan, tổ chức hoặc xét công nhận sáng kiến. 7 Cần nêu rõ các nội dung theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 18/2013/BKHCN hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến. 8 Nêu rõ về việc giải pháp đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỷ thuật tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực, ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng áp dụng cho những đối tương,, cơ quan, tổ chức nào. 9 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được theo do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả và ý kiến của tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng giải pháp lần đầu, kể cả áp dụng thử tại cơ sở theo các nội dung sau: - So sánh lợi ích kinh tế xã hội thu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở(cần neeuu rõ giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội cao hơn như thế nào hoặc những nhược điểm của giải pháp đã biết trước đó- nếu là giải pháp cải tiến hắc phục đến mức độ nào .đã biết trước đó. - Số tiền làm lợi nếu có thể tính được và nêu cách tính cụ thể.
  3. 1.2. Phân tích các tình trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã được biết trước đó) 1.3. Về nội dung của sáng kiến: “Một số kinh nghiệm lồng ghép đáp ứng giới trong trường Mầm non tại lớp Lớn 3” Biện pháp 1: Lập kế hoạch hoạt động. Kế hoạch hoạt động giáo dục có đáp ứng giới sẽ tính đến nhu cầu cụ thể của trẻ thông qua các tiến trình giáo dục. Khi lập kế hoạch chúng ta cần chú ý đến các yếu tố sau: Cách tổ chức hoạt động, bố trí lớp học, phân nhóm có tính đến nhu cầu của trẻ Ví dụ: Chuẩn bị một vài hoạt động nhóm mà trẻ mà trẻ có thể tự chọn nhóm hoặc tự chơi hoặc tự làm một mình trong nhóm đó, cô khuyến khích trẻ lập nhóm có cả nam và nữ và tương tác qua lại khi tham gia hoạt động. - Môi trường lớp học gồm cả cách sắp xếp chỗ ngồi của trẻ. - Các hoạt động và đồ dùng, đồ chơi. - Tương tác ( gồm ngôn ngữ và cử chỉ) giữ cô và trẻ, giữ trẻ và trẻ. Ví dụ: Cô chuẩn bị một vài câu hỏi để tương tác,kích thích suy nghĩ về các vi trò về giới: Bố bạn nào thường hay nấu ăn ? Hay: Bạn nào thường giúp bố mẹ nấu ăn ? - Quan sát trẻ. Ví dụ: Qua tình huống của lớp tôi đó bé Hoa rất thích đá bóng nhưng vì trong lớp chỉ có các bạn nam chơi còn các bạn nữ khác không chơi nên bé Hoa cũng không dám chơi sợ các bạn cười mình. Khi thấy như vậy tôi đến bên cạnh bé cùng trò chuyện với bé Như vậy dần dần trẻ sẽ quen sau này sẽ tự tin chơi mà không cần cô chơi cùng nữa. Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động Trong quá trình tổ chức hoạt động, giáo viên cần tạo nhiều cơ hội cho trẻ tương tác với nhau. Bằng cách áp dụng nhiều phương pháp, giáo viên có thể khuyến khích sự tham gia bình đẳng của mọi trẻ em. Khi trẻ có cơ hội chơi cùng với trẻ khác, trẻ sẽ phát triển các kỹ năng để tương tác hiệu quả và thoải mái với các bạn cùng giới và khác giới. Những kỹ năng xã hội này cần cho trẻ sau này, đặc biệt là trong các xã hội thu nhỏ. Ví dụ: Cho trẻ chơi hoạt động góc ở góc xây dựng và phân vai ở hai góc này đảm bảo trẻ nam và trẻ nữ đều đang tham gia bác sĩ /xây dựng/bán hàng Việc thường xuyên nhắc trẻ rằng mọi trẻ đều đặc biệt với những khả năng riêng của mình là vô cùng quan trọng trong việc làm tăng sự thoải mái và phát triển sự tôn trọng của trẻ. Biện pháp 3: Môi trường giáo dục.
  4. Hoạt động giáo dục có thể diễn ra bên trong hoặc bên ngoài lớp học. Cách chia nhóm trẻ và sắp xếp lớp học ảnh hưởng đến sự tham gia và việc học của trẻ. Đáp ứng giới trong môi trường giáo dục bao gồm đáp ứng giới trong việc sắp xếp chỗ ngồi trong lớp học để tổ chức và quản lí hoạt động nhóm, học thông qua chơi trong lớp và ngoài trời, tự học trong các góc chơi và chơi tự do. * Sắp xếp lớp học và hoạt động nhóm Việc sắp xếp trẻ theo nhóm nhỏ sẽ giúp tăng cường sự tham gia của những trẻ hay e thẹn và ít năng động hơn. Ví dụ: Chia 2 góc gồm góc xây dựng và góc phân vai. Ở 2 góc này đảm bảo có nam và nữ đều tham gia nấu ăn/xây dựng/bán hàng/bác sĩ. Các trang trí trên tường của lớp học ở khu xây dựng sẽ có cả hình ảnh trai,gái làm thợ xây. Hình trang trí trên tường ở góc phân vai sẽ có cả hình ảnh nam và nữ nấu ăn. Thay đổi nhóm thường xuyên để trẻ chơi cùng nhau và tạo sự gắn kết giữ các trẻ cũng như cho trẻ đảm trách nhiều vai trò khác nhau trong nhóm. Xem xét việc tạo nhóm để một trẻ lúc này có thể là trưởng nhóm, giúp đỡ các bạn khác, nhưng lúc khác thì trẻ đó sẽ là thành viên trong nhóm, cần sự hỗ trợ của các bạn trong nhóm. Trong lớp chúng ta có nhiều cách để chia nhóm. Ví dụ: Nhóm có trẻ trai và trẻ gái, nhóm trẻ có khả năng/sở thích . Thông qua việc chia nhóm diễn ra tư nhiên khi trẻ được chọn góc chơi hoặc các hoạt động học thông qua chơi. * Các hoạt động học thông qua chơi trong lớp và ngoài trời Học thông qua chơi đóng vai trò quan trọng trong giáo dục mầm non. Chơi giúp trẻ tương tác với bạn bè, cùng nhau phối hợp và giải quyết vấn đề. Tất cả các hình thức chơi đều có thể giúp trẻ học và phù hợp cho các nhóm có cả trai lẫn gái. Tuy nhiên trẻ trai và trẻ gái có xu hướng chơi theo cách khác nhau khiến trẻ tưởng rắng trẻ trai và trẻ gái rất khác nhau và không thể tham gia cùng một hoạt động. Trẻ trai thường chơi những trò chơi mạnh mẽ như đá bóng còn trẻ gái lại chơi những trò chơi nhẹ nhàng hơn như nhảy dây. Vì những quan điểm như vậy nên chúng ta cần khuyến khích trẻ tham gia vào tất cả các hoạt động chơi, không quan tâm đến người khác nghĩ gì miễn là theo sở thích của bản thân trẻ . Hay thường thì các bạn nam chỉ chọn chơi ở góc xây dựng nếu chơi ở góc phân vai thì các bé cũng chỉ đóng vai bác sĩ hay công an chứ không chịu đóng vai người bán hàng hay là người nấu ăn. Còn các bạn gái thì chỉ chơi bán hàng hay nấu ăn. Lúc này ngoài cho trẻ chơi ở góc trẻ thích thì cô cũng có thể chia góc cho trẻ chơi một cách ngẫu nhiên như hôm nay các bạn mặc quần áo màu đỏ sẽ chơi ở góc xây dựng còn bạn mặc quần áo àu vàng sẽ chơi đóng vai người bán hàng nhé. Khi đóng vai cùng trẻ thì cô làm mẫu trong việc thể hiện thái độ không theo khuôn mẫu giới như: đóng vai mẹ xây nhà hoặc vai bố đang nấu ăn. Hoặc thông qua qua các trò chơi có cả trai và gái như trò chơi “ kéo co”.
  5. Qua các hoạt động hằng ngày cô sẽ không phân chia theo cách trước là chia theo nhóm bạn trai hay nhóm bạn gái nữa mà thay vào đó cô sẽ gọi tên, gọi theo tổ hoặc theo một đặc điểm nào đó. 5.4. Biện pháp 4: Đồ dùng đồ chơi và truyện tranh Môi trường lớp học cần có nhiều đồ dùng đồ chơi như tranh, truyện tranh, đồ chơi, hình ảnh treo tường. Khi có nhiều đồ dùng đồ chơi, trẻ sẽ học thông qua chơi hiệu quả hơn. Đồ dùng thật mang từ nhà hoặc cộng đồng có thể giúp trẻ hào hứng hơn. Có nhiều các tiếp cận khác nhau trong việc dùng đồ dùng đồ chơi trong lớp. Sử dụng các đồ dùng đồ chơi có màu sắc trung tính, phù hợp và hấp dẫn cả trẻ trai và trẻ gái. Cung cấp các đồ chơi có các yếu tố hấp dẫn cho mỗi giới. Ví dụ: Giáo viên có thể dùng tranh ảnh cắt ra từ tạp chí, sách báo để làm trò chơi xếp hình, một số có hình siêu nhân và một số khác có hình công chúa. Với cách này trẻ có cơ hội học như nhau và có thể chọn bộ xếp hình mình thích nhất. Tổ chức hoạt động cho cả lớp giúp xóa bỏ vai trò về giới điển hình. Ví dụ: Khi học về giao thông tất cả trẻ có thể là người lái xe oto. Ban đầu trẻ có thể phản đối vì việc đó chỉ dành cho con gái hoặc con trai. Lúc này chúng ta có thể cho trẻ xem hình ảnh một cô lái xe hoặc một chú thợ may. Thường xuyên thay đổi và sắp xếp các đồ dùng đồ chơi sẽ huy động trẻ tham gia hào hứng hơn. Việc này sẽ tạo cảm hứng cho trẻ trai và trẻ gái dùng các đồ chơi trẻ ít thích chơi khi chơi tự do. Ví dụ: Trẻ trai thử chơi với búp bê khi có gắn với các hình khối, có thể xây nhà cho búp bê và mang búp bê vào trò chơi đóng vai. Việc sắp xếp lại đồ dùng đồ chơi là cách dễ nhất để tạo cảm hứng cho các trò chơi mới và khuyến khích nhiều trẻ chơi chung. Ví dụ: Sắp xếp cửa hàng đồ chơi gần góc xây dựng rồi đến các dụng cụ, đồ dùng trong gia đình như cuốc, cưa, búa, được làm từ giấy bìa để bán cho khách. Việc này giúp khuyến khích nhiều trẻ đóng vai mua hàng. Trẻ có thể lựa chọn các hoạt động yêu thích thì trẻ tham gia hào hứng hơn. Tuy nhiên cần cho trẻ tham gia nhiều hoạt động khác nhau để trẻ chơi với nhiều đồ dùng đồ chơi ( gồm cả đồ chơi được cho là dành riêng cho trẻ trai hoặc trẻ gái). Chọn đồ dùng đồ chơi hấp dẫn cả trẻ trai và trẻ gái. Màu sắc của đồ dùng đồ chơi cũng rất quan trọng Ví dụ: Làm búp bê trai và búp bê gái. Khi mặt quần áo cho búp bê nên sử dụng kiểu và màu sắc không đặc thù cho trẻ trai hay trẻ gái. Có thể làm cả búp bê trai và búp bê gái với nhiều loại trang phục khác nhau. Giáo viên luôn là tấm gương cho trẻ về việc không theo các khuôn mẫu giới thông qua việc sử dụng các đồ chơi mà các bạn cùng giới tính với mình ít chơi. Ví dụ: Trong trò chơi đóng vai, cô giáo đóng vai công nhân xây nhà và các trẻ nam sẽ chơi trò chơi nấu ăn. * Tranh và truyện