Sáng kiến kinh nghiệm Dạy lồng ghép quy luật thêm –s và cách đọc đuôi –s

doc 7 trang sangkien 9920
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy lồng ghép quy luật thêm –s và cách đọc đuôi –s", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_long_ghep_quy_luat_them_s_va_cach.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy lồng ghép quy luật thêm –s và cách đọc đuôi –s

  1. DẠY LỒNG GHÉP QUY LUẬT THÊM –S VÀ CÁCH ĐỌC ĐUÔI –S Tiếng Anh 6 A. PHẦN MỞ ĐẦU Có rất nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất. Việc chọn tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc trong chương trình giảng dạy ở các bậc tiểu học và trung học là điều cần thiết. Học sinh Việt Nam học tiếng Anh có nhiều thuận lợi như chữ viết và đa số các âm có trong tiếng Việt. Tuy nhiên, học sinh vẫn gặp một số khó khăn khi phát âm tiếng Anh. Tiếng Anh là tiếng đa âm, có nối âm, có phát âm cuối của từ trong khi tiếng Việt là tiếng đơn âm và không có phát âm cuối của từ. Điều này là một trong những trở ngại trong quá trình học phát âm của học sinh. Học ngoại ngữ cũng như học âm nhạc cần có một quá trình luyện âm, ngữ điệu sao cho phát âm chuẩn và đúng giọng như người bản xứ. Ngôn ngữ thật là kỳ diệu. Nó giúp con người hiểu nhau nhưng cũng gây hiểu nhầm nhau nếu sử dụng từ không chính xác và phát âm không chuẩn. Vì thế, việc dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 6 (đối tượng bắt đầu học ngoại ngữ) nói tiếng Anh chuẩn, đặc biệt cách phát âm cuối của từ là rất quan trọng. B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận Tiếng Anh ngày nay đã trở thành một ngôn ngữ có tính toàn cầu hóa. Đa số học sinh được học tiếng Anh như là một ngôn ngữ bắt buộc thứ hai. Học sinh phổ thông được rèn luyện bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, và viết khi học tiếng Anh. Để có thể giao tiếp bằng tiếng Anh, học sinh cần phải rèn luyện kỹ năng phát âm sao cho chuẩn. Tuy nhiên, học sinh Việt Nam gặp một số khó khăn khi phát âm tiếng Anh do có một số âm tiếng Anh không có trong tiếng Việt. Đặc biệt là cách phát âm cuối trong tiếng Anh. Trong chương trình tiếng Anh 6, học sinh được học cách phát âm đuôi –S cho danh từ đếm được số nhiều (chairs, boxes, stools, ), động từ được thêm –S hoặc – ES ở chủ từ ngôi thứ ba số ít (he, she, it), và sở hữu cách (Nam’s eraser). Đa số học sinh thường không phát âm đuôi – S hoặc phát âm nhầm lẫn giữa ba cách phát âm khác nhau của đuôi –S (/ız/, /s/, và /z/). Việc phát âm tiếng Anh sao cho chuẩn và có ngữ điệu trong lời nói cũng giống như luyện thanh trong môn âm nhạc. Học sinh cần phải luyện cách phát âm đuôi –S thường xuyên trong quá trình học tiếng Anh 6 và cả sự kiên nhẫn của giáo viên trong quá trình chỉnh sửa phát âm của học sinh. Khi học sinh được rèn luyện cách phát âm đuôi –S đúng thì học sinh sẽ cảm thấy tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp. II. Thực trạng của vấn đề Việc học ngoại ngữ của đa số học sinh ngày nay còn mang tính đối phó. Học sinh chỉ muốn đạt điểm trên 5.0 là được. Học sinh chưa thật sự cảm thấy hứng thú trong tiết học tiếng Anh. Đa số học sinh ở trường THCS Bùi Hữu Nghĩa chưa đầu tư nhiều về quỹ thời gian cũng như về tài liệu học tiếng Anh. Hơn nữa khả năng tiếp thu bài của học sinh còn chậm. Trong một tiết, không thể chuyển tải nhiều ngữ liệu cho học sinh, đặc biệt đối với học sinh lớp 6. Vậy làm thế nào để học sinh có thể tiếp thu bài mới một cách nhẹ nhàng, tạo sự hứng thú trong học tập và dễ khắc sâu vào trí nhớ là một trăn trở của giáo viên dạy lớp. “Mưa dầm thì thấm sâu”. Học ngoại ngữ cũng vậy cần có một quá trình tích lũy và luyện tập thường xuyên và lâu dài. Vì thế, việc dạy quy luật thêm –S và cách đọc đuôi –S cũng cần có thời gian và một quá trình được luyện tập nhiều lần trong các bài học có liên quan đến ngữ liệu này. ___ SKKN: Dạy Lồng Ghép Quy Luật Thêm –S và Cách Đọc Đuôi –S - Tiếng Anh 6 Trường THCS Bùi Hữu Nghĩa Giáo Viên: Hà Thị Thi Hà Tổ: Ngoại Ngữ 1
  2. III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề Có bao giờ bạn cầm một thau đầy nước đổ vào một cái chai chưa? Nếu như cầm một thau nước đổ ào một cái vào chai thì chỉ có một số ít nước lọt vào miệng chai. Số nước còn lại sẽ văng tung tóe ra ngoài. Còn nếu dùng cái phễu đặt lên miệng chai và đổ nước từ từ vào thì chẳng bao lâu nước sẽ đầy đến miệng chai mà nước không bị rơi vãi ra ngoài. Việc học ngoại ngữ giống như việc đổ nước vào một cái chai. Bước đầu làm quen với tiếng Anh, học sinh được giới thiệu động từ BE, thì hiện tại đơn, hình thức số nhiều của danh từ, hình thức ghi tắt của động từ IS, và sở hữu cách. Từ bài UNIT 3, hình thức danh từ đếm được số nhiều đã được giới thiệu. Nếu dạy quy luật thêm –S và cách đọc đuôi –S ngay từ bài này thì là điều không thể. Thứ nhất là không đủ thời gian để chuyển tải khối lượng kiến thức này trong một tiết trong khi học sinh còn phải học từ vựng, cấu trúc câu và luyện tập. Thứ hai, học sinh lớp 6 khó có thể tiếp thu nhiều điểm ngữ pháp trong một thời gian ngắn 45 phút. Vì thế việc chia nhỏ ra quy luật thêm –S và cách đọc đuôi –S cho từng bài học giúp cho học sinh vừa học được một điểm ngữ liệu mới vừa ôn lại kiến thức đã học có hiệu quả hơn là được học trong một tiết. Trong chương trình tiếng Anh 6 gồm có tất cả 16 bài. Thì hiện tại đơn được giới thiệu từ bài 1 đến bài 7. Học sinh có thể học cách thêm đuôi –S và cách đọc đuôi –S cho động từ đi với chủ từ ngôi ngôi thứ ba số ít (He/She/It) song song với danh từ đếm được số nhiều trong suốt chương trình tiếng Anh 6; hình thức sở hữu cách (Nam’s eraser), hình thức ghi tắt giữa nghi vấn từ (what, who, ), đại từ nhân xưng làm chủ từ (he, she, it) với động từ IS. Sau khi được học xong UNIT 7, học sinh có thể hệ thống lại quy luật thêm –S và cách đọc đuôi –S. Điều này giúp cho học sinh khắc sâu quy luật và cách đọc đuôi –S. Các bước dạy cách thêm đuôi –S và cách đọc đuôi -S 1. Dạy từ vựng 2. Hướng dẫn cách thêm –S của từng từ 3. Hướng dẫn cách đọc đuôi –S 4. Kiểm tra lại cách đọc đuôi –S: đọc sinh lắng nghe băng cassette hoặc giáo viên đọc để kiểm tra lại, nghe và lặp lại cách đọc đuôi –S của từng từ 5. Sử dụng các tấm thẻ có ghi S, ES cho quy luật thêm –S, và các tầm thẻ có ghi cách phát âm /ız/, /s/, và /z/ cho cách đọc đuôi –S (khi học sinh quên, giáo viên có thể rút các thẻ này ra cho học sinh biết cách thêm và đọc đuôi –S như thế nào). 1. Danh từ đếm được số nhiều UNIT 3 AT HOME Grade 6 Lesson 1 A1-2 My House (p30-31) I. Vocabulary Danh từ số ít Danh từ số nhiều Cách đọc đuôi -S a living room living rooms /z/ phòng khách a telephone telephones /z/ điện thoại a lamp lamps /s/ đèn bàn an armchair armchairs /z/ ghế bành a table tables/z/ cái bàn a chair chairs /z/ cái ghế a television televisions /z/ ti vi a stereo stereos /s/ máy nghe nhạc a couch couches /ız/ ghế sa-lông dài a bookshelf bookshelves /z/ kệ sách ___ SKKN: Dạy Lồng Ghép Quy Luật Thêm –S và Cách Đọc Đuôi –S - Tiếng Anh 6 Trường THCS Bùi Hữu Nghĩa Giáo Viên: Hà Thị Thi Hà Tổ: Ngoại Ngữ 2
  3. 2. Động từ đi với chủ thừ ngôi thứ ba số ít He/She/It UNIT 5 THINGS I DO Grade 6 Lesson 1 A1-2 My Day (p52-53) Lesson 2 A3-4 My Day (p53-54) I. Vocabulary Động từ nguyên mẫu Động từ thêm –S Cách đọc đuôi -S (to) get up gets/s/ thức dậy (to) go goes /ɡəʊz/ đi (to) play plays/z/ chơi (to) do does /dΛz/ làm (to) watch watches/ız/ xem (to) listen listens/z/ lắng nghe (to) read reads/z/ đọc 3. Hình thức ghi tắt của động từ IS Hình thức ghi nguyên Hình thức ghi tắt Cách đọc đuôi -S My name is Phong. My name’s Phong /z/ Tên tôi là Phong What is your name? What’s your name? /s/ Tên bạn là gì? My name is Nam. My name’s Nam. /z/ Tên tôi là Nam. That is my teacher. That’s my teacher. /s/ Đó là thầy tôi It is a table. It’s a table. /s/ Đó là cái bàn. He is a teacher. He’s a teacher. /z/ Ông ấy là giáo viên. She is a teacher. She’s a teacher. /z/ Cô ấy là giáo viên Who is that? Who’s that? /z/ Ai đó? Where is your classroom? Where’s your classroom? /z/ Phòng học của bạn ở đâu? 4. Sở hữu cách Thu’s school /z/ trường của Thu My students’ books /s/ Những quyển sách của học sinh tôi Mr. Jones’s car /ız/ xe hơi của ông Jones Thì hiện tại tiếp diễn được giới thiệu từ bài 8. Vì thế, giáo viên có thể giúp học sinh hệ thống lại quy luật thêm –S và cách đọc đuôi –S sau khi bài 7 kết thúc. Để biết chính xác cách phát âm –S cần phải biết âm cuối của từ là gì. Điều này thật khó đối với học sinh lớp 6 để phân biệt các âm được phiên âm quốc tế trong tiếng Anh. Vì vậy, giáo viên có thể cho học sinh một số mẹo nhỏ để dễ nhớ các quy luật và cách đọc. Học sinh có thể nhớ dễ dàng hơn bằng cách học các câu sau đây có chữ cái đầu chính là các quy luật thêm -S hay cách đọc đuôi -S * Cách thêm –ES vào các từ tận cùng bằng -c / -s / -sh / -x / -ch / -o /: “Có Sang SHông (sông) Xuống CHợ O (không)?” * Cách đọc đuôi -S. Cách đọc dựa vào các chữ cái này chỉ là giúp cho học sinh dễ biết cách đọc. Nó không mang tính tuyệt đối. Nếu muốn đọc chính xác đuôi –S, học sinh phải căn cứ vào âm cuối của từ được phiên âm như thế nào. . Đọc -/ız/ khi các từ tận cùng bằng các chữ cái sau: -S -X -C -G -Z -CH -SH “Sản Xuất Con Gà Zì (Gì) Chiên Shù (Xù)?” . Đọc -/s/ khi các từ tận cùng bằng các chữ cái sau: -K -P -F (-gh) -T (-th) “Không Phì Fà (phà) Thuốc” ___ SKKN: Dạy Lồng Ghép Quy Luật Thêm –S và Cách Đọc Đuôi –S - Tiếng Anh 6 Trường THCS Bùi Hữu Nghĩa Giáo Viên: Hà Thị Thi Hà Tổ: Ngoại Ngữ 3
  4. Tổ: NgoạiNgữ Giáo Viên:HàThịThi Trường THCSBùiHữuNghĩa Đọc vàCáchĐuôi–S-TiếngAnh6 SKKN: DạyLồngGhépQuyLuật Thêm–S ___ SPELLLING RULES FOR ADDING –S (Quy luật thêm –s) Most Words Words ending in Words ending in –f / fe Words ending in –ch / -sh / -x / -s / - z / -o Đa số các từ Những từ tận cùng bằng –f / -fe a consonant + -y (-O after a consonant) + S Những từ tận cùng bằng phụ âm +-y -f  -v + -es Những từ tận cùng bằng –ch / -sh / -x / -s / - z / -o (-o đứng sau phụ âm) -y  -i +-es + -es table tables carry carries shelf shelves church churches chair chairs study studies knife knives wash washes -y fix fixes class classes quiz quizes tomato tomatoes Exceptions: Exceptions: Exceptions: Ngoại trừ Ngoại trừ Ngoại trừ dynamo dynamos be is/am/are belief beliefs ghetto ghettos have has chief chiels piano pianos 4 proof proofs portfolio portfolios roof roofs radio radios safe safes studio studios 5 VOWELS (5 nguyên âm): A E I O U 21 CONSONANTS (21 phụ âm): B C D F G H J K L M N P Q R S T V W X Y Z PRONUNCIATION OF THE –S ENDING (Cách Phát Âm Đuôi –S) Pronunciation SOUNDS (âm) LETTERS (Chữ cái) EXAMPLES (ví dụ) -/ız/ /z/, /s/, /ʤ/, /ʧ/, /ʒ/, /ʃ/ -S -X -C -G -Z -CH -SH misses, mixes, voices, languages, buzzes, watches, garages, wishes -/s/ /p/, /t/, /k/, /f/, /θ/ -P –F (-gh) -K -T (-th) cups, roofs, (laughs), walks, cats, tenths -/z/ Other sounds (các âm khác) tables, chairs, rooms, brothers,