Sáng kiến kinh nghiệm Đại lượng và đo đại lượng

doc 15 trang sangkien 05/09/2022 13201
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đại lượng và đo đại lượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_dai_luong_va_do_dai_luong.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Đại lượng và đo đại lượng

  1. A. Đặt vấn đề: I.Mở đầu Trong những năm gần đây Đất nước ta đang tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH giáo dục giữ vai trò quan trọng, đặc biệt giáo dục tiểu học là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Quá trình giáo dục tiểu học góp phần tích cực vào việc chuẩn bị bước đầu cho học sinh trở thành người chủ tương lai của Đất nước vào những năm đầu của thế kỷ 21. Nhiệm vụ của giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực đủ về số lượng, cao về chất lượng để tham gia một cách tích cực, độc lập, sáng tạo vào sự nghiệp CNH, HĐH Đất nước. Xác định được tầm quan trọng đó. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục tiểu học thể hiện ở nghị quyết của ban chấp hành TW Đảng “ Nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiểu học” và luật giáo dục tiểu học. Với chiến lược là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Để đạt được điều này thì việc phát hiện tài năng và bồi dưỡng nhân tài phải hình thành và phát triển ngay từ cấp học tiểu học. Năng lực được hình thành và phát triển ngay từ nhỏ đó là nền tảng vững chắc để các em tiếp cận với trí thức của nhân loại. Trong 9 môn học, môn toán đặc biệt quan trọng, thời gian dành cho môn toán chiếm 1 phần lớn trong mối quan hệ với các môn học khác của chương trình trong suốt 5 năm học từ lớp 1 đến lớp 5. Chương trình soạn thảo SGK phần mạch kiến thức “ Đại lượng và đo đại lượng” có mặt ở tất cả các lớp theo cấu tạo đồng tâm, lớp sau cao hơn lớp trước. Trong mạch kiến thức “ Đại lượng và đo đại lượng ” có giá trị đặc biệt quan trọng gắn liền với cuộc sống thực tiễn. Vì vậy trong quá trình dạy học toán ở tiểu học hình thành khái niệm đơn vị đo ứng dụng thực tiễn cách ước lượng, đong, đo, đếm, các bài toán về chu vi, diện tích, thể tích các bài toán về thời gian, chuyển động rõ ràng qua sự phân bố của 1
  2. chương trình ta thấy rõ các bài toán về đại lượng có một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình môn toán ở tiểu học. II. Thực trạng của việc dạy học mạch kiến thức. 1. Thực trạng: Qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy ở trường tôi nhận thấy các hình thức dạy học nói chung và mạch kiến thức “Đại lượng - đo đại lượng” nói riêng về việc sử dụng trò chơi toán học còn nghèo nàn , chưa chú trọng, có những đồng chí giáo viên chưa thấy hết ý nghĩa, tác dụng trò chơi trong giờ học toán. Như chúng ta biết lớp 5 là lớp cuối cấp tiểu học thuộc vào giai đoạn tập sâu thời gian, chủ yếu củng cố hoàn thiện đủ các kiến thức trong đó có mạch kiến thức về “ Đại lượng và đo đại lượng”. Học xong lớp 5 nếu các em có hoàn cảnh khó khăn không thể theo học được thì các em cũng biết tính toán , biết tính thời gian, khối lượng độ dài, diện tích, thể tích, dung tích một cách hoàn thiện. Nhưng trong thực tế thực trạng dạy học mạch kiến thức này học sinh hiểu nhưng chưa sâu, hay nhầm lẫn vì mối quan hệ giữa các đại lượng lại khác nhau. Chính vì vậy cần phải cho học sinh tiếp nhận mạch kiến thức này một cách nhẹ nhàng nhất và đạt hiệu quả cao nhất thông qua trò chơi toán học. 1. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên. Trò chơi toán học đáp ứng sự hiếu động ham chơi, ham hiểu biết, thích cái mới lạ, kích thích tính tò mò, muốn tìm hiểu khám phá. Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập phù hợp với nhà trường tiểu học. Trong dạy học toán đặc biệt là dạy học về “Đại lượng và đo đại lượng”, cần có các trò chơi có tác dụng như: Giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động làm cho giờ học bớt căng thẳng tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, học sinh tiếp thu một cách nhẹ nhàng, hứng thú trong học tập, tạo cơ hội để học sinh được thể hiện mình, học sinh có cách ứng xử tốt nhất, thích nghi với điều kiện đổi mới của xã hội. 2
  3. Qua thời gian đầu dạy và tìm hiểu ở lớp 5 trong một số giờ toán tôi có đưa một số trò chơi vào dạy học thì thấy học sinh có hứng thú học. Khảo sát chất lượng trong một số giờ học toán có trò chơi và gìơ học toán không có trò chơi ( năm học 2005 – 2006 ) tôi thấy: Giờ học không có thiết kế trò Lớp Sĩ số Giờ học có thiết kế trò chơi chơi Số học sinh Số học sinh Số học sinh Số học sinh không thích học không thích học thích học toán thích học toán 5 toán toán SL % SL % SL % SL % 100 0 Dẫn đến kết quả học tập của học sinh đạt:( trong thời gian không có sử dụng trò chơi) Sĩ Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp số SL % SL % SL % SL % 5 Từ nhu cầu thực tế đặt ra tôi nhận thấy việc thiết kế trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng dạy học môn toán nói chung và toán lớp 5 nói riêng và đặc biệt là mạch kiến thức “ Đại lượng và đo đại lượng” là rất cần thiết. 3
  4. b. Giải quyết vấn đề. I.các giải pháp thực hiện a.Dựa vào mục đích trò chơi Củng cố những kiến thức cơ bản về mạch kiến thức “ Đại lượng và đo đại lượng” đọc và viết các đơn vị đại lượng dưới các đơn vị nhỏ hơn và lớn hơn, đặc biệt là viết đúng dưới dạng số thập phân, cách tính thể tích, diện tích các hình, làm 4 phép tính với số đo thời gian, cách tính quãng đường, thời gian, vận tốc Rèn luyện kỹ năng đọc, viết, đo, tính một cách thành thạo. - Luyện tác phong nhanh nhẹn, tinh mắt, khéo tay khi chơi để dành phần thắng. - Yêu thích môn toán đặc biệt là mạch kiến thức “ Đại lượng và đo đại lượng” biết áp dụng vào thực tế cuộc sống. *Yêu cầu của trò chơi. - Thiết thực với nội dung tiết học vừa sức với các đối tượng học sinh - Trò chơi không quá dễ cũng không quá cầu kỳ , giúp học sinh ôn tập và ứng dụng các kiến thức toán đã học, người chơi nắm vững kiến thức cơ bản về mạch kiến thức “Đại lượng và đo đại lượng” vận dụng linh hoạt các kiến thức ngày một sáng tạo. b. Dựa vào nguyên tắc thiết kế 1. Nguyên tác vừa sức dễ thực hiện. Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung toán học cụ thể trong chương trình. Mạch kiến thức “ Đại lượng và đo đại lượng” ở lớp 5 chia thành các nội dung: - Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân. - Viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. - Bảng đơn vị đo diện tích , viết các số do diện tích dưới dạng số thập phân. - Tính diện tích một số hình tam giác, hình thang, hình tròn - Thể tích, bảng đơn vị đo thể tích, viết các số đo thể tích dưới dạng số thập phân 4
  5. - Bốn phép tính với các số đo thời gian. - Các bài toán về chuyển động đều. Vì vậy các trò chơi được xây dựng từ các bài tập có chọn lọc các tiết học có trong nội dung của mạch kiến thức, nội dung trò chơi gây được sự hứng thú , củng cố mạch kiến thức. Các trò chơi phải phải giúp học sinh rèn luyện , kỹ năng tính toán , phát huy trí óc phân tích, tư duy, sáng tạo. Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian, thích hợp với môi trường học tập. 2.Nguyên tắc khai thác và thực hành. Sử dụng triệt để yêu cầu nội dung kiến thức cơ bản cũng như đồ dùng của giáo viên, học sinh. Các đồ dùng giáo viên tự làm được khai thác từ những vật liệu gần gũi có ở xung quanh ta như: gậy, thùng, tre, gỗ, chai lọ, vỏ hộp bánh kẹo sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mỹ nhưng ít tốn kém. Từ các nguyên tắc trên tôi căn cứ vào thời gian mục đích, yêu cầu ở mỗi tiết học cũng như đối tượng học sinh, môi trường học tập của các em để thiết kế trò chơi. II biện pháp thực hiện 1. Trò chơi 1: Về đúng nhà mình a.Mục đích trò chơi: Giúp học sinh củng cố cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân từ đơn vị lớn sang đơn vị bé và ngược lại. Rèn luyện nhanh nhẹn, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bạn trong nhóm. b. Đối tượng chơi: Học sinh lớp 5 mỗi nhóm 5 em. Thời gian chơi 5 – 7 phút. c. Chuẩn bị: Các mảnh bìa cotton được ghi các đại lượng cho sẵn ( bảng 1) Các mảnh bìa có ghi các đại lượng tương ứng cân đối ( bảng 2) Hai bảng cài , kích thước các mảnh bìa 12 x 6 cm. Ví dụ: Tiết luyện tập của bài ( viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân) Bài tập 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. 5
  6. Giáo viên chuẩn bị sẵn các mảnh bìa có ghi số cài sẵn các ở bảng cài. ( Bảng 1) Nhóm 1 Nhóm 2 8.691 m = cm 2.1km = m 5.032m = mm 0.350km = cm 9.12dm = mm 9.8m = cm 12.36m = dm 0.5m = mm Và các mảnh bìa có ghi các số tương ứng ( Bảng 2) Nhóm 1 Nhóm 2 896.1 2100 5032 305 912 980 123.6 500 d. Luật chơi: Chọn hai đội chơi ( chọn các nhóm có đối tượng tương ứng) mỗi đội 4 em đứng thành từng nhóm đếm từ 1 đến 4 Học sinh còn lại là cổ động viên cho các bạn tham gia chơi. Mỗi nhóm được cô giáo treo bảng cài với các thẻ đã ghi số và đơn vị đo cân đối ( bảng 1) sau đó phát cho mỗi em trong một nhóm thẻ tương ứng với các đề bài cô giáo treo trên bảng. Các nhóm quan sát yêu cầu của nhóm mình và quan sát tấm bìa của mình có trong tay để định hình. Khi cô giáo hô trò chơi bắt đầu thì 2 bạn số 1 của hai nhóm lên cài nhanh tấm bìa của mình sao cho thẻ cài bằng số tương ứng của mình cài. Yêu cầu các em làm nhanh, phát hiện đúng số mình cần cài. Thời gian kết thúc nhóm nào xong trước đúng hết thì thắng cuộc. Nếu xong trước nhưng sai 1 bìa thì vẫn bị thua. Kết thúc trò chơi 6
  7. giáo viên tuyên dương các em hoàn thành nhanh , đúng, tuyên dương nhóm bằng những tràng vỗ tay của các bạn, hoặc thưởng cho các bạn vở, bút chì thước kẻ 2, Trò chơi thứ 2: Tiếp sức. a. Mục đích: Giúp học sinh củng cố về đơn vị đo, mối quan hệ giữa các dơn vị, viết các đơn vị đo đại lượng dưới dạng thập phân với đơn vị lớn hơn hoặc nhỏ hơn rèn luyện cho học sinh tư duy tốt, tác phong nhanh nhẹn, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bạn trong nhóm, rèn luyện tình cảm thân thiện sạch sẽ trong mỗi học sinh. b. Đối tượng chơi: Học sinh lớp 5, mỗi nhóm 4 – 5 học sinh chơi thời gian chơi 5 – 7 phút cuối tiết học. c. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 2 tờ giấy có vẽ hình tượng trưng một bông hoa 5 cánh. Trên các cánh hoa được ghi tên đơn vị đó, giữa nhụy hoa và cánh hoa được nối với nhau bởi dấu bằng Minh họa bằng hình vẽ: d. Luật chơi: Chọn 2 nhóm chơi, mỗi nhóm 4 em, các bạn còn lại trong lớp làm ban giám khảo 2 nhóm được xếp hàng trước lớp theo vị trí của mình. Các em đặt tên nhóm, giáo viên ghi tên nhóm của các em, các em điểm số từ 1 – 4. Khi làm xong chạy nhanh về đứng ở cuối hàng, bạn có số thứ tự 2 phải thật nhanh lên điền vào 1 trong 3 cánh hoa còn lại cứ lần lượt như thế cho đến hết. Khi cô giáo hô thời gian đã hết nếu các bạn chưa làm xong thì phải dừng lại, nếu bạn nào còn tiếp tục thì kết quả đó không được tính điểm ban giám khảo đánh giá nhận xét điểm của từng nhóm theo qui định. Điểm nhanh Điểm đúng Điểm đẹp Tổng: 7