Sáng kiến kinh nghiệm Các thế động tác vận động trong chiến đấu

doc 8 trang sangkien 05/09/2022 5660
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các thế động tác vận động trong chiến đấu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cac_the_dong_tac_van_dong_trong_chien.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Các thế động tác vận động trong chiến đấu

  1. A- Đặt vấn đề: I. Lời mở đầu: Được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và nhà nước, giáo dục quốc phòng toàn dân nói chung và giáo dục quốc phòng cho học sinh ở bậc THPT nói riêng đã đạt được những kết quả quan trong góp phần chuẩn bị về tâm thế và tri thức cho thế hệ trẻ sẵn sàng thực hiện 2 nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thực hiện chỉ thị số 62/CT-TW ngày 12/2/2001 của Bộ chính trị và nghị định số 15/2001/NĐ-CP ngày 01/05/2001 của chính phủ về giáo dục quốc phòng, ngành Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá đã phối hợp các cơ quan hữu quan xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về Giáo dục quốc phòng, tạo hành lang pháp lí quan trọng cho quá trình phát triển của môn học. Để thực hiện nghị định của chính phủ và hệ thống tổ chức môn học Giáo dục quốc phòng ở bậc THPT của ngành Giáo dục. Trường THPT Triệu Sơn 4 đã tổ chức học giải 1 tiết/1 tuần, trên lớp và đã tăng cường thêm đội ngũ giảng dạy, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 1. Thực trạng: Hiện nay giáo dục quốc phòng ở trường THPT Triệu Sơn 4 đã có được đội ngũ giáo viên nhiều hơn so với các năm trước. Tuy nhiên đội ngũ giáo viên được đào tạo sâu về chuyên môn nên phương pháp giảng dạy môn đặc thù này còn hạn chế. Bên cạnh đó sách giáo khoa giáo dục quốc phòng của học sinh chưa được sử dụng nên việc tự nghiên cứu thêm của học sinh chưa hiệu quả. 2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng: Từ thực trạng trên dẫn đến: Tổ chức phương pháp giảng dạy chưa sâu, kết quả đạt được chưa cao. Vì vậy để công tác giảng dạy môn giáo dục quốc phòng đạt hiệu quả tốt hơn, tôi đã mạnh dạn cải tiến phương pháp tổ chức giảng dạy “Các thế động tác vận động trong chiến đấu”. Tuy nó chỉ được thực hiện trong phạm vi một bài học nhưng nó sẽ 1
  2. có tác động hiệu quả hơn đến các bài khác trong môn học GDQP ở bậc THPT. Và đặc biệt nó sẽ tác dộng tích cực hơn đến công tác huấn luyện giáo dục quốc phòng toàn dân. B- Giải quyết vấn đề: I. Các giải pháp thực hiện: 1. Tuyền thụ cho học sinh nắm vững truyền thống đánh giặc bảo vệ tổ quốc, từ đó HS sẽ có ý thức trong tập luyện, khả năng tiếp thu bài học cao hơn. 2. Tạo cho HS sớm hình thành kỹ năng, kỹ xảo của các tư thế vận động. 3. Mỗi động tác giáo viên phải phân tích giảng giải sâu kết hợp với làm mẫu động tác thuần thục để học sinh vừa nghe, vừa nhìn thấy và làm tốt theo chỉ dẫn. 4. áp đặthọc sinh vào khuôn khổ tập luyện: Phục tùng mệnh lệnh, làm theo ký, tín hiệu của cấp trên. 5. Mỗi tiết học giáo viên phải kiểm tra đánh giá kết quả, chỉ ra ưu nhược điểm của từng HS, từng tổ tập và động viên khen thưởng cá nhân xuất sắc. 6. Triển khai tập luyện theo từng tổ, kiểm tra đánh giá theo từng tổ để nâng cao khả năng tự học hỏi, lẫn nhau và tạo ra sự ăn ý, phối hợp các động tác theo đội hình trong tổ. II. Các biện pháp để tổ chức thực hiện: 1. Giới thiệu sơ lược, khái quát bài “Việt Nam đánh giặc giữ nước” (10 phút) - Lịch sử đánh giặc giũ nước của dân tộc Việt Nam. - Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Ví dụ 1: “Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thuộc địa, nửa phong kiến (thế kỷ XIX đến 1945)”. + Tháng 9/1858 thực dân Pháp tiến động xâm lược nước ta, Triều Nguỹen đầu hàng Pháp. Năm 1884 Pháp chiếm cả nước ra, nhân dân Việt Nam đứng lên chống pháp kiến cường. 2
  3. + Năm 1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời do lãnh tụ Nguyễn ái Quốc sáng lập. Dưới sự lãnh đạp của Đảng, cách mạng Việt Nam trải qua các cao trào và giành thắng lợi lớn: - Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930 - 1931. - Phong trào phản đế và tổng khởi nghĩa năm 1940 - 1945, đỉnh cao là cách mạng tháng 8/1945 lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam á. Ví dụ 2: Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954): - Ngày 23/09/1945 Thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai. - Ngày 19/12/1946 CT. Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến. - Quân dân ta liên tục mở rộng đón tiến công quân Pháp. + Chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông 1947. + Chiến thắng Biên Giới năm 1950 + Chiến thắng Đông - Xuân năm 1953 - 1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, buộc Pháp phải ký kết hiệp định Giơ-Ne-Vơ và rút quân về nước, Miền Bắc hoàn toàn giải phóng. - Từ các vị trí đó giáo viên phải rút ra được nguyên nhân thắng lợi và nhấn mạnh được cách đánh giặc của Việt Nam. + Lấy chỗ mạnh của ta đánh vào chỗ yếu của địch. + Lấy yếu chống mạnh, đánh bất giờ, lấy ít địch nhiều dùng mai phục, muốn có được điều đó thì chúng ra phải rèn luyện tốt kỹ, chiến thuật các tư thế động tác thuần thục. 2. Khi giới thiệu động tác, việc đầu tiên giáo viên phải tập hợp đội hình ở vị trí thuận lợi, dễ quan sát. Ví dụ: Tập hợp trung đội theo hình chữ “L” quay mặt vào giáo viên, vị trí quan sát hướng vận động. - Thực hiện làm mẫu động tác theo ba bước: + Vừa làm vừa phân tích. + Chậm từng cử động. 3
  4. + Làm tổng hợp. 3. Trước khi đi vào giảng giải, phân tích và làm mẫu giáo viên cần phải gây sự tập trung cho học sinh, làm động tác mẫu phải đẹp, đúng, dễ làm để cho học sinh dễ quan sát và tư duy chính xác sớm hình thành kỹ năng. Ví dụ 1: Phân tích, làm mẫu động tác “Đi khom”. - Trường hợp vận động khi gần địch trong điều kiện có địa hình, địa vật che đỡ, che khuất ngang tầm ngực hoặc đêm tối, trời mưa, sương mù, địch khó phát hiện. - Động tác khom cao: Tư thế thấp hơn đi thường, người hơi nghiêng sang phải, mắt luôn theo dõi địch, hai đầu gối chùng, từ bụng trở lên cúi thấp, hai tay cầm súng sẵn sàng chiến đấu tay phải cầm óp lóp tay, cánh tay kẹp súng, tay trái giữ trang bị hoặc cầm cành lá ngụy trang. - Khi tiến chân phải hoặc trái bước lên, đặt cả bàn chân xuống đất, chân trước gập, chân sau cong tự nhiên cứ như vậy chân nọ tay kia tiếp tục tiến. - Giáo viên làm mẫu vừa làm vừa phân tích: + TTCB đứng nghiên, sách súng. + Cử động 1: bước chân trái hoặc phải lên trước 1 bước khoảng 70cm, chân trước co, thân trên hơi cuối, mắt quan sát địch. + Cử động 2: Đưa súng ở tư thế chiến đấu. + Cử động 3: Thực hiện các bước tiến. - Làm chậm từng cử động. Ví dụ: Làm xong cử động 1 hô “Hết 1” Làm xong cử động 2 hô “Hết 2” Làm xong cử động 3 hô ‘Hết 3” - Làm tổng hợp: 1, 2, 3 kết thúc về TTCB. - Sử dụng các động tác mẫu đúng, đẹp song cần phải sử thêm đồ dùng trực quan, tranh ảnh, hình vẽ có sẵn để học sinh dễ hiểu hơn và hình thành được kỹ xảo động tác. Ví dụ 2: Thực hiện động tác “Bò” 4
  5. Nêu trường hợp vận động, cách TH động tác, có bao nhiêu tư thế bò. a) Bò cao: - Thường dùng trong điều kiện có địa hình, địa vật che mắy địch, cao hơn tư thế ngồi, nhưng chủ yếu là dùng để vận động qua những nơi địa hình địa vật dễ phát ra tiếng động, địch có thể nghe thấy: ở nơi có gạch, ngói, đá lởm chởm, cành lá khô, cây mục hoặc khi cần dùng tay dò mìn - Bò hai chân một tay. - Động tác: + Nếu chỉ có súng thì có thể treo, mang hoặc cầm súng, tay phải nắm áp lót tay cánh tay kẹp súng sát thân người, mũi sóng hơi chếch lên, báng súng cao khỏi mặt đất. + Nếu phải ôm thuốc nổ hoặc các thứ khác, thì có thể đeo súng sau lưng. + Người ngồi xổm: Bàn chân hơi kiễng lên, khi tiến thân người hơi ngả về trước, tay trái dò mìn hoặc bẻ cành lá, dọn đường tiến và tìm chỗ đặt chân. Khi tìm được nơi đặt chân xong, dùng các đầu ngón tay hoặc chân trước làm trụ để giữ thăng bằng, nhấc chân sau lên đặt sát dưới lòng bàn tay trái. Cứ như vậy thay đổi chân nọ đến chân kia để tiến. - Làm mẫu: Bước 1: Làm và phân tích: Cử động 1: từ TTCB thực hiện động tác ngồi xồm mông chụm gót chân phải. Cử động 2: tay phải cầm áp lót súng, tay trái đặt ở phía trước, tiếp xúc bằng các đầu ngón tay chuẩn bị làm động tác dò mìn, gạt cành cây Cử động 3: Thực hiện các bước tiến. Học sinh xem tranh ảnh động tác bò và hình thành kỷ năng trong đầu: 4) Giáo viên muốn áp đặt học sinh vào khuôn khổ tập luyện thì : - Nghiêm khắc, cứng rắn, đưa ra hình thức kỷ luật thích đáng trong tiết. - Thời gian yâu cầu tập luyện đúng chính xác không sai, thiếu 1 phút. Ví dụ 1: “Một HS trong tổ không luyện tập , chạy ra khỏi hàng ngũ” 5
  6. Hình thức kỷ luật: “Xách nước tưới cây 100 xô” phê vào sổ đầu bài, tập thể đó cũng bị ảnh hưởng, trực tiếp là tổ trưởng, trung đội trưởng. Bằng những biện pháp cững rắn như vậy sẽ làm cho học sinh đó không tái phạm đồng thời có thể răn đe học khác. Ví dụ 2: “Thực hiện động tác chạy khom, luyện tập 5 phút cả tổ” Giáo viên bấm thời gian: “Tổ 1 chỉ thực hiện 4 phút” Giáo viên cho tổ 1 dừng tập và đưa ra hình thức lỷ luật: “Cả tổ thực hiện động tác 10 phút, đồng thời phạt thể lực, phê sổ đầu bài” Để học sinh phục tùng mệnh lệnh, giáo viên gương mẫu, mệnh lệnh đưa ra phải chính xác, hợp lý đồng thời phải quán triệt học sinh phục tùng mệnh lệnh của tổ trưởng, lớp trưởng. Để học sinh làm theo ký tín hiệu thì giáo viên phải nêu quy ước luyện tập trước khi vào tập luyện cho học sinh nắm vững. Ví dụ 1: “Quy ước tập luyện”. - Quy ước tập luyện là dùng tín hiệu, ký hiệu để tập trung thống nhất hành động trong những thời điểm nhất định. Có thể quy ước như sau: + Bắt đầu tập: 1 hồ còi kết hợp cờ đỏ, cờ xanh giơ song song trên đầu và bằng khẩu lệnh “Bắt đầu tập”. + Dừng tập: 2 hồi còi cùng với cờ đỏ chỉ vào bộ phận nào kết hợp với khẩu lậnh “Tổ dừng tập” thi bộ phận đó dừng tập. + Thôi tập: 3 hồi còi kết hợp cờ đỏ quay tròn trên đầu và khẩu lệnh “Thôi tập”. Ví dụ 2: “Quy ước tượng trưng”. - Ba số 6 hoặc ba số 10 hoặc cờ xanh tượng trang cho hướng địch. - Mỏ quay thể hiện hoả lực địch còi thổi thể hiện hoả lực ta 5) Sau mỗi tiết học giáo viên kiểm tra đánh giá trong phần củng cố bài: Có thể gọi 1 đến 2 học sinh lên thực hiện động tác. Ví dụ: Mời hai em A và B lên thực hiện động tác ‘Lê cao”. - Biện pháp: Giáo viên: 6
  7. + Quan sát theo dõi hai học sinh thực hiện, quan sát từng cử động xem có đúng hay không? + Chấm điểm kỹ năng của động tác. + Chấm điểm kỹ xảo động tác. + Chấm điểm thẩm mĩ của động tác. + Nội dung kỹ thuật “Lê cao” * Tư thế: Người nằm nghiêng xuống đất, chân trái co, bàn chân đặt dưới ống chân phải, chân phải duỗi thẳng tự nhiên. tay phải cầm súng đặt trên hông phải hoặc đùi chân trái, hợp tiến đạn quay ra ngoài. Nòng súng hơi chếch lên, khuỷu tay khép tự nhiên, bàn tay chống xuống đất, đầu hơi cúi mắt theo dõi địch. * Khi tiến: Chân phải co lên, bàn chân phải đặt rút bàn hoặc cổ chân trái bàn tay trái chống xuống đất, dùng sức bàn chân phải và tay trái đẩy người lên và đưa về phía trước cho tới khi chân phải duỗi thẳng tự nhiên. Cứ như vật, chân tay phối hợp đẩy người lê theo hướng tiến. 6) Chọn mỗi tổ 3 học sinh làm đội hình mẫu và giáo viên kiểm tra đội hình mẫu và đánh giá xếp loại chung cả tổ. Ví dụ: “Thực hiện động tác: Lê thấp, bò thấp, lườn”. * Yêu cầu kiểm tra: + Đội hình chuẩn bị + Kỹ thuật động tác. + Đội hình vận động. - Đội hình chuẩn bị: Phải đều, thẳng hàng, mặt quay về hướng tiến, xách súng đứng nghiêm. - Kỹ thuật động tác: Đúng, chính xác từng cử động, đẹp. - Đội hình vận động: 3 người thực hiện động tác đều, di chuyển hợp lí, phối hợp ăn ý qua từng địa vật. * Bảng điểm xếp loại: - Loại A: Thực hiện tốt các yêu cầu trên. - Loại B: Chưa thành thục 1 trong 3 yêu cầu trên. 7