Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở trường Mẫu giáo Phong Lan, xã Trà Tập

pdf 13 trang honganh1 15/05/2023 12220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở trường Mẫu giáo Phong Lan, xã Trà Tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_phoi_hop_giua_nha_truong_va.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở trường Mẫu giáo Phong Lan, xã Trà Tập

  1. 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến : BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO PHONG LAN, XÃ TRÀ TẬP Họ và tên: Lê Thị Trâm Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Phong Lan I. Mô tả bản chất sáng kiến: 1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện: * Có 5 giải pháp: - Công tác phối hợp giữa Nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh, giữa ban đại diện cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm. - Xây dựng góc tuyên truyền dành cho cha mẹ trẻ. - Đến thăm từng gia đình của trẻ. - Làm tốt công tác tham mưu. - Phát tờ rơi. * Các bước tiến hành: - Chọn đề tài; - Khảo sát thực trạng; - Đưa ra giải pháp; - Tiến hành áp dụng các giải pháp vào thực tế; - Đánh giá kết quả đạt được sau thời gian áp dụng các giải pháp. 1.2 Nội dung thực hiện giải pháp: a) Công tác phối hợp giữa Nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh, giữa BĐD cha mẹ với giáo viên chủ nhiệm. Công tác phối hợp giữa gia đình và Nhà trường trong những năm qua tuy chưa có đóng nhiều về vật chất, chủ yếu ngày công lao động trong công tác xây dựng môi trường nhưng nó đã góp phần rất lớn trong việc chăm sóc giáo dục, công tác truyền
  2. 2 thông, phối hợp trong việc triển khai kiến thức nuôi dạy trẻ đến từng cha mẹ học sinh được dễ dàng, hiệu quả hơn. Vì thế, việc tìm ra các biện pháp thiết thực, phù hợp trong công tác phối hợp giữa Nhà trường và cha mẹ học sinh là việc rất quan trọng. Thứ nhất, thành lập Hội cha mẹ học sinh, xây dựng kế hoạch công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong năm học, : Để công tác phối hợp được chặt chẽ, ngay từ đầu năm học dựa vào phương hướng nhiệm vụ năm học, vào tình hình thực tế của nhà trường. Ban Giám Hiệu nhà trường tổ chức cuộc đầu năm cùng với các trưởng ban đại diện các nhóm lớp và bầu ra ban đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường, những đại diện có năng lực, uy tín, năng nổ, trách nhiệm. Nhà trường đề nghị Ban đại diện cha mẹ học sinh xây dựng quy chế hoạt động, quy chế phối hợp giữa Ban đại diện cha mẹ Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong năm học, thể hiện nội dung đánh giá quá trình công tác phối hợp giữ Nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của năm trước, từ đó bàn bạc xây dựng các mục tiêu, nội dung, biện pháp phối hợp phù hợp cho năm học này, hạn chế những mặt chưa đạt, phát huy những mặt đã đạt được. Các quy chế phối hợp trong năm học gồm: - Quy chế phối hợp giữa Ban đại diện cha mẹ học sinh trường với Ban giám hiệu, các đoàn thể trong Nhà trường. - Quy chế phối hợp giữa Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp với giáo viên chủ nhiệm nhóm, lớp; Thứ hai, chỉ đạo giáo viên trao đổi trực tiếp với từng cha mẹ: Công tác phối hợp đôi khi cần được thực hiện linh hoạt, Nhà trường chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiệc tốt công tác thông tin hai chiều giữa lớp và BGH, giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh về các nội dung thông tin cần thiết như: tình hình sức khỏe, các thói quen, hành vi của trẻ Dựa vào thời gian biểu trong một ngày của trẻ, Nhà trường chỉ đạo sát sâu việc trao đổi thông tin hằng ngày với các phụ huynh, qua việc trao đổi này đem lại hiệu quả rất cao cao, kịp thời điều chỉnh những vấn đề còn hạn chế của học sinh tại lớp và ở nhà, giúp giáo viên, cha mẹ học sinh hiểu được con cái hơn. Từ đó, có những biện pháp giáo dục phù hợp với khả năng nhận thức, sức khỏe của từng cá nhân trẻ. Ví dụ: cháu Hồ Nguyễn Mai Trân những ngày đầu đến lớp cháu vẫn tham gia các hoạt động cùng các bạn nhưng đến tháng 11/2020 cháu luôn có biểu hiện mệt mỏi, ngại hoạt động, da xanh xao. Giáo viên đánh giá quá trình hoạt động của trẻ qua từng tháng có chiều hướng đi xuống qua các chủ đề. Tôi đã trực tiếp thăm lớp, yêu cầu giáo viên liên hệ trực tiếp với phụ huynh về tình hình sức khỏe, kết quả học tập. Phụ huynh đưa trẻ đi thăm khám sức khỏe và phát hiện cháu bị bệnh tim. Chính vì
  3. 3 việc trao đổi kịp thời cha mẹ học sinh mới có thể phối hợp và có biện pháp xử lý kịp thời. Cháu nay đã được chương trình mổ tim miễn phí, do bệnh viện Đà Nẵng phối hợp với tổ chức y tế thế giới, phẫu thuật. Phụ huynh biết ơn Nhà trường, giáo viên và tin tưởng hơn khi gửi con ở trường. * Thứ ba, tư vấn với một nhóm phụ huynh: Hình thức tổ chức tư vấn nhóm được Nhà trường áp dụng triệt để sau quá trình tham gia dự án VVOB với các nội dung thiết thực, phán ảnh đúng tâm lý của trẻ độ tuổi mẫu giáo, như học thông qua chơi, giáo dục về giới. Qua các buổi tập huấn Nhà trường triển khai đến 100% giáo viên trên 13 lớp tổ chức các hoạt động dựa trên các chuyên đề trên, đồng thời lồng ghép tổ chức chương trình Giáo dục Mầm non đem lại hiệu quả nhất. Để làm được điều đó, bản thân tôi nhận thấy phải thay đổi ngay từ giáo viên, xóa bỏ phương pháp, hình thức giáo dục cũ, như: sử dụng nhiều đồ chơi học liệu sẵn có vào công tác giảng dạy sẽ giảm đi khả năng sáng tạo của trẻ. Nhưng việc thay đổi này cần phải có sự hỗ trợ, phối hợp của phụ huynh. Tôi cho giáo viên làm bảng lấy ý phiếu tham khảo nhu cầu của phụ huynh học sinh về những nội dung họ quan tâm, dựa trên các câu hỏi khảo sát đã chuẩn bị kỹ lưỡng. Từ đó giáo viên phân thành nhiều nhóm để tổ chức tư vấn theo từng nhóm, giải quyết những khó khăn vướn mắc của từng nhóm. Mỗi nhóm khoảng từ 10-15 người, thường được tổ chức vào buổi trưa, buổi tối hoặc cuối giờ làm việc trong ngày, mỗi năm học nên tổ chức khoảng 2 lần vào học kỳ I và cuối học kỳ II và có thể tổ chức lồng ghép vào các buổi sinh hoạt tổ vận động. Giáo viên nêu chủ đề, đặt ra câu hỏi, đưa ra tình huống cụ thể để mọi người tự liên hệ và trao đổi, để nắm được thông tin lâu hơn. Giáo viên cũng cần có khả năng đánh giá và tổng hợp các ý kiến để đưa ra những kết luận đúng đắn. b) Xây dựng góc dành cho cha mẹ: Công tác truyền thông đến cha mẹ học sinh được chỉ đạo đến toàn thể CBGVNV trong Nhà trường, việc thực hiện không chỉ tập trung vào các buổi họp, hội mà còn được thực hiện qua nhiều hình thức, như: dùng Pano, ap phích có hình ảnh để truyền thông cho phụ huynh biết. ví dụ trong thời gian này dịch covid -19 đang diễn ra rất phức tạp, nên công tác truyền thông về kiến thức chăm sóc sức khỏe cho học sinh, cho phụ huynh rất cần thiết, nhiều phụ huynh hoang mang nhưng qua hình ảnh tuyên truyền và cách phòng bệnh nếu tất cả mọi người có ý thức bảo vệ thì dịch bệnh khó lây nhiễm. Qua góc tuyên truyền phụ huynh hiểu và yên tâm. Giáo viên không cần hướng dẫn nhiều lần. Như vậy, Nhà trường, giáo viên đã tạo một thói quen trong công tác tuyên truyền qua các góc dành cho bố mẹ. c) Đến thăm gia đình Chọn thời gian, hoàn cảnh thích hợp với đối tượng để thăm hộ gia đình ( có thể do trẻ nghỉ học nhiều ngày, trẻ ốm đau lâu hoặc có những biểu hiện đặc biệt khác)
  4. 4 Có thể bắt đầu buổi trao đổi bằng hỏi thăm về tình hình sức khỏe, công việc; quan sát gia cảnh; lắng nghe, suy nghĩ để xác định vấn đề cần quan tâm. Trên cơ sở đó, đưa thông tin cho phù hợp với đối tượng. Giải thích rõ ràng, cặn kẽ, nên dùng từ đơn giản, dễ hiểu, gần gũi. Sử dụng các tài liệu phù hợp với đối tượng. Có thể ghi chép, nếu cần thiết nhưng cần chú ý đối tượng, không tỏ thái độ khó chịu. Giáo viên đến thăm gia đình trẻ là rất quan trọng vì cả phụ huynh và trẻ sẽ rất tự hào vì được cô giáo đến thăm. Việc đến thăm này không nhất thiết phải là một chuyến đi kéo dài mà đôi khi chỉ là sự ghé thăm, đem cho trẻ một số học liệu, đồ chơi hay đưa cho phụ huynh một bài báo có thông tin quan trọng. Đặc biệt với những trẻ khó khăn để được đến trường, giáo viên đến để tìm hiểu động viên gia đình cho trẻ đi học lại. d) Làm tốt công tác tham mưu. Công tác tham mưu là việc cần thiết để đảm bảo cho quá trình xây dựng phát triển Nhà trường. Nên mỗi cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên cần làm tốt công tác tham mưu cho chính quyền, giáo viên tham mưu, đóng góp ý kiến cho lãnh đạo cấp trên. Cuối cùng người lãnh đạo phải là người có tâm, có tầm, giám nghĩ, dám làm tham mưu tốt cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể về mọi mặt, qua đó nhà trường còn tranh thủ kêu gọi sự giúp đỡ của gia đình, xã hội về nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ, về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của nhà trường, cùng với gia đình và cộng đồng xã hội xây dựng được khối đoàn kết toàn dân, tình làng, nghĩa xóm và cùng nhau chăm sóc giáo dục trẻ. Tiêu biểu trong năm học qua với tình hình mưa bão diễn ra phức tạp, cơ sở vật chất bị hư hỏng nặng như điểm trường Tất Rối, Tất Pổ, Lấp Loa, Răng Chuổi, nhưng dưới sự phối hợp giữa Nhà trường và nhân dân, cha mẹ học sinh đã kêu gọi các câu lạc bộ hỗ trợ sữa chữa, xây dựng mới lại điểm Tất Rối, số tiền trị giá lên đến hơn 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó Nhà Trường còn nhận được sự phối hợp từ phía cha mẹ học sinh đóng góp ngày công, vạn chuyển vật liệu, tham gia công tác xau dựng sữa chữa trường lớp một cách nhiệt tình, xây dựng cảnh quan sư phạm sinh động, thẩm mĩ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. e) Phát tờ rơi: Hiện nay, hầu hết cha mẹ học sinh tại trường điều kiện tiếp cận thông tin qua truyền thông như báo đài, trang điện tự rất khó vì chưa có điều kiện để cập nhập. Do đó Nhà trường thường liên hệ với trung tâm y tế xin các tờ rơi, pano về cách nuôi dưỡng con theo khoa học, tờ rơi về cách phòng chống bệnh tật, hướng dẫn cách phòng chống dịch bệnh covid, cách phòng chống bệnh sổ tả trong mùa nắng, bệnh tay chân miệng, về phát cho cha mẹ trẻ, bà con địa phương. Hình thức này thường dùng để triển khai những nội dung mang tính chất cấp thiết, cần sự lan tỏa, chia sẽ từ học sinh đến cha mẹ học sinh và qua cộng đồng. 1.1 . Phân tích tình trạng giải pháp đã biết: /
  5. 5 1.2 . Nội dung cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại ( nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở) : ./ 1.4 . Khả năng áp dụng của sáng kiến: Qua một năm áp dụng các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình ở trường mẫu giáo Phong Lan, xã Trà Tập bản thân tôi đánh giá khả năng áp dụng sáng kiến rất cao cho công tác giáo dục tại Trường và có thể nhận rộng qua các đơn vị trường bạn trên địa bàn miền núi. 1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: - Phải có sự đồng lòng, nhất trí của tập thể Cán bộ giáo viên trong toàn trường. - Sự thống nhất cao từ phía gia đình trẻ. - Công tác phối hợp giữa Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của các lớp. - Công tác phối hợp với cộng đồng được nhà trường thực hiện triệt để như: tham mưu với cấp ủy, chính quyền , lãnh đạo cấp trên để dễ dàng được sự đồng thuận ủng hộ; công tác tuyên truyền, thực hiện đảm bảo sự thống nhất về nhận thức, hành động cũng như cách thức để đạt mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ. 1. 6. Hiệu quả sáng kiến mang lại: * Đối với nhà trường: Tập thể cán bộ giáo viên, trong Nhà trường được tham gia các buổi tập huấn về kỹ năng phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh, nhận thức hơn tầm quan trọng của của công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Thống nhất được mục đích, kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ của tập thể sư phạm nhà trường đối với phụ huynh. Tạo được niềm tin, sự đồng thuận, từ phía phụ huynh. Giáo viên không còn cảm giác áp lực trong việc xây dựng môi trường. Đồ dùng, học liệu từ nguyên vật liệu từ thiên nhiên, nguyên vật liệu phế thải cần sử dụng cho việc học và chơi của trẻ tại lớp được phụ huynh nhiệt tình đóng góp, hỗ trợ, đem đến chất lượng trên giáo viên và học sinh được tốt hơn năm học trước. * Đối với phụ huynh: Được tham gia nhiều trực tiếp trong việc xây dựng môi trường truyền thông, xay dựng môi trường học tập Ban đại diện cha mẹ học sinh của Nhà trường đã phát huy công tác phối hợp của mình trong công tác giáo dục. Phụ huynh tin tưởng khi đưa con đến lớp. * Đối với trẻ: