Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường Mầm non

doc 11 trang sangkien 30/08/2022 7820
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_chi_dao_hoat_dong_tao_hinh_c.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo hoạt động tạo hình cho trẻ trong trường Mầm non

  1. BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lứa tuổi mầm non là thời kỳ nhạy cảm với những "cái đẹp xung quanh, có thể coi đây là thời kỳ phát cảm của những xúc cảm thẩm mỹ - những xúc cảm tích cực, dễchịu được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với " cái đẹp". Tạo nên trạng thái tinh thần khoan khoái khiến đứa trẻ cảm thấy gắn bó thiét tha với con người và cảnh vật xung quanh, làm nảy sinh ở trẻ lòng mong muốn làm những điều tốt lành để đem niềm vui đến cho mọi người. Từ những xúc cảm tích cực trẻ bắt đầu mong muốn thể hiện trong các hoạt động nghệ thuật. Lý do chọn đề tài: Hoạt động tạo hình chiếm vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non, nó là phương tiện cơ bản cho việc giáo dục thẩm mỹ, giáo dục toàn diện cho trẻ ngay từ những năm đầu của cuộc sống. Thực tế hiện nay giáo viên sử dụng phương pháp hoạt động tạo hình còn mang tính áp đặt, rập khuôn theo mẫu, sao chép chưa phát huy hết khả năng sáng tạo và sự linh hoạt của trẻ.Quá trình tổ chức còn nặng nề về kết quả sản phẩm, cô chưa chú ý dạy kỹ năng tạo hình cho trẻ. Khi triển khai thực hiện chương trình giáo dục Mầm non mới giáo viên còn nặng nề về vấn đề xây dựng kế hoạch, phát triển nhận thức và ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ thường thiên về cảm thụ nghệ thuật âm nhạc, chưa chú ý phát triển nghệ thuật tạo hình ở trẻ, chưa có khả năng tạo cảm hứng cho trẻ khi học tạo hình, chưa biết tận dụng môi trường xung quanh để tạo cảm xuc thẩm mỹ cho trẻ. Vì thế tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài này nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình trong trường Mầm non, đưa ra các giải pháp giúp giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình ngày càng tốt hơn. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Hoạt động tạo hình là một trong những nội dung của giáo dục thẩm mỹ nhằm phát triển toàn diện cho trẻ, đây là hoạt động mà trẻ mẫu giáo rát thích. Thông qua các hoạt dộng vẽ, nặn, cắt, xé dán trẻ có nhiều cơ hội để luyện tập các vận động tinh, vận động thô của các ngón tay, sự dẻo dai. Hoạt động tạo hình đòi hỏi các thao tác trí tuệ như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá Khi trẻ tìm hiểu, tri giác các tính chất của sự vật, hiện tượng xung quanh như màu sắc, kích thước, hình dạng Hoạt động tạo hình cũng đòi hỏi trẻ phải biết vận dụng các kinh nghiệm, vốn hiểu biết để tạo ra các hình ảnh mới cho mình. Hoạt động tạo hình góp phần phát triển thẩm mỹ sáng tạo, phát triển cảm giác, tri giác thẩm mỹ, phát triển khả năng cảm thụ và khả năng sáng tạo. Đồng thời hoạt động tạo hình là sự biểu lộ thái độ tình cảm của trẻ đối với thế giới xung quanh, sự yêu ghét Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật giùp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và phản ánh thế giới thông qua các hình tượng nghệ thuật, trong các hình thức hoạt động mang tính nghệ thuật. 2. Cơ sở thực tiễn: Thực hiện tốt các hoạt động tạo hình trong trường mầm non sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Trẻ
  2. tham gia vào hoạt động tạo hình đã giúp trẻ hình thành các đức tính tốt như: yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. Trẻ tạo ra các " tác phẩm " bằng cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm của chính mình. Tác phẩm của trẻ "không chỉn chu", không giống thật, không đầy đủ các bộ phận, chi tiết, chưa có tỷ lệ, màu sắc có thể tự do theo ý thích nhưng lại rất ngộ nghĩnh, đôi khi lại rất động có tính biểu cảm. Trẻ biết đánh giá khái quát cao, trẻ phản ánh ấn tượng của bản thân không phụ thuộc vào thực tế. Mỗi sản phẩm của trẻ mang một nội dung, một tên gọi khác nhau, những sản phẩm trẻ tạo ra rất đơn giản, ngộ nghĩnh, sinh động, trẻ rất thích tham gia vào các hoạt động tạo hình. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng tri giác, hình thành ở trẻ khả năng tư duy, phát triển xúc cảm- tình cảm- nhân cách- trí tuệ- sự khéo léo- tính kiên trì. 3. Thực trạng đơn vị a. Khảo sát tình hình. *Kết quả khảo sát chất lượng giáo viên: 10 giáo viên Nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ Nắm vững nội dung phương pháp bộ 2 20% môn. Vận dụng sáng tạo linh hoạt Nắm vững phương pháp nội dung bộ 4 40% môn vận dụng chưa linh hoạt Chưa nắm chắc về phương pháp bộ môn 4 40% * Khảo sát chất lượng trẻ: 200 trẻ Nội dung Số lượng Tỷ lệ - Trẻ hứng thú tham gia HĐTH - 50 cháu 25% - Trẻ tạo ra được sản phẩm tạo hình - 80 cháu 40% theo yêu cầu - Trẻ có kỹ năng khi tham gia vào hoạt - 50 cháu 25% động tạo hình - Trẻ đặt tên sản phẩm của mình - 20 cháu 10% b. Thuận lợi: + Trường đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo phục vụ hoạt động dạy và học. + Đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, có năng lực trong chuyên môn, có kỹ năng tạo hình thuận lợi cho việc hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình. + Phụ huynh đồng tình ủng hộ trong công tác phối kết hợp thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. + Được sự chỉ đạo sát sao của Sở GD - ĐT Hà Tĩnh, Phòng GD - ĐT TP hà Tĩnh về việc triển khai chuyên đề tạo hình theo từng năm. c. Khó khăn: + Nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động dạy và học chưa đáp ứng với nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. + Một số trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tạo hình còn thiếu. + Một số giáo viên còn hạn chế về năng khiếu tạo hình, đổi mới phương pháp. 4. Giải pháp thực hiện
  3. a. Xác định nội dung hoạt động tạo hình phù hợp với từng độ tuổi. - Căn cứ vào đặc điểm tạo hình cơ bản của từng độ tuổi, tôi hướng dẫn giáo viên lựa chon đề tài phù hợp với khả năng, sử dụng đường nét, màu sắc bố cục, hình động, khả năng tạo ra sản phẩm từ đó đưa ra yêu cầu hợp lý với trình độ nhận thức của trẻ. - Với trẻ nhà trẻ: Sử dụng đường nét, hình dạng chưa thể tạo nên những hình ảnh rõ ràng đầy đủ. Trẻ có khả năng thể hiện tưởng tượng, tái tạo biểu cảm bằng cách sử dụng một số chấm vạch, đường nét khác nhau, bổ sung vào các hình ảnh do người lớn vẽ sẵn. Trẻ ít quan tâm đến màu sắc thường vẽ bất kỳ màu nào mà trẻ có được. Trẻ chưa có khả năng thể hiện bố cục tranh. Cho nên tôi hướng dẫn giáo viên lựa chọn những đề tài phù hợp và yêu cầu trẻ tạo ra sản phẩm đơn giản không chú trọng vào bố cục và màu sắc mà chỉ khuyến khích trẻ biết sử dụng các đường nét để hoàn thành bài tập của mình. VD: Những tia nắng, giọt mưa, chiếc lá, dòng nước, cuộn len, - Với trẻ 3 - 4 tuổi: Trẻ thể hiện các sự vật có hình tròn, hình vuông, hình tam giác, trẻ vận dụng các hình học cơ bản để thể hiện sự vật đơn giản mà trẻ quan sát được. Trẻ bắt đầu chú ý tới sự khác biệt của các loại màu, trẻ có thể bôi tất cả các màu vào tranh trẻ hoặc chỉ sử dụng một màu mà trẻ thích và lựa chọn. Trẻ thường có xu hướng tự do thể hiện màu theo ý thích không nhất thiết giống với màu sắc của vật thật. Trẻ đã chú ý đến sự sắp xếp các hình ảnh sự vật thành hàng, sắp xếp lặp đi lặp lại các chi tiết các sự vật đơn lẻ có loại về hình dạnh về kích thước trân khắp bề mặt tờ giấy. Vì vậy tôi yêu cầu giáo viên ngoài việc lựa chọn đề tài phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ còn phải chú ý đến cách bố trí sắp xếp các hình phù hợp tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Không áp đặt trẻ trong việc sử dụng màu mà khuyến khích trẻ sử dụng màu trẻ thích và lựa chọn. VD; Vẽ quả bóng hình tròn, ô tô bằng các hình vuông, hình chữ nhật vẽ nhiều quả chín trên cành, vẽ dây cờ có nhiều lá cờ, những xâu hạt lặp đi lặp lại giống nhau. - Với trẻ 4 - 5 tuổi: Trẻ có khả năng phân biệt và điều chỉnh đường nét về nhiều loại hình hình học để vẽ đồ vật hiện tượng như hình tròn, hình ô van, hình vuông hình chữ nhật, các dạng hình tam giác để vẽ nhà, ô tô con vật. Các hình vẽ của trẻ mang tính lắp ráp và gần gũi với các hình học cơ bản, trẻ bắt đầu sử dụng màu bắt chước. Trẻ tô màu tương ứng với màu của mọi vật trong hiện thực. Trẻ đã biết phân biệt màu sắc thật của một số đồ vật, hoa quả.Trẻ biết sắp xếp các hình ảnh biết phân biệt đối tượng miêu tả chính. Trẻ thể hiện sự lặp đi lặp lại của các yếu tố giống nhau. Trẻ chú ý quan sát và làm quen với cách sắp xếp xen kẽ giữa các đối tượng khác nhau. Cho nên khi lựa chọn đề tài tôi yêu cầu giáo viên phải chú ý lựa chọn cho phù hợp. Yêu cầu sản phẩm của trẻ phải được hoàn chỉnh hơn, bố cục sắp xếp hợp lý, sử dụng màu sắc phù hợp, khuyến khích trẻ sáng tạo không áp đặt gò bó trẻ vào một mẫu nhất định. VD: Vẽ đường phố, thể hiện sắp xếp xen kẽ giữa các loại nhà, cây với kích thước kiểu dáng khoảng cách khác nhau. - Với trẻ 5 - 6 tuổi: Trẻ có khả năng tạo nên các đường nét phức tạp, trẻ biết sử dụng đường nét liền mạch, mềm mại uyển chuyển để vẽ trọn vẹn một vật trong cấu trúc hợp lý thể hiện được tư thế vận động, hành động phù hợp với nôi dung sáng tạo. Trẻ khá linh hoạt trong việc phối hợp đường nét với hình để thể hiện vẻ độc đáo và rất riêng của mỗi hình tượng và sự vật cụ thể. Trẻ biết tô màu theo đúng quy đinh
  4. chuẩn hoặc là sử dụng tự do, ngẫu nhiên để tô màu bức tranh theo ý tưởng sáng tạo cảu trẻ. Trẻ biết tạo bố cục bức tranh cân bằng từ cách săp xếp đối xứng các hnình ảnh khồng đồng đều to - nhỏ - cao - thấp. Trẻ biết sắp xếp các sự vật theo không gian có chiều sâu, sắp xếp sự lặp đi lặp lại các hình ảnh cùng loại, săp xếp các hình ảnh không cùng loại, biết phân biết thể hiện chi tiết chính phụ. VD: Vẽ khu tập thể nhà em, bé với môi trường, vườn cây Để khuyến khích tính sáng tạo và hoàn thành các kỹ năng trong hoạt động tạo hình cho trẻ, trên cơ sở nội dung của hoạt động tạo hình được gợi ý trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi đã hướng dẫn giáo viên lựa chọn đề tài phù hợp và hợp lý , phong phú theo từng chủ điểm. b. Sử sụng ngôn ngữ trong hoạt động tạo hình Trong qua trình hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình, giáo viên thường sử dụng những cụm từ khó hiểu, phức tạp nên trẻ khó hình dung được để thể hiện sản phẩm của mình. Vì vậy tôi đã yêu cầu giáo viên cần phải biết và tìm ngôn ngữ thích hợp để hướng dẫn. VD: Vẽ các loại quả Giáo viên thường chọn những cụm từ như hình ôvan, hình bầu dục nên trẻ rất khó hiểu. Tôi hướng dẫn giáo viên lựa chọn các từ thay thế hình giống quả chuối, quả dưa, cái bát, miệng lọ, VD: Vẽ các con vật Giáo viên thường chọn cụm từ như "nét cong tròn", "nét xiên", "nét thẳng" phối hợp để tạo thành hình các con vật, đồ vật Tôi cho giáo viên lựa chọn các cụm từ để thay thế như " hình giống quả ớt", "tròn như quả cam", "hình giống quả trứng", "hình giống cái lá " Trong quá trình hướng dẫn trẻ tô màu, giáo viên thường sử dụng các cụm từ như "phối màu", "hài hoà" tôi yêu cầu giáo viên lựa chọn cụm từ như "vẽ màu thay đổi", "vẽ màu khác nhau", "vẽ nhiều màu " Khi đánh giá sản phẩm của trẻ giáo viên yêu cầu trẻ nhận xet sản phẩm và sử dụng các cụm từ "bố cục tranh", "luật xa gần", "tỷ lệ cân đối" nên trẻ rất khó cảm nhận tôi hướng dẫn giáo viên sử dụng các cụm từ như "cách sắp xếp", "các hình vẽ to hay nhỏ", "hình ở gần thi to hình ở xa thì bé " Để giúp trẻ tiép cận nhanh thì việc sử dụng ngôn ngữ thích hợp, mô tả hình ảnh sự vật , đồ vật gần gũi với cuộc sống thực của trẻ trong qua trình hướng dẫn trẻ là việc làm cần thiết và phải thay đổi. c. Rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ: Chúng ta đã biết trẻ mầm non tri giác sự vật hiện tượng bằng tư duy trực quan hành động nên rất cần sự hỗ trợ của cô nên dẫn tới kỹ năng tạo hình của trẻ còn yếu như: kỹ năng cầm bút còn ngượng, nét vẽ tô còn vụng, sử dụng đường nét vụng về chưa hợp lý, kỹ năng xé dán, nặn chưa hoàn chỉnh. Chính vì vậy mà cô giáo phải đưa ra các biện pháp rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ. Từ việc tạo môi trường thẩm mỹ xung quanh lớp để gây ấn tượng, kích thích lòng ham muốn ở trẻ tạo ra sản phẩm để được trưng bày trang trí trong lớp. Để phát huy tính tích cực hoạt động ở trẻ, một trong những phương pháp của quá trình đổi mới là lấy trẻ làm trung tâm, trẻ phải được hoạt động và sản phẩm của trẻ phải đa dạng, phong phú, sáng tạo. Để giúp trẻ làm được sản phẩm, vấn đề đặt ra là cần dạy trẻ 1 số