Giải pháp Sáng tạo một số bài tập, trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo

ppt 33 trang Minh Hường 20/08/2023 11100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giải pháp Sáng tạo một số bài tập, trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptgiai_phap_sang_tao_mot_so_bai_tap_tro_choi_nham_phat_trien_v.ppt

Nội dung text: Giải pháp Sáng tạo một số bài tập, trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo

  1. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẦM NON 20 - 10 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: SÁNG TẠO MỘT SỐ BÀI TẬP, TRÒ CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO Lĩnh vực: Giáo dục thể chất Họ và tên: Tống Kim Chung Chức danh: Giáo viên NĂM HỌC 2013 - 2014
  2. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI “Sức khỏe là cái vốn quý giá nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Chỉ khi có sức khỏe tốt người ta mới có đủ khả năng để tham gia học tập và lao động sản xuất. Hoạt động phát triển thể chất đối với trẻ mầm non nhằm mục đích củng cố, tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối hài hòa về hình thái và chức năng của cơ thể trẻ, rèn luyện tư thế vận động cơ bản, phát triển các tố chất trong vận động, góp phần phát triển toàn diện. Việc tổ chức cho trẻ hoạt động thể chất chỉ dựa vào các chương trình có sẵn, các bài tập, trò chơi cũ chưa thực sự lôi cuốn, thu hút được trẻ tham gia hoạt động chính vì vậy để trẻ hoạt động một cách tích cực, chủ động và đạt hiệu quả cao thì người giáo viên luôn luôn phải tìm tòi, đổi mới sáng tạo ra các hình thức, các bài tập, trò chơi mới thực sự lôi cuốn hấp dẫn với trẻ, kích thích lòng đam mê của trẻ với những giờ vận động luôn là những suy nghĩ trăn trở của tôi để nâng cao thể lực, nâng cao sức khỏe cho trẻ. Chính vì vậy đề tài: “Sáng tạo một số bài tập trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo” đã được lựa chọn
  3. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Tạo ra các trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ thực sự lôi cuốn, hấp dẫn và gây ấn tượng giúp trẻ tiếp nhận kiến thức, các kỹ năng vận động một cách nhanh nhất. - Giúp trẻ hứng thú và tích cực khi tham gia vào các hoạt động phát triển vận động. - Cung cấp cho giáo viên nguồn tư liệu để lồng ghép, tích hợp vào các bài dạy, giúp giáo viên dễ dàng, chủ động khi tổ chức các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ. - Bổ sung vào nguồn tư liệu các bài tập trò chơi phát triển thể chất cho trẻ đã có sẵn.
  4. THUẬN LỢI- KHÓ KHĂN - Thuận lợi + Trường có cơ sở vật chất khang trang. Phòng học thể chất rộng rãi thoáng mát, các trang thiết bị đồ dùng dạy học của cô, đồ dùng đồ chơi của trẻ được chú trọng đầu tư chất lượng tốt màu sắc bền, đẹp, hiện đại + Năm học này nhà trường làm điểm cho thành phố về: Tăng cường phát triển vận động cho trẻ nên môi trường lớp được trang trí mở, thuận lợi cho hoạt động thể chất, mỗi lớp học xây dựng được góc vận động cho trẻ rất đẹp và hợp lý. Ban giám hiệu có trình độ quản lý và nghiệp vụ cao luôn sát sao chỉ đạo công tác chăm sóc giáo dục trẻ - Khó khăn: Các bài tập, trò chơi vận động cũ, nội dung chơi chưa phong phú, không thu hút được sự tập trung chú ý và hứng thú của trẻ. Bên cạnh đó sự phát triển của trẻ ở trong cùng một lớp không đồng đều cũng gây khó khăn cho giáo viên trong việc lựa chọn các bài tập, trò chơi. Về phía giáo viên cũng chưa chủ động phát huy sáng tạo trong việc thiết kế các bài tập, trò chơi nhằm phát triển vận động cho trẻ.
  5. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH - Ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch, phác thảo ra các bài tập, các trò chơi để có thể tìm đồ dùng, dụng cụ cho các bài tập, các trò chơi - Việc lập kế hoạch giúp tôi định hướng được các công việc cần làm, các bài tập, trò chơi vận động sáng tạo được đưa vào dưới hình thức nào để cho trẻ thông qua chơi mà học, tìm hiểu khám phá hay rèn thêm kỹ năng cho trẻ. Ở sáng kiến kinh nghiệm này tôi xây dựng được 37 bài tập, trò chơi được linh hoạt đưa vào các hoạt động.
  6. 2.NGHIÊN CỨU TÌM TÀI LIỆU BỔ TRỢ - Nghiên cứu tài liệu trên phòng thư viện trường: Sách về tâm lý học mầm non, phương pháp phát triển thể chất, giáo dục thể chất, tuyển tập trò chơi phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo, giải phẫu sinh lý và vệ sinh trẻ em, chương trình giáo dục mầm non - Tìm và nghiên cứu các tài liệu qua mạng, sách báo, tạp chí giáo dục - Học tập ở trường quốc tế unis
  7. 3. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN CHO CÁC BÀI TẬP, TRÒ CHƠI: - Phương tiện, đồ có sẵn trong trường - Kết hợp với phụ huynh và học sinh sưu tầm ủng hộ, - - Những đồ dùng đồ chơi sáng tạo đã được giải xuất sắc cấp thành phố tiếp tục cải tiến và sáng tạo thêm các chức năng để đưa vào sử dụng - Các đồ dùng đồ chơi mới giáo viên tự tạo ra cho trẻ chơi đáp ứng bài tập mới
  8. Một số hình ảnh các phương tiện chuẩn bị cho các hoạt động thể chất
  9. 4. ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP, TRÒ CHƠI VÀO CÁC LỚP TRONG KHỐI MẪU GIÁO 1.HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC SÁNG Thể dục sáng mang lại sức khỏe sự dẻo dai, và tinh thần lạc quan, thoải mái, mang lại nguồn sức lực để bước vào một ngày mới với các hoạt động tích cực và hiệu quả. Việc lựa chọn nhạc, các dụng cụ và bài tập cho trẻ tập luyện để đạt hiệu quả cao nhất vô cùng quan trọng, Trẻ hoạt động một cách tích cực nhất với các dụng cụ mới lạ, đẹp. hấp dẫn, với những khúc nhạc sôi động và những động tác khỏe khắn dứt khoát.
  10. 2.CÁC GiỜ HỌC THỂ DỤC * Bài tập với cờ
  11. * Bài tập với những dải lụa màu Các giải lụa với màu sắc rực rỡ và mềm mại thì việc lựa chọn, thiết kế các động tác, các vận động phù hợp là vô cùng cần thiết để tăng hứng thú cho trẻ. Vì vậy tôi lựa chọn vận động nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo tính dứt khoát của những động tác thể dục. Trẻ cầm giải lụa tập động tác tay, đưa ra trước, gập cổ tay,hay hai tay thay nhau lên cao, những giải lụa màu bay như những làn sóng nhấp nhô, lúc con sóng nhỏ lăn tăn, lúc hai tay thay nhau lên cao tạo ra những con sóng to và mạnh mẽ nhìn rất đẹp mắt.
  12. BÀI TẬP VỚI NHỮNG CHIẾC LÁ SEN: Với những chiếc lá sen và những bông hoa sen trẻ được hóa vai thành những chú ếch đi chơi trong đầm sen, trẻ tập những động tác ngộ nghĩnh và vận động đơn giản của họ hàng nhà ếch, sau mỗi động tác sen vào là những vận động rất đáng yêu của ếch.
  13. * Bài tập với những khỗi gỗ, bài tập với những quả trứng, bài tập với quả, bài tập với những quả bông
  14. VẬN ĐỘNG CƠ BẢN Sáng tạo trong vận động cơ bản là hết sức cần thiết để dạy kỹ năng cho trẻ việc sáng tạo cho trẻ trong những vận động cơ bản là sáng tạo trong hình thức, trong phương pháp dạy trẻ. VD: cũng là bài bước lên xuống bục cao nhưng lựa chọn bục là những khối gỗ xếp bục tạo cảnh như khu rừng trẻ được hóa vai làm các con vật sống trong khu rừng để thực hiện vận động bước lên xuống khối gỗ. Hay với bài tập bật xa 25-30cm của lưa tuổi mẫu giáo bé giáo viên cho trẻ làm những chú ếch chơi trong đầm sen, làm động tác bật nhảy của họ nhà ếch để bật qua những chiếc lá sen được thiết kế có kích thước đúng 25-30cm như qui định
  15. TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG Các trò chơi vận động luôn luôn mang lại cho trẻ niềm đam mê và sự thích thú, trẻ vận động tích cực nhất thông qua các trò chơi vận động. Trong sáng kiến kinh nghiệm này các trò chơi vận động được thiết kế cho tất cả các độ tuổi trẻ mẫu giáo. Tùy vào độ tuổi và kỹ năng của trẻ giáo viên đưa ra yêu cầu và mức độ chơi cho trẻ. Các trò chơi vận động như: Gia đình tài giỏi, Chuyển trứng, quả bóng nảy, khỉ đi lấy chuối, kiến về tổ, đi guốc dài, đua thuyền, chú sâu ngộ nghĩnh, chuyển vòng, đi lấy trứng, khoảng cách, trổ tài cùng bạn. Hình ảnh trẻ chơi các trò chơi vận động
  16. Hình ảnh minh họa trò chơi: Gia đình tài giỏi, chuyển trứng, khỉ đi lấy chuối
  17. Hướng dẫn trò chơi: Chuyển trứng + Mục đích: Rèn luyện sự nhanh nhẹn khéo léo, khả năng giữ thăng bằng cho trẻ. Rèn luyện các nhóm cơ tay. + Cách chơi: Hai bạn đóng vai làm những chú chim ác ngồi vào hai ghế, tay cầm 1 cây phất trần là cành lá. Các bạn còn lại hóa vai làm những chú gà hoặc những chú vịt để chuyển trứng về tổ bằng cách đặt quả trứng lên trên một chiếc vợt cầu lông và cầm tay vào cán của vợt di chuyển mang về tổ. Khi đi về phải đi qua cổng nhà chim ác, các chú chim ác cầm cây phất trần sẽ cản đường chuyển trứng về nhà của các chú gà hoặc vịt bằng cách gẩy, đập những quả trứng cho trứng rơi xuống đất. Những quả trứng nào bị rơi thì sẽ phải mang quay trở lại và thực hiện lại việc chuyển từ đầu. Sau một bản nhạc trò chơi kết thúc và chú gà mang nhiều trứng về nhà sẽ chiến thắng. + Luật chơi: Không dùng tay giữ trứng khi di chuyển.
  18. Hình ảnh minh họa các trò chơi: Kiến về tổ, đi guốc dài, đua thuyền, chú sâu ngộ nghĩnh
  19. Hướng dẫn trò chơi: Những chú sâu ngộ nghĩnh + Mục đích: Phát triển sự nhanh nhạy của trẻ, rèn luyện khả năng phối hợp với nhau trong vận động, Rèn luyện các cơ của chân. + Cách chơi: Cô chia trẻ làm 2 đội: Mỗi trẻ chui vào một vòng để tạo thành 1 chú sâu dài, 1 chú sâu có 5 vòng. Các chú sâu hãy cùng ngồi xuống trước vạch đích. Khi nào có tiếng còi của trọng tài thì các chú xâu bắt đầu đi thật nhanh để về vạch đích. Chú xâu nào về trước sẽ giành chiến thắng + Luật chơi: Các chú sâu chú ý đi thật khéo để không bị ngã, không bị dẫm chân lên nhau.
  20. Trò chơi: Kiến về tổ + Mục đích: Rèn kỹ năng bò bằng bàn tay và cẳng chân và khả năng phối hợp vận động theo nhóm khi chơi trò chơi “Kiến về tổ”. + Cách chơi: Bạn đóng làm đầu kiến sẽ đội mũ kiến và được bò bằng cả tay và cẳng chân, bạn làm thân của con kiến thì chỉ được bò bằng cẳng chân còn tay thì bám vào eo của bạn trước Khi có tiếng nhạc và hiệu lệnh tất cả các chú kiến của hai đội cùng bò. Và sau khi nhạc kết thúc các chú kiến của đội nào về nhà trước và nhanh thì đội đó giành chiến thắng + Luật chơi: Bạn đóng làm thân kiến chỉ được bò bằng cẳng chân và tay luôn bám eo của bạn trước
  21. Hình ảnh minh họa trò chơi: Chuyển vòng, đi lấy trứng, khoảng cách, trổ tài cùng bạn
  22. Một số trò chơi trẻ chơi ngoài trời, chơi theo ý thích
  23. Các trò chơi tích hợp trong các góc chơi và trong hoạt động học khác