Báo cáo tham luận Thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với môn Ngữ văn cấp Trung học Cơ sở
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo tham luận Thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với môn Ngữ văn cấp Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bao_cao_tham_luan_thuc_hien_day_hoc_theo_chuan_kien_thuc_ki.ppt
Nội dung text: Báo cáo tham luận Thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với môn Ngữ văn cấp Trung học Cơ sở
- CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẠI BIỂU VỀ DỰ HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG THCS Người báo cáo : Nguyễn Thị Hẹn Đơn vị : THCS Xuân Sơn
- BÁO CÁO VIỆC THỰC HIỆN DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC,KĨ NĂNG ĐỐI VỚI MÔN NGỮ VĂN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ. A. ĐẶT VẤN ĐỀ. Trong những năm gần đây, việc dạy văn đã và đang trở thành một “điểm nóng” ngày càng thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Dư luận cho rằng học sinh hiện nay không thích học văn. Một số học sinh chọn thi khối C không phải vì họ thích hoặc có khả năng học các môn xã hội mà chỉ vì họ không thể thi vào khối nào khác. Có thể nói, đối với môn Ngữ văn, từ lâu đã tồn tại tình trạng nhiều học sinh học theo kiểu đối phó, các em lười học, lười suy nghĩ tác phẩm, không chú trọng kỹ năng diễn đạt. Thực tế tôi làm phiếu điều tra lớp 7C sĩ số 30 em: Trong đó học sinh thích học Văn 10 em = 33,3%, học sinh không thích học Văn 20 em= 66,7%.
- Đồng thời, qua dự giờ một số lớp, tôi nhận thấy một số giáo viên văn không tạo được ấn tượng cho các em. Như vậy trong thực tế dạy văn hiện nay cả thầy và trò đều cảm thấy chưa thực sự thoải mái. Trò mong muốn có những giờ giảng hấp dẫn và tâm huyết hơn ở thầy, còn thầy cũng đòi hỏi học trò phải say mê và có trách nhiệm với môn học của mình. Bên cạnh đó, chúng ta đều nhận thấy rằng: Trong thời đại của công nghệ thông tin và khoa học tự nhiên thì văn chương ít được quan tâm hơn trước kia cũng là dễ hiểu. Một thực tại mà giáo viên nào cũng nhận thấy. Sách tham khảo, sách hướng dẫn để học tốt, sách chuẩn kiến thức, những bài văn mẫu quá nhiều, vô hình dung đã làm cho học sinh bỏ rơi sách giáo khoa, học sinh tỏ ra biết đầy đủ nội dung tác phẩm văn chương được học nhưng chưa một lần đọc bài văn, bài thơ trong sách giáo khoa, thầy có kiểm tra phát vấn thì các loại sách tham khảo nghĩ hộ nói hộ tất cả và khi giáo viên ra đề kiểm tra coi nghiêm túc thì tất cả đã phơi bày ra. Có rất nhiều lỗi học sinh phạm phải khiến người thầy cười ra nước mắt.
- Ví dụ 1: Ngữ văn 6.Tả lại thầy hoặc cô giáo mà em yêu quý. Em học sinh 1: Cô có đôi mắt to hai con ngươi lóng lánh như hạt sương rơi. Cô có hàm răng trắng cái mũi của cô ngắn. Đôi môi cô dài trông dống vầng trăng long lanh ở đáy nước. Hàng ngày cô đi dạy học từ sáng đến trưa rồi từ trưa đến tối, tối đến cô ăn cơm, ăn xong cô soạn bài rồi cô đi ngủ. Sáng dậy cô ăn sáng rồi đi dạy Em học sinh 2: Cô giáo em có hai đôi mắt bằng hòn bi đỏ như bông hoa hải đường mới nở. Đôi môi hình quả ớt. Khi cô cười nhe bộ răng trắng như sữa. Em học sinh 3: Thầy năm nay mới 30 tuổi, da thầy trắng hồng, mắt thầy đen ngòm, tóc thầy óng ánh.Thầy rất thân thích với chúng em, có bạn nào đánh nhau thầy không mắng mà chỉ vụt khẽ vào mông mấy cái.
- Em học sinh 4: Mặt cô đỏ như gấc, đầu cô tròn như quả bóng. Cô có đôi chân nhỏ nhen bước đi nhẹ nhàng. Cô đã doạ em đúp lại lớp 5. Khi cô giảng bài trên lớp,cặp mắt cô đưa đi đưa lại nhìn em mắt của cô long lanh sáng như một hòn ngọc chai, mũi của cô hơi to khuôn mặt cô bầu bầu sáng sủa. Ví dụ 2: Ngữ văn 8. Viết bài văn ngắn trình bày những hiểu biết của em về tác giả Trần Quốc Tuấn và hoàn cảnh ra đời của bài “Hịch tướng sĩ”. Phân tích đoạn văn hay nhất trong bài để thấy được lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của tác giả. Em HS 1:Văn bản “ Hịch tướng sĩ” là một bài hịch được viết để dâng lên nhà vua. Người đã viết bài này là Trần Quốc Tuấn, ông muốn kêu gọi nhân dân đứng lên để đánh giặc. Ông muốn răn dạy ở đời những lời nói của cha ông để lại mang dạy cho người dân.
- Có thể chúng ta đã biết, Trần Quốc Tuấn sinh năm 1821 mất năm 1946. Ông là con của An Lạc Vương. Trước đây ông là một tướng sĩ thường tham gia đánh trận. Về sau ông làm quan ở triều đình để phong tụng nhà vua. Tác phẩm “ Hịch tướng sĩ” được viết vào năm 1928 khi ông về làm quan. Ông viết tác phẩm này khi đất nước vẫn chưa thái bình còn đang đánh nhau với quân Minh. Ông viết thành một tập để quảng bá khắp nơi để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân để biết giặc ghê tởm như thế nào để từ đó mới có tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến. - Thế đấy! Học sinh cứ vô tư cho ra đời một “sản phẩm” quái dị như vậy. Thử hỏi còn đâu những kiến thức văn học lịch sử, còn đâu những liên tưởng tưởng tượng ? Còn đâu những suy tư sâu sắc để thấm thía hơn bài học tình người ?
- B. LÍ LUẬN THỰC TIỄN Từ nhận thức trên tổ khoa học xã hội dưới sự chỉ đạo của phòng chuyên môn chúng tôi thực hiện chuyên đề “Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ văn Trung học cơ sở” góp phần khắc phục tình trạng quá tải. Trước hết chúng ta hiểu: Chuẩn kiến thức- kĩ năng của chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản tối thiểu về kiến thức- kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải có và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm). Yêu cầu về kiến thức- kĩ năng thể hiện mức độ cần đạt và có thể được chi tiết hóa hơn bằng những yêu cầu cụ thể, tường minh hơn; minh chứng bằng những ví dụ thể hiện được cả nội dung kiến thức- kĩ năng và mức độ cần đạt. Thực hiện nguyên tắc này, giáo viên cần căn cứ vào chuẩn kiến thức- kĩ năng để:
- -Xác định mục tiêu bài học nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức- kĩ năng, đảm bảo không quá tải, đồng thời khai thác được kiến thức- kĩ năng trong SGK phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. -Vận dụng phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của học sinh. Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập của học sinh. Căn cứ vào kiến thức- kĩ năng để dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa các giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động của học sinh, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo nhóm. - Lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học. Trong đó, chú trọng đến việc:
- + Rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống. + Sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học được trang bị hoặc do giáo viên và học sinh tự làm; quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học song không được lạm dụng công nghệ thông tin. + Động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập; đa dạng hóa nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá. Theo tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng môn Ngữ văn, giáo viên cần dựa vào phần Mức độ cần đạt và Trọng tâm kiến thức, kĩ năng của tài liệu này (có đối chiếu với các nguồn trong sách giáo viên và SGK) để xác định mục tiêu bài học, tiết học. Nhìn chung, giữa các tài liệu này không có sự mâu thuẫn nào cả.
- Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng môn Ngữ văn cũng được biên soạn trên cơ sở Chương trình Giáo dục phổ thông, môn Ngữ văn và đã có đối chiếu, thống nhất với SGK và sách giáo viên nên giáo viên không phải lo lắng về sự khác biệt giữa chúng để rồi phải lúng túng. Trong trường hợp có sự không giống nhau nhất định giữa các tài liệu nào đó thì Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng môn Ngữ văn chính là căn cứ mà giáo viên cần phải dựa vào để xác định mục tiêu tiết học, bài học. Như vậy, ngoài việc nghiên cứu kĩ chương trình, SGK , sách giáo viên và các điều kiện dạy học khác (đặc điểm đối tượng học sinh, trang thiết bị dạy học ), giờ dạy giáo viên còn phải nghiên cứu tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng môn Ngữ văn để xác định những phạm vi kiến thức- kĩ năng mà học sinh cần phải đạt được sau tiết học. Điều này có nghĩa là trong hồ sơ dạy học của mình, kể từ bây giờ, giáo viên có thêm một công cụ thường trực và đắc lực giúp cho việc dạy một cách hiệu quả.
- I. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong dạy học Ngữ văn theo chuẩn kiến thức kĩ năng. 1. Một số phương pháp dạy học tích cực. 1.1.Phương pháp vấn đáp Vấn đáp là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp là vấn đáp tái hiện, vấn đáp tìm tòi, vấn đáp giải thích- minh họa. -Vấn đáp tái hiện: yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết hoặc tái hiện nội dung miêu tả, nội dung sự kiện trong bài học. Vấn đáp tái hiện không được xem là phương pháp có giá trị sư phạm cao bởi nó chỉ hướng người đọc tới tư duy bậc thấp. Phương pháp này đắc dụng khi giúp học sinh tái hiện tri thức tạo cơ sở cho các hoạt động tư duy cấp cao sẽ diễn ra tiếp theo.
- Ví dụ: đọc phần chú thích sách giáo khoa và trình bày những hiểu biết của em về tác giả Hen- ri. Để có câu trả lời, học sinh cần tái hiện thông tin có trong phần chú thích trong SGK. Sự tái hiện kiến thức ở phần này cho các em những hiểu biết đầu tiên về tác giả. Đây là yếu tố ngoài văn bản nhưng rất quan trọng trong việc khám phá văn bản. -Vấn đáp giải thích- minh họa: giáo viên đưa ra các câu hỏi hướng dẫn học sinh giải thích, chứng minh làm sáng rõ nội dung nào đó. Vẫn tiếp tục với ví dụ trên, giáo viên nêu câu hỏi yêu cầu học sinh giải thích, minh họa. -Vấn đáp tìm tòi: giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lí để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết.
- 1.2. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề Xác định được “vấn đề” và xây dựng tình huống có vấn đề là hạt nhân của dạy học nêu vấn đề. Vậy thế nào là tình huống có vấn đề? Tình huống có vấn đề là tình huống chứa đựng mâu thuẫn biết và cái chưa biết. Dưới góc độ tâm lý, tình huống có vấn đề thường thể hiện ở trạng thái băn khoăn, thắc mắc, không thể khắc phục được bằng những tri thức đang có. Câu hỏi nêu vấn đề đòi hỏi học sinh phải có khả năng tổng hợp, bao quát tri thức, huy động kiến thức, tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau để trả lời. Câu hỏi nêu vấn đề đặt học sinh vào một quá trình vận động tâm lí- ý thức tích cực. Mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều chưa biết được câu hỏi nêu vấn đề diễn đạt ra bằng những tác nhân kích thích, tác động mạnh mẽ tới tâm lí và ý thức sáng tạo của học sinh. Những khó khăn về nhận thức do câu hỏi nêu vấn đề gây ra chuyển hóa thành hứng thú và cảm xúc học tập của các em.