Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường PTDTBT THCS Trà Dơn

pdf 18 trang honganh1 15/05/2023 3140
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường PTDTBT THCS Trà Dơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sin.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường PTDTBT THCS Trà Dơn

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường PTDTBT THCS Trà Dơn 1. Mô tả bản chất sáng kiến: Hiện nay, ở các trường học, hoạt động ngoài giờ lên lớp rất được chú trọng bởi nó chính là thước đo của sản phẩm về đạo đức, nhân cách. Vừa củng cố, bổ sung những kiến thức đã học trên lớp vừa tạo điều kiện thiết thực cho các em yêu mến thêm quê hương đất nước. Tự hào về lịch sử dân tộc, về con người, về truyền thống đánh giặc và xây dựng đất nước của cha ông ta. Có như vậy mới giúp các em xác định rõ hơn, đúng đắn hơn động cơ, thái độ học tập tự điều chỉnh dần hành vi ứng xử, hành vi đạo đức của mình. Có thái độ cư xử tốt với bạn bè người thân, người lớn tuổi. Bởi, đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người Giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ trang bị cho các em những kiến thức thực tế rất bổ ích bằng những hoạt động tập thể thiết thực như: Lao động, vui chơi, giải trí, công tác xã hội, đoàn thể, trải nghiệm Thông qua các hoạt động sẽ dẫn dắt từng bước học sinh đến với thực tiễn của đời sống và xã hội với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, từ đó giúp các em có thái độ tích cực, luôn quan tâm, tìm hiểu những hiện tượng xung quanh, có cảm xúc chân thành, yêu quý, gắn bó thiết tha với con người và cuộc sống. Qua đó hình thành nhân cách sống, nhân cách đạo đức cho các em. Hoạt động ngoài giờ lên lớp không chỉ tổ chức cho các em những hoạt động trong nhà trường mà còn mở rộng hoạt động giao lưu của các em với các bạn trường khác, các tầng lớp xã hội khác. Những hoạt động này đặc biệt thu hút các em vì đặc điểm tâm lý lứa tuổi của các em là ưa hoạt động, thích tìm tòi khám phá, thích vui chơi bởi các em vừa chuyển từ hoạt động vui chơi ở lứa tuổi mẫu giáo sang hoạt động học tập. Vì thế các em phải được học dưới hình thức “Học mà chơi – Chơi mà học”. Bằng con đường này, những tri thức sẽ được các em tiếp thu một cách dễ dàng hơn và những hành vi đạo đức có điều kiện để trở thành những thói quen đạo đức. Thực tế trong những năm qua, chất lượng đạo đức đang bị suy giảm xuống trông thấy. Trong các nhà trường, hiện tượng vô lễ, nói tục chửi bậy tăng lên, một số học sinh đã xuất hiện những thói hư tật xấu, ý thức kỷ luật kém, lười học, bỏ học, sống ích kỷ, không tự vươn lên mà chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác, phong trào học tập đi xuống, những hiểu biết về lịch sử địa phương dần dần 1
  2. bị mai mọt, truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” dần bị lãng quên, truyền thống “tôn sư trọng đạo” bị chà đạp Ngoài xã hội xuất hiện nhiều tiêu cực, tệ nạn xã hội gia tăng và tràn lan khắp mọi nơi, một bộ phận không nhỏ trong nhân dân còn nhận thức sai lệch. Do quan tâm đến lao động kiếm sống, sự đè nặng của “cơm áo gạo tiền” lên đôi vai, họ đã quên đi việc giáo dục con cái. Hoặc những thói hư tật xấu, cung cách làm ăn, giao lưu, ứng xử phù hợp chạy theo cơ chế của một bộ phận người ngoài xã hội đã dần thấm sang trẻ em, làm ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách học sinh. Trước thực trạng đó đạo đức càng trở nên cần thiết và quan trọng. Chính vì vậy, mọi nhà trường nhất thiết phải coi trọng và ngày càng làm tốt hơn việc bồi dưỡng đạo đức cho thế hệ trẻ đang ngày một lớn lên. Mặt khác, thực tế trường PTDTBT THCS Trà Dơn nằm xa trung tâm huyện nhưng tại đây có các hàng quán buôn bán đông đúc, người vào ra tại khu vực tấp nập, các em học sinh sau giờ học có điều kiện gặp gỡ tiếp cận với nhiều người, đặc biệt trong đó có những thanh niên có biểu hiện hư hỏng dẫn đến các em đua đòi, học hỏi theo, đặc biệt một số em học sinh đã có biểu hiện sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Mặc khác một bộ phận không nhỏ phụ huynh chiều chuộng con cái, thường xuyên cho các em sử dụng internet một cách bừa bãi, thậm chí có phụ huynh còn cấp cho con em mình 1 chiếc di động mang theo bên mình cả khi đến trường để vào mạng, lướt web, chat, facebook, chơi game Các em chỉ chú ý đến điện thoại, không chú tâm vào giờ học, chỉ mong tan trường về nhà hoặc về khu bán trú để chơi những trò chơi mà các em thích. Từ đó các em sẽ chán ghét đến trường, ngồi trong lớp để nghe giảng bài Những hạn chế trên sẽ được khắc phục khi các em được tổ chức và tham gia tích cực các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Là một giáo viên Tổng phụ trách Đội vấn đề đạo đức của học sinh luôn là vấn đề trăn trở, nhức nhối trong nhà trường. Vì vậy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng sáng kiến “Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường PTDTBT THCS Trà Dơn”. 1.1. Các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp: Ngoài những biện pháp chung theo kế hoạch của hoạt động ngoài giờ lên lớp Phòng giáo dục và Đào tạo, bản thân tôi đã vận dụng những biện pháp mang tính thiết thực dựa trên tình hình thực tế của đơn vị cụ thể như sau: 1.1.1. Các phương pháp thực hiện: 1.2.1.1. Phương pháp khảo sát: Khảo sát thực tế học sinh trường PTDTBT THCS Trà Dơn. 1.2.1.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đọc nghiên cứu sách giáo khoa và một số tài liệu. 1.2.1.3. Phương pháp thực nghiệm: 2
  3. Đối với học sinh trường PTDTBT THCS Trà Dơn. 1.1.2. Các biện pháp thực hiện giải pháp: 1.1.2.1. Công tác tham mưu, phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường để cùng thực hiện. 1.1.2.1.1. Ban Giám hiệu: - Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục vận động cán bộ giáo viên- công nhân viên trong nhà trường nêu cao tinh thần tình thương trách nhiệm quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh. - Lựa chọn đội ngũ anh chị phụ trách có năng lực sư phạm, có tâm huyết với nghề, đặc biệt chú trọng các anh chị phụ trách làm công tác chủ nhiệm ở khối 8 và khối 9. - Lập kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh cho toàn trường, lấy kết quả đánh giá tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm của từng lớp làm cơ sở đánh giá trên cơ sở đăng ký của lớp từ đầu năm. - Thường xuyên chỉ đạo tổng phụ trách Đội kiểm tra mức độ thực hiện về nề nếp tác phong, hành vi kỷ luật của từng lớp và báo cáo định kỳ cho Hiệu trưởng. - Tăng cường tổ chức thực hiện các chuyên đề ngoại khóa giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động có hiệu quả tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh. - Thực hiện triệt để các văn bản chỉ đạo, chỉ thị của cấp trên về tăng cường nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh cũng như hình thành các kỹ năng sống. - Kiên quyết xử lý học sinh vi phạm. - Thực hiện tốt công tác kết hợp giữa gia đình - nhà trường và xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường, giúp đỡ học sinh khó khăn có nguy cơ bỏ học, giáo dục học sinh còn chưa ngoan. 1.1.2.1.2. Anh chị phụ trách lớp : - Anh chị phụ trách cần để ý đến việc điều chỉnh thái độ, hành vi ứng xử qua trang phục đầu tóc, ngôn ngữ và hành vi. Kịp thời uốn nắn, điều chỉnh những hành vi vi phạm nội quy để học sinh nhận thức rõ hơn - Anh chị phụ trách lớp là người chịu trách nhiệm trực tiếp về học sinh do mình quản lý, đem tình thương và trách nhiệm để giáo dục học sinh lớp mình. - Thực hiện nghiêm túc và thường xuyên các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, của ngành, của Hội đồng Đội huyện và của Phòng giáo dục và đào tạo về công tác phụ trách lớp và nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh. 3
  4. - Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn và các tổ chức khác trong nhà trường để kịp thời phát hiện cũng như phòng ngừa những biểu hiện vi phạm của học sinh. - Tạo mối quan hệ mật thiết với phụ huynh học sinh, trao đổi số điện thoại để tiện việc liên lạc kịp thời, anh chị phụ trách là cầu nối giữa nhà trường và gia đình. - Anh chị phụ trách cần xây dựng cho mình bảng chấm điểm thi đua cho từng học sinh và trên cơ sở đó xếp loại hạnh kiểm cho học sinh lớp mình. - Tham mưu kịp thời với ban giám hiệu những trường hợp cần xử lý để có những biện pháp thích hợp đối với từng trường hợp vi phạm của học sinh. - Tạo cơ hội cho các em được khen, để các em được khen, anh chị phụ trách phải có nghệ thuật tạo cơ hội cho các em làm tốt việc được giao. - Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ban chỉ huy Chi đội, đây là cánh tay đắc lực của anh chị phụ trách trong công tác quản lý Chi đội, nhưng anh chị phụ trách cần phân công công việc thật cụ thể. - Xây dựng cho Đội viên nhật ký ghi chép những việc làm tốt trong tuần và những việc cần rút kinh nghiệm. Anh chị phụ trách cần kiểm tra đột xuất để kiểm tra mức độ trung thực của thông tin. - Khi phân công công việc cho Đội viên từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó và tùy đối tượng, nhằm tạo sự tự tin hòa nhập, vươn lên đối với tất cả Đội viên trong Chi đội, đặc biệt là Đội viên yếu. - Người làm anh chị phụ trách Chi đội phải có nghệ thuật sư phạm, là những kỹ sư tâm hồn, do vậy cần phải có tâm huyết với nghề, tình thương và trách nhiệm với học sinh để có phương pháp giáo dục tốt nhất đối với các đối tượng học sinh. 1.1.2.1.3. Tổng phụ trách Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh: - Đổi mới tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần, lồng nghép tuyên truyền sinh hoạt các nội dung cần thiết cho học sinh, cần khen thưởng, tuyên dương và xen các hoạt động khác chứ không chỉ đơn thuần chỉ nhắc nhở và chê bai. Nhưng trong trường hợp cần thiết có thể xử lý trước cờ nhằm để làm gương cho những học sinh khác. - Thông qua các chủ đề chủ điểm sinh hoạt hằng tháng cần thường xuyên phối hợp với Ban giám hiệu, tạo cho các em sân chơi lành mạnh bổ ích. - Tăng cường giáo dục đạo đức, xây dựng nề nếp để học sinh thực hiện nội quy nhà trường. Phát hiện và có biện pháp giáo dục học sinh trong mọi tình huống và kịp thời để giữ gìn nề nếp nội quy kỷ cương trong nhà trường. - Hằng năm cần đề ra các chỉ tiêu thi đua giữa các chi đội, thường xuyên kiểm tra và sơ - tổng kết theo định kỳ. 4
  5. - Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của Đội viên, nhi đồng dưới sự lãnh đạo trực tiếp từ tổng phụ trách Đội, do đó mọi hoạt động đều xuất phát từ học sinh và vì học sinh. 1.1.2.1.4. Tập thể hội đồng sư phạm: - Tập thể hội đồng sư phạm và các tổ chức khác trong nhà trường là những cán bộ giáo viên, công nhân viên của nhà trường cần tạo ra hình ảnh việc làm mẫu mực, lấy nhân cách đạo đức của mình làm tấm gương cho học sinh noi theo. - Tham gia tốt mọi hoạt động nhằm chung tay góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh. 1.1.2.1.5. Đội viên: - Mọi sự cố gắng nỗ lực, mọi chỉ tiêu, kế hoạch, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh thì chính Đội viên là đối tượng chính. - Đội viên phải hưởng ứng nhiệt tình và cố gắng thực hiện kế hoạch, biện pháp do Liên đội nhà trường đề ra. Một hoạt động mà chỉ được nghe và nhìn thì sẽ không nhớ hay đọng lại cảm xúc bằng chính mình được tham gia. - Thay đổi những suy nghĩ cố hữu tiêu cực tạo ra sự bức phá, tích cực trong học tập cũng như các công tác khác trong nhà trường. - Tạo không khí tích cực, nghiêm túc trong tiết học, một Chi đội có nề nếp tốt giáo viên sẽ dễ dàng thực hiện nội dung kiến thức của bài giảng. - Luôn ý thức tự hoàn thiện nhân cách đạo đức của mình và của bạn bè mình trong lớp, trong trường, xứng đáng là con ngoan trò giỏi góp phần hoàn thành mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”. Xứng đáng là thế hệ tương lai rường cột của nước nhà. Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”. Và đồng thời muốn có được chất lượng học tập thì phải có ý thức học tập, nề nếp đạo đức của người Đội viên. 1.1.2.1.6. Gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội là nơi tạo ra, nuôi dưỡng và giáo dục những thành viên của xã hội. Để thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh chúng ta cần phải: - Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con em mình học tập, mỗi gia đình cần có góc học tập cho các em. Dành nhiều thời gian theo dõi quản lý giờ giấc học hành, sinh hoạt của con em, đặc biệt những giờ các em đi học ngoài nhà trường. - Phụ huynh phải nêu gương tốt cho con em trong giao tiếp, hành xử, quan niệm sống, nếp sống. Định hướng sớm cho các em về vấn đề học tập và nhân cách sống. 5