SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại Trường THCS Lai Thành – Kim Sơn – Ninh Bình

doc 13 trang sangkien 29/08/2022 3540
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại Trường THCS Lai Thành – Kim Sơn – Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_nham_xay_dung_va_nang_cao_chat.doc

Nội dung text: SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại Trường THCS Lai Thành – Kim Sơn – Ninh Bình

  1. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài - Xuất phát từ đường lối, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam quyết định đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phấn đấu đến năm 2020 cơ bản nước ta trở thành một nước công nghiệp. - Nghị quyết TW khóa 2 đã nêu: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”; Cũng chính trong Nghị quyết nay đã nêu: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục là lực lượng nòng cốt để biến mục tiêu giáo dục - đào tạo thành hiện thực”. - Tiếp đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định: “Để đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo cần giải p háp tốt vấn đề giáo viên”. - Luật giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Nhà giáo giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập và rèn luyện để nâng cao đạo đức trình độ chuyên môn nghiệp vụ”. - Trước tình hình đó nhiệm vụ của giáo dục - đào tạo và cụ thể là đội ngũ nhà giáo phải chuẩn hóa về trình độ đào tạo có tư tưởng và lập trường chính trị vững vàng, có lối sống lành mạnh, trung thực, có lương tâm nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có tính năng động, sáng tạo của nền kinh tế thị trường. Tuy rằng đã đạt được những thành tựu nhất định, song giáo dục - đào tạo vẫn còn bộc lộ một số yếu kém, bất cập. - Chất lượng giáo dục - đào tạo đại trà thấp thể hiện qua kì thi vào các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Sơn - Đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng, yếu về chất lượng; phương pháp giảng dạy còn lạc hậu chưa đáp ứng được trong giai đoạn hiện nay đó là phát huy tính chủ động sáng tạo. Từ đó chúng ta thấy để thực hiện được chiến lược phát triển giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, điều đầu tiên của các nhà trường là phải quan tâm tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một trong những việc làm hết sức cấp bách và quan trọng. 1
  2. Trường THCS Lai Thành –Kim Sơn – Ninh Bình cũng như các trường THCS trong cả nước trong thời gian vừa qua cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng bên cạnh đó còn bộc lộ những yếu kém đã nói ở trên nhất là “Đội ngũ giáo viên của nhà trường về chất lượng và phương pháp giảng dạy còn nhiều điều phải cần làm trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng được mục tiêu chiến lược về giáo dục và đào tạo trong giai đoạn 2005 – 2010”. 2. Mục đích nghiên cứu. Qua đề tài này tác giả đề xuất và lý giải một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại Trường THCS Lai Thành – Kim Sơn – Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1 Xác định cơ sở khoa học của việc quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS 3.2 Phân tích thực trạng việc quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại Trường THCS Lai Thành – Kim Sơn – Ninh Bình . 3.3 Đề xuất và lý giải một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Lai Thành – Kim Sơn – Ninh Bình 4. Đối tượng nghiên cứu. Đội ngũ giáo viên Trường THCS Lai Thành – Kim Sơn – Ninh Bình 5. Phương pháp nghiên cứu. 5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: các văn kiện, luật, tham khảo tài liệu, giáo trình tại Trường Cán bộ quản lý. 5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ: Bảng biểu . Phần nội dung Chương 1 Cơ sở lý luận và pháp lý của việc quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở 1.1 Cơ sở lý luận. Nhiệm vụ của một nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực tạo ra một sản phẩm là con người có ý thức làm chủ bản thân, có đủ trình độ tiếp thu các khoa học hiện đại. Điều đó muốn trở thành hiện thực phụ thuộc vào nhiều yếu tố cấu thành trong các 2
  3. yếu tố đó đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, là lực lượng nòng cốt để biến mục tiêu giáo dục - đào tạo thành hiện thực. Trong trường THCS, đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện mục tiêu kế hoạch đào tạo, một nhà trường mạnh hay yếu đều phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên, bởi lẽ mọi tác động của người thầy đến học sinh nhằm mục đích hình thành nhân cách, tạo cho con người phát triển toàn diện có phẩm chất và năng lực của con người mới, những con người lao động, thích ứng trong cơ chế thị trường, sự hình thành và phát triển nhân cách con người mới phụ thuộc phần lớn vào năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm và phẩm chất chính trị của người thầy giáo. Điều đó cho ta thấy tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên trong một nhà trường là yếu tố quyết định tới việc tạo ra chất lượng sản phẩn là con người. Đội ngũ giáo viên trong trường học là những người được đào tạo có tri thức cao lại là những người chuẩn mực và mô phạm tuy nhiên trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa để hoàn thành được sứ mệnh của mình, để được xã hội tôn vinh. Trước yêu cầu đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên trong nhà trường phải thường xuyên học tập, bồi dưỡng, rèn luyện, từ đó mới có đủ khả năng thực hiện xứ mệnh của mình mới xứng đáng là nguyên khí của một trường trung học phổ thông. Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo, trước vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên trong nhà trường việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 khi nói về phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục đã nêu: “Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý cả về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng qui mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục”. Tóm lại, để đưa nước ta tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 Đảng ta đã chọn “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” trong đó khâu quan trọng nhất là xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. 1.2 Cơ sở pháp lý. 3
  4. Đối tượng lao động sư phạm trong trường học là học sinh nó mang đặc điểm lao động sư phạm của người thầy ở chỗ là người tổ chức hướng dẫn, điều khiển, động viên giúp đỡ học sinh để lĩnh hội những kiến thức và kĩ năng góp phần quan trọng vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Do đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên trong nhà trường phải thường xuyên nâng cao mở rộng tri thức và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Luật Giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam viết: “Nhà giáo giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”. Nói về trách nhiệm của đội ngũ giáo viên. Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyên nâng cao chất lượng phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nêu gương tốt cho người học” Điều lệ trường trung học phổ thông cũng chỉ rõ: “Nhà giáo phải có trách nhiệm rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dục”. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2005 - 2006 đã nêu: "Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý có phẩm chất chính trị, đạo đức, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn về trình độ đào tạo" Như vậy, chất lượng và hiệu quả của giáo dục trong một nhà trường được quyết định bởi trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và uy tín của đội ngũ giáo viên. Do đó nhiệm vụ đặt ra trong các nhà trường trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải thường xuyên tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới về giáo dục trong giai đoạn hiện nay nhằm phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Tóm lại, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong các nhà trường không chỉ là nhiệm vụ riêng của trường này hay trường khác mà đó là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục; nhiệm vụ chung của nhà nước về công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện được chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay của Đảng và Nhà nước, bản thân ngành giáo dục và đào tạo đặt ra cho mỗi nhà trường thì trước hết đội ngũ giáo viên phải tự hoàn thiện mình, phấn đấu vươn lên, 4
  5. phát huy nội lực đến mức cao nhất trong quá trình xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ. Đội ngũ cán bộ quản lý trong các nhà trường phải năng động, sáng tạo không ngừng học hỏi và bằng mọi biện pháp tạo điều kiện thuận lợi nhất, quan tâm đến việc chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên, thực hiện đúng mục tiêu giáo dục “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Chương 2 Thực trạng của việc quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại Trường THCS Lai Thành – Kim Sơn – Ninh Bình Được thành lập từ năm 1960 (Trường liên cấp 1, 2) đến năm 1992 trường tách riêng chuyển sang địa điểm mới với cơ sở vật chất là hai nhà xây hai tầng diện tích:15.0002 các phòng học đủ cho 26 lớp học trên 2 ca, khối công trình đủ cho các phòng: Ban giám hiệu, phòng công đoàn, văn phòng đoàn, phòng thư viện, phòng hành chính và các phòng phục vụ cho các tổ chuyên môn. Trường có một phòng trực bảo vệ toàn bộ khuôn viên của nhà trường được bao bọc bởi hệ thống tường rào kiên cố. Từ năm 1996 đến nay nhà trường luôn có 25 lớp với hơn 1.000 học sinh Trong những năm gần đây, có nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố giúp nhà trường lớn mạnh và khởi sắc đó là sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình có hiệu quả, sự chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng chính quyền địa phương, sự nỗ lực vươn lên của thầy và trò, sự quan tâm, sự ủng hộ, sự cộng tác đắc lực của hội cha mẹ học sinh nhà trường, sự đầu tư về cơ sở vật chất cũng như những trang thiết bị Trong các yếu tố trên chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố cơ bản nhất, cùng với sự năng động trong công tác quản lý. Vậy về công tác quản lý cũng như sự cố gắng của đội ngũ giáo viên trong nhà trường làm được đến đâu và đạt được những kết quả gì? Sau đây chúng tôi mạnh dạn xin nêu ra một số kết quả mà trường đã đạt được cũng như những tồn tại của Trường THCS Lai Thành – Kim Sơn – Ninh Bình trong 4 năm trở về đây. 2.1 Những kết quả đã đạt được của việc quản lý nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường THCS Lai Thành – Kim Sơn – Ninh Bình 5