Báo cáo giải pháp Ứng dụng công nghệ thông tin trong một số tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo lớn

docx 11 trang Minh Hường 20/08/2023 10140
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo giải pháp Ứng dụng công nghệ thông tin trong một số tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo lớn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_giai_phap_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_mot_so.docx

Nội dung text: Báo cáo giải pháp Ứng dụng công nghệ thông tin trong một số tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo lớn

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Văn học là một loại hình nghệ thuật, là hoạt động tinh thần cơ bản làm lên sự phong phú của nhân cách, đặc biệt là nảy sinh tư tưởng, tình cảm, trí tưởng tượng, niềm tin và hành động nhân đạo của con người trong môi trường xã hội và tự nhiên. Văn học còn góp phần phát triển trí tuệ, tình cảm đạo đức, làm phong phú đời sống tinh thần cho trẻ. Những ấn tượng đẹp đẽ về hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm sẽ thúc đẩy ham muốn sáng tạo nghệ thuật của trẻ.Thông qua các câu chuyện kể giáo dục cho các em những tính cách, những phẩm chất ưu tú của con người, giúp cho các em ngay từ những năm đầu tiên của cuộc đời biết nhận thức suy xét nhữngmối quan hệ giữa con người với con người trong những hoàn cảnh, tình huống, từ đó trẻ biết đánh giá những hành vi của họ, biết đứng về cái thiện, lên án cái ác. Truyện giáo dục trẻ về tình thương, là cơ sở, nền tảng giúp trẻ tiếp thu và phát triển một cách toàn diện. Nhu cầu được nghe kể chuyện, được làm quen với văn học là một nhu cầu cần thiết của trẻ thơ đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Ngày nay, nhờ sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin đã đến rất gần với các em, nên trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với phim ảnh, với nhiều hình ảnh sống động, hấp dẫn, vì vậy những câu chuyện nếu chỉ được kể cho trẻ nghe cùng với sự minh hoạ bằng tranh ảnh đơn thuần như chúng ta vẫn thường làm thì sẽ không gây được hứng thú cho trẻ, không phát huy được khả năng tư duy cũng như tính tích cực hoạt động của trẻ trong các giờ kể chuyện cho nên các tiết học thường đạt hiệu quả không cao. Xuất phát từ thực tế đó và từ nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2018- 2019 là ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng, nên sau một thời gian giảng dạy lứa tuổi MGB, tôi đã chủ động mày mò, học hỏi về công nghệ thông tin, ngoài việc được nhà trường mở các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng, tôi còn phải học hỏi nhiều qua các đồng nghiệp trường bạn, phụ huynh học sinh, người thân và bạn bè Vì tôi biết nhu cầu của trẻ MG không chỉ được nghe, mà còn muốn nói lên những suy nghĩ, đánh giá của mình về sự kiện, hành động mô tả trong câu chuyện, thích tham gia trả lời các câu hỏi kết hợp các hình ảnh nhằm kích thích hứng thú và tư duy cho trẻ, đặc biệt trẻ còn thích được sắp xếp theo trình tự câu chuyện và tham gia kể chuyện theo ý của mình, qua đó nhằm phát triển ngôn từ mạch lạc cho trẻ. Việc trẻ tiếp xúc với truyện có chữ kèm theo là hình thức tuyệt vời để hình thành biểu tượng về chữ viết cũng như phát trển các kỹ năng chuẩn bị cho việc đọc, viết, đó là cơ sở tạo tâm thế vững vàng cho trẻ bước vào lớp một.
  2. Vì vậy, tôi đã sưu tầm một số các câu chuyện để chỉnh sửa, cắt, ghép, lồng tiếng lại, có chữ minh hoạ câu hỏi đàm thoại cho phù hợp với tiết học kể chuyện, nhằm phát huy tính tích cực hoạt động ở trẻ một cách tối đa nhất. Sau đây tôi xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng công nghệ thông tin trong một số tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo lớn”. Mục đích của sángkiến này là giúp tôi có thêm nhận thức cũng như kinh nghiệm về việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Song đó mới chỉ sử dụng cho lứa tuổi MGB của trường mầm non Gia Thượng trong năm học 2017-2018 và đầu năm học 2018-2019, bước đầu đã thu được những thành công nhất định, các con rất thích thú tham gia vào các giờ học LQVH , đặc biệt những trò chơi củng cố ở cuối tiết học, đó thực sự là một niềm vui đối với người giáo viên như tôi. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để hoàn thiện hơn nữa ý tưởng này II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Nội dung lý luận của vấn đề: Phương pháp tổ chức hoạt động LQVH được hình thành và phát triển trong các trường có chuyên ngành Giáo dục Mầm non. Cùng với sự phát triển của ngành học, khoa học, phương pháp tổ chức cho trẻ LQVH đã dần khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của nó với đời sống con người. Từ chỗ những nhà sư phạm mẫu giáo chỉ xem truyện như phương tiện để phát triển ngôn ngữ là chính, đến nhận ra chức năng toàn diện của văn học trong việc phát triển thẩm mĩ, trí tuệ và tình cảm, là cơ sở thuận lợi để đưa “Làm quen với văn học” vào chương trình cải cách được ban hành năm 1990 như một môn học có nội dung giáo dục toàn diện trẻ mẫu giáo. Nội dung chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo cải cách được xây dựng trên cơ sở mục tiêu kế hoạch đào tạo nhà trẻ mẫu giáo. Báo cáo tổng kết công tác nghiên cứu của Viện nghiên cứu trẻ em trước tuổi học đường đã đánh giá về bộ chương trình mẫu giáo cải cách: “Đây là bộ chương trình đồ sộ nhất trong lịch sử phát triển mẫu giáo nước ta, góp phần chuyển hướng nội dung, phương pháp giáo dục mẫu giáo, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục ở các trường mẫu giáo theo phương hướng cải cách giáo dục mầm non” (60 năm Giáo dục Mầm non Việt Nam, Phạm Thị Sửu (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội, 2006, trang 264). Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ đã phong phú hơn lên rất nhiều. Chương trình cũng đã xác định nguyên tắc hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm, lấy tình cảm mẹ con làm tình cảm cô cháu, lấy hoạt động tiếp xúc với hiện tượng xung quanh và đồ chơi là con đường cơ bản để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.
  3. Xác định văn học có nội dung giáo dục đào tạo trẻ mẫu giáo rất toàn diện, nên những nhà sư phạm mẫu giáo chủ trương đưa dần văn học đến với trẻ một cách khoa học, thận trọng và có mức độ. Tính khoa học ấy biểu hiện trong việc lựa chọn các thể loại văn học, hình thức truyền đạt gần gũi, phù hợp với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là kể chuyện. Nguồn xúc cảm, tính trực quan của hình ảnh và trí tưởng tượng kì thú trong truyện cũng tạo ra sự hấp dẫn và đồng cảm với trẻ. Nếu trước kia tác phẩm văn học chỉ được xem là phương tiện giáo dục thì bây giờ giáo dục không chỉ giúp trẻ biết mà còn giúp trẻ hiểu về tác phẩm văn học đó, tất nhiên chỉ là mức độ “làm quen” với nó. Trẻ em luôn khao khát nhận thức, khám khá thế giới hiện thực xung quanh. Các em muốn biết tất cả, muốn thâu tóm tất cả lí do tồn tại của cuộc sống vào khối óc bé nhỏ của mình. Thế giới xuất hiện trước mắt trẻ thơ với toàn bộ sự phong phú, phức tạp của nó. Trong điều kiện đó, truyện kể là những bài học đầu tiên giúp trẻ nhận thức thế giới, định hướng cơ bản trong môi trưòng xung quanh, giúp trẻ chính xác hoá những biểu tượng đã có thực về xã hội, dần dần từng bước cung cấp cho trẻ những khái niệm mới và mở rộng kinh nghiệm sống. Mỗi câu chuyện đều giới thiệu với trẻ về một góc, một mặt của đời sống: có khi là lịch sử hào hùng, có khi là sinh hoạt gia đình, hoạt động của bác nông dân, chú bộ đội Tiếp xúc với tác phẩm, trẻ không chỉ thoả mãn nhu cầu nhận thức, mà còn được mở rộng tầm nhìn, làm giàu tri thức, làm sâu sắc hơn quá trình quan sát xã hội, môi trường xung quanh. Từ sự quan sát, thúc đẩy quá trình phân tích, so sánh, tìm hiểu nguyên nhân kết quả, rút ra kết luận, những tri thức, góp phần rèn luyện trí nhớ, phát triển khả năng tư duy và các năng lực tâm lý khác: như tưởng tượng, ngôn ngữ Tiếp xúc với tác phẩm văn học giúp trẻ nắm được nhiều điều thú vị, bố ích, có kinh nghiệm sống đáng kể, cùng với nó là năng lực trí tuệ nhất định để trẻ có thể bước vào trường phổ thông. Được tiếp xúc với các câu chuyện không những giúp trẻ có những hiểu biết nhất định mà còn hình thành phẩm chất đạo đức, tạo nền móng cho nhân cách của trẻ về ý niệm tốt xấu, sự trung thực, sự khiêm tốn, tính cần cù, tình bạn, lòng dũng cảm Khi bàn về giào dục đạo đức cho lứa tuối mẫu giáo trong cuốn “ Sự ra đời của một công dân”, nhà giáo dục V.A.Xu – khô- lum- xki cũng đã xác định: “Điều cơ bản trong giáo dục đạo đức là làm sao để đứa trẻ trở thành những người yêu tổ quốc, yêu tha thiết mảnh đất quê hương và nhân dân mình, sống trong sạch, ngay thẳng, vị tha, can đảm, khiêm nhường, không khoan nhượng với điều ác và sự lừa rối”. Những quan điểm đạo đức truyền thống ấy đã được đưa vào những tác phẩm văn học và được trẻ em rất yêu thích. Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận không thể tách rời với giáo dục trí tuệ, đạo đức. Đối với con người, nhu cầu về cái đẹp là nhu cầu có tính bản chất, nó gắn với quá
  4. trình phát triển thể chất và tinh thần. Đôtxtôiépxki đã nói một câu bất hủ “Cái đẹp cứu thế giới”, giáo dục thẩm mỹ trở thành nhiệm vụ trọng tâm của quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Qua tiếp xúc với văn học, dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ hình thành và phát triển những cảm xúc thẩm mỹ, tình cảm thẩm mĩ, thị hiếu nghệ thuật, năng lực cảm thụ văn học, khả năng hoạt động nghệ thuật và sáng tạo nghệ thuật. Văn học là phương tiện hiệu quả mạnh mẽ không chỉ đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ mà nó còn ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nhà văn M.Goócki định nghĩa “Văn học là nghệ thuật ngôn từ” đã chỉ rõ ngôn từ là chất liệu xây dựng lên hình tượng văn học. Từ những hình tượng trong truyện kể, trẻ nhận thức được tính rõ ràng, chính xác của từ, sự hoàn hảo của các câu với những cấu trúc ngữ pháp phong phú. Những câu chuyện cổ dân gian là những mẫu lời nói giản dị, có nhịp điệu, mở ra trước mắt trẻ là sự biểu cảm của ngôn ngữ, giàu chất hài hước, diễn đạt sinh động và giàu hình tượng. Văn học có vai trò to lớn trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ, rèn luyện khả năng phát âm đúng, một khía cạnh rất quan trọng là tích luỹ nội dung ngôn ngữ – phát triển vốn từ, nói đúng ngữ pháp, phát triển lời nói mạch lạc. Như đã nói trên, văn học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ và giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. Các tác phẩm văn học đã giúp các em cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống, mở ra cho trẻ thế giới tình cảm của con người để trẻ có thể đồng cảm với các nhân vật trong tác phẩm, biết xúc động với những nhân vật trong tác phẩm, cũngnhư trẻ có thể bước đầu biết đồng cảm với những tâm trạng những người gần gũi xung quanh, đây chính là phương tiện vô cùng quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Chính vì nó quan trọng và cần thiết với trẻ như vậy nên việc áp dụng công nghệ thông tin không những đã thực hiện được nhiệm vụ trọng tâm của năm học mà còn đưa trẻ đến với thế giới hình ảnh đẹp, sống động, hấp dẫn lại phù hợp với lứa tuổi của mình. Ở đó trẻ không chỉ được nghe, được gặp lại các nhân vật đã học thông qua hệ thông câu hỏi mà còn được tham gia sắp xếp các chuỗi hình ảnh và kể câu chuyện hoàn toàn sáng tạo theo khả năng của mình, được hoà nhập vào thế giới truyện cổ tích vô cùng hấp dẫn, sống động và chọn lựa trò chơi theo ý thích của mình. Đó là món quà, có ý nghĩa tinh thần to lớn đối với trẻ, tạo cho trẻ một tâm thế háo hức chờ đợi như được xem một bộ phim hay. Đó cũng là thành công không nhỏ đối với những người làm công tác giáo dục. 2. Cơ sở thực tiễn: