Báo cáo biện pháp Một số biện pháp tổ chức giáo dục sức khỏe răng miệng trong trường mầm non

doc 17 trang Minh Hường 20/08/2023 7781
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp tổ chức giáo dục sức khỏe răng miệng trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_to_chuc_giao_duc_suc_khoe.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp tổ chức giáo dục sức khỏe răng miệng trong trường mầm non

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC GIÁO DỤC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON 1/ PHẦN MỞ ĐẦU : 1.1/ Lý do chọn đề tài : Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân; Luật giáo dục; Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em, trường chúng tôi đã xây dựng kế hoạch đưa vào thực hiện một số nội dung như : Phòng chống sốt xuất huyết, phòng chống sốt rét, phòng chống giun sán, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống tai nạn thương tích, an toàn vệ sinh thực phẩm và đặc biệt là chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ mẫu giáo Quá trình thực hiện tôi nhận thấy vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ mẫu giáo vô cùng quan trọng nên tôi chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm tổ chức giáo dục sức khỏe răng miệng trong trường mầm non” 1.2/ Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài : 100% trẻ mầm non tại trường được chăm sóc sức khỏe răng miệng. 100% trẻ 4 -6 tuổi học bán trú thực hiện chải răng với kem có Fluar sau kho ăn tại trường. 100% trẻ học tại trường khám sức khỏe răng miệng và hướng dẫn điều trị 1 lần/năm. 1.3/ Đối tượng phạm vi nghiên cứu : Trẻ từ 24 đến 72 tháng tuổi. 1.4/ Giới hạn và phạm vi nghiên cứu : Trẻ từ 24 – 72 tháng tuổi đang học tại trường mầm non Hoa Sen Buôn Đôn. 1.5/ Phương pháp nghiên cứu : Hướng dẫn, đàm thoại, thực hành. Khảo sát, đánh giá 2/ PHẦN NỘI DUNG : 2.1/ Cơ sở lý luận : Sức khỏe tốt là một mục tiêu quan trọng của giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên trong trường học các cấp. Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho thế hệ trẻ ở các trường học là mối quan tâm lớn của
  2. Đảng, Nhà nước, của mọi gia đình và toàn xã hội. Ngôi trường tôi đang công tác là một trường có điều kiện kinh tế tương đối ổn định, có thành tích nổi trội trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Trong những năm gần đây chương trình Nhà học đường do Bộ giáo dục – Đào tạo và Bộ y tế được triển khai trên phạm vi cả nước đã mang lại hiệu quả phòng ngừa bệnh sâu răng và viêm miếu (lợi) khá tốt cho học sinh ở các trường mẫu giáo và tiểu học. Với các nội dung giáo dục sức khỏe răng miệng, chương trình chải răng với kem có Fluor, khám và điều trị sớm các bệnh răng miệng cho học sinh Công tác tổ chức giáo dục sức khỏe răng miệng trong trường mầm non giúp cho giáo viên và phụ huynh nắm được tầm quan trọng của hàm răng, có trách nhiệm chăm sóc bảo vệ răng, biết cách phòng ngừa bệnh sâu răng, bệnh viêm miếu, viêm nha chu bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ, răng trẻ tốt khỏe góp phần phát triển sức khỏe toàn diện cho trẻ. 2.2/ Thực trạng : Đơn vị trường công lập có tổ chức bán trú, công tác chăm sóc sức khỏe được đặt lên hàng đầu, đối với công tác giáo dục chăm sóc răng miệng cho trẻ chỉ được chăm sóc đánh răng sau khi ăn đối với trẻ 4 đến 6 tuổi, các biện pháp khám điều trị sớm hoặc phòng chống các bệnh sâu răng, viêm miếu (lợi), viêm nha chu và chăm sóc dinh dưỡng cho răng chưa được chú trọng. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền vận động phụ huynh và phối hợp các ban ngành của xã hội cùng chăm sóc chưa thường xuyên. 2.2.1/ Thuận lợi, khó khăn : a) Thuận lợi : Được sự chỉ đạo kịp thời của các ngành chuyên môn như ngành Giáo dục, Y tế, trường tập trung không có điểm lẻ nên xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện đúc rút kinh nghiệm thuận lợi, giáo bộ, giáo viên và nhân viên được tập huấn kiến thức về giáo dục chăm sóc sức khỏe nha học đường, đa số phụ huynh quan tâm ủng hộ phối hợp. b) Khó khăn : Công tác phối hợp của ngành y tế chưa kịp thời do công việc chồng chéo, một số phụ huynh chưa quan tâm đến con trẻ còn khoán việc chăm sóc trẻ cho giáo viên. 2.2.2/ Thành công, hạn chế :
  3. a) Thành công : Đã được ngành y tế khám sức khỏe răng miệng và tư vấn cho giáo viên và phụ huynh một số biện pháp điều trị và phòng chống bệnh, phụ huynh tích cực tham gia các buổi họp phụ huynh góp ý thảo luận về nội dung biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng, ủng hộ, đóng góp kem, bàn chải răng cho trẻ thực hành tại trường, cho trẻ đi khám định kỳ 2.2.3/ Mặt mạnh, mặt yếu : a) Mặt mạnh : Nhà trường đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác giáo dục sức khỏe răng miệng; liên tục chặt chẽ với ngành y tế phối hợp khám răng miệng và tư vấn điều trị 1 lần/năm, tuyên truyền cho phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc răng cho trẻ phải đảm bảo từ răng sữa đến răng vĩnh viễn. b) Mặt yếu : Phối hợp với ngành Y tế khám sức khỏe răng miệng cho trẻ trong trường chưa đảm bảo định kỳ 6 tháng/1lần. Một số phụ huynh chưa coi trọng việc khám điều trị, chăm sóc răng sữa cho trẻ, cho trẻ ăn uống chưa đảm bảo khoa học. 2.3/ Giải pháp và biện pháp : 2.3.1/ Mục tiêu của giải pháp biện pháp : - Xây dựng kế hoạch tập huấn cho giáo viên nắm được kiến thức giáo dục sức khỏe răng miệng cho trẻ, lựa chọn đề tài đưa vào phân phối chương trình để giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động, xây dựng nội dung các bài tuyền truyền để phụ huynh nắm được kiến thức phối hợp giáo dục chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ ở gia đình. 2.3.2/ Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp – biện pháp a) Xây dựng tiết dạy, tổ chức hoạt động cung cấp kiến thức cho trẻ như sau : Bài 1 : Tại sao răng quan trọng (chức năng và tầm quan trọng của răng) Bài 2 : Làm thế nào để cho răng sạch. Bài 3 : Lựa chọn thức ăn tốt cho răng. Bài 4 : Con không sợ hãi khi đi chữa răng. Bài 5 : Con tập thói quen chải răng và chải răng đúng cách. Bài 6 : Các thói quen xấu làm lệch lạc hàm răng.
  4. Ví dụ : Tổ chức hoạt động bài 1 : b) Tổ chức tập huấn cho giáo viên, nhân viên nắm kiến các nội dung sau: *. Sự quan trọng của hàm răng : - Răng sữa : Là một bộ răng đầu tiên và tồn tại ở giai đoạn quan trọng nhất của sự tăng trưởng và phát triển cơ thể của trẻ. Một số phụ huynh cho rằng răng sữa không quan trọng, không cần chăm sóc cẩn thận vì nó là răng tạm sẽ rụng, sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Đây là điều lầm lẫn rất tai hại, vì trẻ em đau răng không ăn được, quấy khóc, kém ngủ làm cơ thể bị suy yếu, ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể trẻ. Ngoài ra khi răng sữa sâu hay nhiễm trùng không chữa trị đều có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của mầm răng vĩnh viễn nằm bên dưới. Khi răng vĩnh viễn mọc lên, bề mặt men răng không được nhẵn láng hay bị ố vàng. Răng sữa còn có nhiệm vụ giữ cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên đúng chỗ, đều và đẹp, nếu răng sữa sâu và bị nhổ bỏ đi quá sớm gây cho răng vĩnh viễn khó mọc, mọc lệch lạc không đúng vị trí. Hàm răng khập khễnh dễ bị sâu và không đẹp. Do đó ta cần phải bảo vệ chăm sóc răng sữa cho đến khi răng vĩnh viễn mọc. Ta cần chú ý đến các giai đoạn phát triển của hàm răng sữa để có sự chăm sóc đúng mức cần thiết + Thời kỳ trẻ trong bào thai - Các mầm răng sữa bắt đầu hình thành trong bào thai từ tuần lễ thứ 6-8 - Bào thai trong thời kỳ phát triển cần calcium và photphate để răng và xương phát triển. - Calcium, photphate và các sinh tố cần cho thai nhi được cung cấp từ hức ăn của bà mẹ, thai nhi không rút chất khoáng và sinh tố từ răng của mẹ như mộ số người lầm tưởng cho nên sự thiếu dinh dưỡng hoặc một số biểu hiện bệnh lý nơi răng bà mẹ cần phải được khám và điều trị ngay cũng như tăng cường chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ. + Thời kỳ mới sinh đến 2 tuổi - Khi trẻ mới sinh ra, trong hàm sẽ có mầm răng của 20 chiếc răng sữa. Khi trẻ khoảng 6 tháng, hai răng cửa giữa hàm dưới bắt đầu mọc, các răng sữa còn lại sẽ lần lượt mọc lên trong vòng 2 năm ( trung bình 2-4 háng / mọc 1 răng ) - Ở giai đoạn này bà mẹ phải chăm sóc răng sữa cho trẻ cẩn thận bằng cách : Cho bú sữa mẹ và mẹ cần ăn đủ chất khi cho trẻ bú.
  5. Lau răng, chải răng giúp trẻ : Dùng tăm bông hay dùng vải ( gạc ) sạch quấn quanh ngón trỏ lau răng cho trẻ ngay sau khi uống sữa, ăn bột, ăn cơm. + Trẻ từ 2 tuổi đến 5 tuổi - Từ 2 tuổi trở đi trẻ có đầy đủ 20 răng sữa : Trẻ có thể ăn nhiều loại thức ăn. - Sâu răng bắt đầu và có chiều hướng phát triển - Cha mẹ cần : Chú ý chăm sóc răng sữa cẩn thận để giữ răng trẻ luôn sạch sẽ Đem trẻ đến phòng nha khoa khám sớm để bé làm quen với việc khám răng và chữa trị kịp thời răng sữa mới chớm sâu. Tránh không để trẻ sợ hãi khi chữa răng : Cần gây cho trẻ ấn tượng dễ chịu, thoải mái khi khám và chữa răng cho bé Tập cho trẻ thói quen tốt chải răng, súc miệng liền sau khi ăn và tố trước khi đi ngủ + Trẻ từ 6 tuổi đến 12 tuổi - Răng sữa sẽ lần lượt được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Thời gian này sẽ có hàm răng hỗ hợp ( răng sữa và răng vĩnh viễn ) - Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần rất cần thiết để phát hiện răng mới chớm sâu và điều trị kịp thời. - Khi trẻ 6 tuổi thì răng hàm vĩnh viễn I ( răng 6 tuổi hay cồn gọi là răng số 6 ) sẽ mọc lên, răng này rất quan trọng, cần chăm sóc vệ sinh răng miệng tốt. - Răng vĩnh viễn sẽ mọc lên khi răng sữa bên trên lung lay. - cần phải theo dõi thời gian mọc răng vĩnh viễn để nhổ răng sữa kịp thời, để răng vĩnh viễn mọc lên thẳng hàng. Nếu nhổ răng sữa qua sớm hay quá trễ, răng vĩnh viễn sẽ mọc lệch lạc. - Răng vĩnh viễn : Răng sữa đã quan trọng thì răng vĩnh viễn lại càng quan trọng và cần thiết hơn nữa. Nếu ta chăm sóc răng vĩnh viễn cẩn thận thì ta sẽ giữ được những chiếc răng này suốt đời có thể đến 80 – 90 tuổi Hàm răng mọc đều, không sâu, chắc, đẹp cần thiết cho mọi người. *. Bệnh sâu răng - Sâu răng là một quá trình bệnh lý gây ra bởi sự hòa tan và hủy hoại dần các mô cấu tạo của răng hoặc sự mất khoáng chất tạo nên thiếu hỏng trên bề mặt men. - Như vậy, bệnh sâu răng là một quá trình hóa học, phá hủy các mô cấu tạo răng. Bệnh sâu răng xảy ra ở mọi người, mọi lứa tuổi, mọi giới tính, mọi thành phần xã hội. + Hậu quả của sâu răng - Đau răng : ăn không ngon, ngủ không yên, học và công tác không được tốt
  6. - Miệng hôi làm mất tự tin khi giao tiếp - Mất răng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mất vẻ tươi đẹp của nụ cười - Tốn kém tiền bạc để mua thuốc, để điều trị : trám răng, nhổ răng, làm răng giả. Ảnh hưởng đến kinh tế gia đình - Mất nhiều thì giờ để đi điều trị - Nếu không chữa trị kịp thời nhiễm trùng có thể lan xa đến mũi, họng, mắt, tiêu hóa, tim ( viêm màng trong tim ), khớp + Phòng ngừa bệnh sâu răng - Chải răng ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ - Hạn chế ăn thức ăn ngọt, dính - Ăn đầy đủ các chất bổ dưỡng cho răng và cơ thể - Nên ăn trái cây tươi có nước, chất xơ để làm sạch răng và có thêm sinh tố - Dùng các chất fluor giúp men răng cứng chắc hơn, tăng sức đề kháng của men răng, ức chế sự hoạt động của vi khuẩn: * Kem đánh răng có fluor để chải răng * súc miệng với dung dịch Na fluor 0,2% tại trường 1lần/ tuần - Nên đi khám răng sớm và định kỳ mỗi 6 tháng/ lần để được hướng dẫn vệ sinh răng miệng và điều trị kịp thời các bệnh răng miệng + Sâu răng do bú bình - Sâu răng do bú bình hường xảy ra ở những trẻ có thói quen bú bình, ăn hay ngậm trong miệng những chất lỏng có chứa nhiều đường như sữa có đường, nước trái cây, nước ngọt trong khi ngủ. Những trẻ có thói quen ngậm bình sữa hay các thức uống có đường trước khi ngủ sẽ làm chất đường lên mên thành axit, tấn công vào men răng làm hư hại men răng lâu ngày gây nên tình trạng đa sâu răng, nhất là các răng cửa sữa ở hàm trên và hàm dưới. - Vào ban đêm, trẻ thường ngủ kéo dài khoảng 8 – 10 giờ, thời gian này chỉ có một lượng nhỏ nước bọt được tiết ra, do đó dưới tác động của các chất đường từ trong sữa hay các chất ngọt lắng đọng lại trên răng sẽ làm phá hủy men răng dẫn đến sâu răng. - Vì trong môi trường miệng, luôn có sẵn các loại vi khẩn thường trú như Streptococus Mutans sẽ sử dụng các chất đường có trong thức ăn tồn đọng trong miệng, sau đó lên men thành axit phá hủy lớp men răng làm cho các răng bị sâu. + Cách phòng ngừa : Hiệp Hội Nha Khoa Trẻ Em - Hoa Kỳ đã đưa ra một số hướng dẫn phòng ngừa sâu răng do bú bình : Không nên để trẻ đi ngủ với bình sữa, nước trái cây hay nước ngọt ngậm trong miệng, nếu bé có thói quen bú bình mới ngủ được thì chỉ cho ngậm bình nước lọc và lấy bình ra khi bé đã ngủ Nên tập cho bé bú sữa mẹ hay bú bình, uống sữa vào các bữa ăn chính, không nên tập cho bé có thói quen cầm bình sữa chạy vồng vồng chơi hay ngậm bình sữa khi đi ngủ.