Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua môn văn học

doc 15 trang Minh Hường 20/08/2023 10280
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua môn văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_t.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua môn văn học

  1. A: PHẦN MỞ ĐẦU Người xưa đã từng có câu: "Có vàng, vàng chẳng phô Có con, con nói bi bô mẹ mừng" Đúng như vậy giá trị của con người cao hơn mọi giá trị về vật chất, ngôn ngữ của con người là phương tiện quan trọng gắn với sự phát sinh, phát triển của xã hội loài người. Con người sinh ra ai cũng cần có ngôn ngữ để giáo tiếp, và mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng của mình. Ngôn ngữ chính là phương tiện để hiểu nhau, trao đổi với nhau thúc đẩy sự phát triển của nhau.Ngoài ra ngôn ngữ còn là khả năng biểu cảm của mọi người là tài sản vô giá mà mỗi chúng ta đang làm đang cộng tác giáo dục mầm non, là người phải trao đổi phát triển và giữ gìn sự trong sạch của tiếng việt. Mặt khác người xưa còn có câu. " Uốn cây từ thủa còn non Dạy con từ thủa con còn thơ ngây" Bởi lẽ mầm non còn là cái nôi để hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện: Đức - Trí - Thể - Mỹ - Lao động chính vì vậy mà muốn có được những người chủ tương lai của đất nước đủ đức đủ tài đòi hỏi người giáo viên mầm non phải dồn hêt tâm huyết của mình và bằng tất cả kiến thức khoa học,sự hiểu biết cũng như kiến thức trong cuộc sống để chăm sóc giáo dục trẻ, chuyên tâm chú trọng tới sự phát triển trí tuệ và phát triển nhân cách cho trẻ .Giáo dục trí tuệ là cơ sở giáo dục đạo đức , giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất và giáo dục lao động. Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ hiểu được những lời giải thích của người lớn, giúp trẻ hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duy ngày càng hoàn thiện hơn, giúp cho trẻ tích cực sáng tạo vào các hoạt động. Việc phát triển trí tuệ không tách rời phát triển ngôn ngữ. Văn học là môn nghệ thuật lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm, lấy ngôn ngữ làm chất lượng xây dựng hình tượng và lấy hình tự đó biểu đạt nội dung phả ánh . 1
  2. Văn học có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của con người, đem lại cho người đọc sự hiểu biết về địa lý, văn hoá, phong tục tập quán, tư tưởng, tình cảm của con người. Có thể nói Văn học đã phá vỡ giới hạn của không gian và thời gian, làm cho con người luôn hướng tới cái đẹp và làm theo cái đẹp. Ngoài ra Văn học còn giúp cho con người cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ, của cốt chuyện, của cách câu kết, của bút pháp nghệ thuật mà nhà văn đã lựa chọn. Có thể nói văn học được phát triển và phân chia thành nhiều thể loại: Thơ,Truyện, kịch, ký trong đó có chuyện và thơ là những thể loại phù hợp với trẻ vì nó mang những đặc trưng phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ. Môn học truyện thơ có ưu thế hơn các môn học khác trong việc hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ, làm cho trẻ có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, vui tươi, nhạy cảm với cái đẹp, có nhu cầu tạo ra cái đẹp nói năng mạch lạc, diễn đạt gẫy gọn tiếng mẹ đẻ, nó đã tạo tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Vì vậy việc cho trẻ làm quen với văn học trong trường mầm non là rất cần thiết ,bởi vì thông qua văn học ngôn ngữ có sự hấp dẫn và hiệu quả nhất , xác định được tầm quan trọng và cần thiết của bộ môn văn học, với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 – 6 tuổi, chuẩn bị hành trang bước vào năm học mới. Chính vì vậy mà tôi đã mạnh dạn chọn đề tài " Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thông qua môn văn học" góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng làm quen văn học, tăng cường các hoạt động nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 2
  3. B. NỘI DUNG. I. Thực trạng vấn đề 1. Thuận lợi Năm học 2010 - 2011 là năm học tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung phương pháp hình thức chăm sóc giáo dục trẻ và tiếp tục thực hiện chuyên đề: Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen văn học và chữ viết. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, ngành học mầm non đã cung cấp đầy đủ các tài liệu, chuyên môn, chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn nên 100% giáo viên mầm non theo hướng đổi mới phương pháp hình thức tổ chức, nhằm phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và phát huy tính tích cực của trẻ. - Thường xuyên tổ chức các buổi dự giờ kiến tập cho gáo viên, trường thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. - Lớp học khang trang rộng rãi, có đủ bàn ghế đúng quy cách, đồ dùng, đồ chơi đẹp hẫp dẫn. - Tất cả trẻ trong lớp có cùng độ tuổi Bên cạnh những thuân lợi cón có một số khó khăn sau: 2. Khó khăn Do 1 số trẻ xuất phát từ các gia đình làm nghề tự do, bố mẹ từ quê lên Hà Nội nhận thức của các bậc phụ huynh còn thấp. Khi trò chuyện với con họ nói từ địa phương, không chú ý sửa sai cho con khi con nói ngọng, nói lắp, nói trống không. Một số giáo viên còn chưa nhận thức đấy đủ tầm quan trọng của việc rèn ngôn ngữ cho trẻ thông qua môn văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ, không có biện pháp phù hợp thu hút trẻ vào hoạt động làm quen với văn học. - Lớp cú 2 trường hợp trẻ phỏt triển đặc biệt khụng tập trung chỳ ý, tăng động giảm chỳ ý nờn cũng ảnh hưởng đến cỏc hoạt động của cỏc bạn trong lớp 3
  4. Từ những cơ sở thực tiễn trên tôi đã suy nghĩ và nghiên cưú đề tài: " Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thông qua môn văn học" Ngay từ đầu năm học 2010 - 2011 số học sinh được tuyển vào lớp tuổi là 58 cháu khảo sát ban đầu thu được kết quả như sau: + Trẻ uể oải, mệt mỏi không hứng thú học: 7/58 trẻ chiếm 12% + Trẻ nói ngọng, nói lắp: 8/58 trẻ chiếm 13,7% + Trẻ nói ấp úng không thể hiên được cảm xúc trong lời nói: 15/58 trẻ chiếm 25,8% + Chưa nắm vững ngữ âm nói, đọc diễn cảm: 60% + Chỉ còn 3/52 trẻ biết dùng ngữ điêụ bổ sung cho lời nói - Khi kể chuyện đọc thơ xong hỏi lại trẻ. +Trẻ không biết đặt tên chuyện, thơ 13 -15 trẻ + Hiểu nội dung bài còn thấp: 35- 40 % + Biết kể chuyện theo tranh 18/52 trẻ chiếm 31 % + Trẻ chưa có khả năng sáng tạo. - Các cháu ở đây chủ yếu là con bố mẹ làm nghề kinh doanh tự do, việc giao tiếp của trẻ với xã hội còn hạn chế, một số phụ huynh còn lạc hậu chưa nhận thức rõ việc chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường, ít quan tâm tới việc học tập của con em mình, coi đó là việc không quan trọng nên khi nhận trẻ vào lớp tôi gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy tôi đã tìm hiểu nguyên nhân và nhận thấy rằng nguyên nhân chính là do phương pháp hình thức tổ chức tiết học chưa phù hợp với đặc điểm nhận thức, phát triển tư duy ngôn ngữ của trẻ 5 - 6 tuổi và một nguyên nhân nữa là cô chưa biết vận dụng và đưa một số yếu tố đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục vào việc dạy trẻ làm quen văn học, chưa có biện pháp phù hợp để giúp trẻ nắm vững kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái đúng với tính chất " Học mà chơi" 4
  5. Tôi nhận thấy cần có biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thiết thực nhất, hiệu quả nhất là thông qua bộ môn văn học. II. Những biện phỏp phỏt triển ngụn ngữ cho trẻ mẫu giỏo 5 – 6 tuổi qua mụn văn học Trong hai năm dạy lớp đổi mới phương pháp, hình thức chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, tôi đã đúc rút kinh nghiệm và áp dụng một số phương pháp hình thức để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua môn văn học. 1. Biện phỏp 1: Tuyờn truyền với phụ huynh Ngay từ đầu năm học lớp đã xây dựng kế hoach tổ chức họp phụ huynh để tuyên truyền về ngành học, nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, tôi đã tuyên truyền về mục đích , ý nghĩa, tầm quan trọng cuả môn văn học để phụ huynh nắm được và kết hợp chặt chẽ với nhà trường cùng thông nhất việc dạy trẻ 2. Biện phỏp 2: Chuẩn bị đồ dựng dạy học sinh động , sỏng tạo Để nội dung giáo dục đạt hiệu quả cao tôi phải chú ý đền nhiều yếu tố , trong đó chuẩn bị đồ dùng, đố chơi là việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng. Đồ dùng phải phong phú hấp dẫn, tranh rõ nét, đẹp, mầu sắc tươi sáng phù hợp, bố cục hài hoà, mô hình(sa bàn) rối, đĩa phim sinh động hấp dẫn thu hút sự chú ý của trẻ kết hợp với sự hướng dẫn cởi mở của cô với giọng đọc, kể diễn cảm, gợi niềm say mê hứng thú của trẻ với môn học 3. Biện phỏp 3: Cần tỡm hiểu kỹ nội dung cõu chuyện, ứng dụng linh hoạt vào trong tiết dạy, chỳ ý sửa ngọng cho trẻ Trước mỗi câu chuyện bài thơ trong tháng trong chủ điểm, tôi nghiên cứu ý nghĩa nội dung giáo dục của chủ điểm cần chuyển tải cho trẻ để vận dụng, lồng ghép tích hợp vào môn văn học, linh hoạt trong dạy trẻ, không gò bó áp đặt trẻ cả trong và ngoài tiết học. Ngoài tiết học tăng cường giao lưu giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ. Sưu tầm tranh ảnh, làm đồ dùng đồ chơi, lựa chọn câu chuyện, bài thơ, ca dao, bài hát, điệu múa có nội dung giáo dục phù hợp với khả năng và hứng thú của trẻ để thực hịên yêu cầu dạy học theo chủ điểm, phối kết hợp với gia đình trẻ quan tâm, hỏi 5
  6. trẻ " Hôm nay cô giáo con dạy bài gì?". Yêu cầu trẻ đọc thơ, kể chuyện múa hát cho cả nhà cùng nghe, sửa lỗi ngôn ngữ cho trẻ. Cô gần gũi trò chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi, nếu trẻ gặp khó khăn trong khi nói, nói lắp, nói ngọng, nói không đủ câu, cô nhắc nhở sửa sai cho trẻ. Trước khi học một tiết truyện, thơ, cô và trẻ cùng trò chuyện có nội dung gần gũi với nội dung câu chuyện, bài thơ mà trẻ sắp được làm quen. Cùng với việc trò chuyện gợi mở với trẻ về đề tài sắp dạy, cô cần phải chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi học liệu cần thiết phù hợp với nội dung yêu cầu. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua môn văn học là con đường dễ thực hiện và có nhiều hiệu quả. Trước đây trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non cải cách. Để tiến hành cho trẻ làm quen văn học thông thường giáo viên cho trẻ xem tranh trò chuyện trước khi đọc diễn cảm bài thơ hoặc kể một câu chuyện một hai lần sau đó cô cùng trẻ đàm thoại về nội dung bài thơ câu chuyện giải thích từ khó, cách thể hiện giọng điệu ngữ điệu sau đó mới dạy trẻ, cô đọc trước, trẻ đọc sau một cách máy móc thụ động. Mặt khác tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số phương tiện cần thiết tạo cơ hội cho trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua việc làm quen với tác phẩm văn học 4. Biện phỏp 4: Xây dựng môi trường văn học trong lớp theo nội dung từng chủ điểm - Trong lớp tôi xây dựng góc sách mang nội dung văn học, tôi kết hợp với phụ huynh học sinh sưu tầm các loại truyện tranh, tranh ảnh, những câu chuyện bài thơ, ca dao, đồng dao trong mảng sách tham khảo phù hợp với chủ điểm, độ tuổi của trẻ để cho trẻ xem, hàng ngày cho trẻ hoạt động trải nghiệm với sách, truyện tranh, giúp trẻ hình thành cơ sở cho đọc, viết và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ một cách tốt nhất 5. Biện phỏp 5: Hỡnh thành thúi quen đọc sỏch cho trẻ, phỏt triển cho trẻ khả năng kể chuyện sỏng tạo - Tạo cho trẻ xem sách cùng với người lớn ( cô giáo hoặc bố mẹ), trẻ cùng xem với các bạn để trò chuyện, tạo cơ hội cho trẻ xem người lớn viết chữ dưới 6