Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_5_6_tuo.doc
Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin
- Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu. Giáo dục kỹ năng sống là một trong những nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Là một giáo viên đã nhiều năm phụ trách lớp mẫu giáo lớn, nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi có hiệu quả trước khi trẻ rời trường mầm non để bước sang môi trường học tập mới đòi hỏi tính tự lập nhiều hơn đó là trường tiểu học. Tôi nhận thấy rằng trong những chủ đề hình thành kỹ năng sống của trẻ thì hình thành sự tự tin ở trẻ có thể coi là kỹ năng quan trọng nhất. Không ai sinh ra đã có ngay sự tự tin. Tự tin đóng vai trò như chiếc chìa khóa cơ bản nhất để mở mọi cánh cửa trong thành công. Tự tin là nguồn khích lệ lớn đối với mọi người, là động lực để chúng ta cố gắng đạt được mục tiêu và giành được nhiều thành tích quan trọng. Một đứa trẻ tự tin sẽ duy trì được khả năng học hỏi, khám phá trong học tập và luôn sẵn sàng đón nhận những thách thức mới, luôn mong muốn được yêu quí, được đón nhận và đó chính là khởi đầu tuyệt vời để trẻ gần gũi hơn với mọi người. Một đứa trẻ có tự tin thì sẽ dễ dàng nắm bắt được các kỹ năng sống khác. Xã hội càng phát triển con người càng phải hoàn thiện, một con người hoàn thiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà còn phải có cả đức. Nhân cách của con người muốn được xây dựng và phát triển cần phải được bắt đầu ngay từ khi mới sinh ra và đặc biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghế nhà trường. Nhà giáo Đặng Lệ Thủy đã nói: “Trẻ em như những hạt mầm chứa đựng bên trong bao nhiêu tiềm năng, sức mạnh và khát khao vươn lên. Hãy tạo cho hạt mầm đó mảnh đất tốt lành, mạch nguồn và ánh sáng! Đó là công việc của tất cả mọi người chúng ta”. Trẻ em được sinh ra ở thế giới này với tâm hồn của những thiên thần, nhưng chính cuộc sống đầy phức tạp đã gieo những suy nghĩ và hành động xấu vào những tâm hồn non nớt đó. Sự phát triển của công nghệ hiện đại, chủ nghĩa vật chất có thể biến các bé thành người nhút nhát, thụ động chỉ biết đến mình, không chịu giao tiếp ứng xử với người xung quanh, vì vậy dạy trẻ tính mạnh dạn tự tin ngay từ nhỏ sẽ là nền tảng để các bé trở thành những người có nhân cách tốt trong tương lai, những chủ nhân tài đức của một xã hội công bằng văn minh. 1/18
- Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin Thực tế với điều kiện lớp tôi là lớp ở khu lẻ, đa số học sinh ở nông thôn nên nhiều phụ huynh chưa thực quan tâm và dành nhiều thời gian cho con, nhiều trẻ 5 tuổi mới được đến trường nên đa số trẻ thiếu tự tin dẫn đến các hoạt động của trẻ không được sôi nổi, trẻ thụ động, không dám mạnh dạn phát biểu ý kiến. Vì tất cả những lý do trên, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ tự tin hơn. Tôi rất quan tâm và trăn trở về việc làm sao để có những phương pháp hay và hữu ích nhất giúp trẻ lớp tôi có cơ hội được thể hiện sự mạnh dạn tự tin và đây cũng là 1 bước chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ bước vào học lớp 1 tại trường tiểu học. Chính vì thế tôi không những áp dụng những phương pháp vốn có trong trường, lớp, sách vở mà thường xuyên học hỏi từ đồng nghiệp, sách báo và đặc biệt là tôi rất quan tâm tới những sáng kiến kinh nghiệm về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ của những giáo viên khác, tôi cũng nghiên cứu và áp dụng vào các hoạt động dạy của mình. Khi áp dụng sáng kiến vào trẻ tôi thật sự cảm nhận rõ vai trò riêng của từng sáng kiến. Mỗi sáng kiến lại như phần nào góp phần thêm vào sự hoàn thiện cho buổi học. Với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là chủ đề hình thành kỹ năng sống cho trẻ nói chung và hình thành sự tự tin cho trẻ nói riêng nên tôi đã đề cập tới đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin”. 2. Mục đích nghiên cứu. Đối với trẻ 5-6 tuổi rất cần có tính mạnh dạn, tự tin vì: Ở lứa tuổi này là tiền đề cho trẻ phát triển nhân cách, giúp trẻ trở thành con người tự tin, năng động sáng tạo và chủ động trong cuộc sống, biết phân biệt rõ cái đúng cái sai. Hơn lúc nào hết chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì sự mạnh dạn, tự tin vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua sự nhút nhát, gò bó mà thay vào đó sẽ là sự hòa đồng với bạn bè và mọi người xung quanh. Trẻ học cách làm chủ bản thân, học cách nhận biết và đối phó với cảm xúc của mình cũng như của người khác. Trẻ học cách xử sự sao cho phù hợp với môi trường xung quanh. Trẻ 5-6 tuổi cần phải biết mạnh dạn, tự tin, chủ động để chơi với nhau, sống hòa thuận với trẻ khác trong nhóm, tuy nhiên điều này không dễ dàng đối với một số trẻ. Trẻ cần những kỹ năng quan hệ xã hội như làm thế nào để mạnh dạn tự tin với mọi người, để giao tiếp, để chọn hành vi đúng đắn. Sự mạnh dạn tự tin có thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống, song lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng quí của người khác để trân trọng và học tập. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đánh giá thực trạng, tìm ra các biện pháp thực hiện nhằm hình thành sự tự tin cho trẻ. 2/18
- Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin 3. Nội dung nghiên cứu. - Để thực hiện thành công đề tài này trước tiên tôi tiến hành khảo sát học sinh của lớp tôi với sĩ số 25 trẻ, từ đó nắm bắt tình hình thực tế về sự mạnh dạn, sự tự tin của trẻ. - Qua khảo sát nắm bắt tình hình cụ thể của học sinh trong lớp tôi tìm tài liệu tham khảo và đưa ra các phương pháp cần thực hiện, lên kế hoạch thực hiện cụ thể. - Tôi áp dụng các phương pháp đưa ra theo kế hoạch, trong quá trình thực hiện tôi quan sát và tổng hợp kết quả, phát huy những phương pháp phù hợp, chỉnh sửa các phần chưa phù hợp với trẻ, tạo môi trường phù hợp, tích cực cho trẻ tham gia. - Cuối cùng tôi tổng hợp kết quả và viết sáng kiến kinh nghiệm. 4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu là: Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin. - Khách thể nghiên cứu là: 30 trẻ mẫu giáo lớp 5 tuổi A4. 5. Thành phần tham gia nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình. Tôi vận dụng vấn đề mà bài viết này đề cập đến chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi ở chính đơn vị tôi đang công tác . - Đối tượng điều tra, khảo sát thực nghiệm: Trẻ mẫu giáo lớp 5 tuổi A4, thời gian từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019. 6. Phương pháp nghiên cứu. Qua thực tế giảng dạy và làm đề tài bản thân đã sử dụng một số phương pháp sau: - Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu sách báo, đọc tài liệu về các hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ. - Nghiên cứu thực trạng. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp dùng lời: giảng giải, đàm thoại. - Phương pháp thực hành. - Phương pháp trò chơi. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 3/18
- Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin 7. Kế hoạch nghiên cứu. TT Thời gian nghiên Nội dung cần thực hiện Phương pháp thực hiện cứu 1 Tháng 9 - 2018 Khảo sát, điều tra. - Nghiên cứu lý luận. - Nghiên cứu thực trạng. 2 Từ tháng 10-2018 - Lên kế hoạch thực - Phương pháp quan sát. đến tháng 3-2019 hiện. - Phương pháp dùng lời. - Thực hiện các biện - Phương pháp thực hành. pháp đưa ra. - Phương pháp trò chơi. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 3 Tháng 4 – 2019 Thực hiện hoàn thành - Tổng hợp số liệu, viết báo cáo. sáng kiến kinh nghiệm. PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI 1. Cơ sở lý luận Sự tự tin là cách nhận biết được giá trị và sự quan trọng của bản thân. Cảm nhận bản thân được yêu, đáng yêu, có năng lực, tự tin, có trách nhiệm, được chấp nhận và có giá trị. Tự tin là một đức tính chỉ có thể có được nhờ vào việc rèn luyện và học hỏi. Tự tin được thể hiện bên ngoài là mạnh dạn, thể hiện mình trước tập thể, không sợ nói trước đông người. Tự tin là dám làm điều mình nghĩ, bày tỏ cảm xúc, lời nói rõ ràng mạch lạc của mình với người khác mà không e ngại. Tầm quan trọng và vai trò của sự tự tin đối với cuộc sống của con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng: - Đối với cuộc sống của con người tự tin giúp ta nhanh chóng thực hiện tốt những mong muốn của mình. Tự tin có thể khắc phục mọi khó khăn, tự tin là trọng tâm trong tất cả mọi hoạt động để đi đến thành tựu. Có khả năng sống, làm việc, hòa nhập nhanh chóng với cộng đồng. - Đối với trẻ mầm non: + Tự tin giúp trẻ mạnh dạn, không sợ nói trước đám đông. + Tự tin giúp trẻ dám làm điều mình nghĩ. + Tự tin tạo nên phong cách, tinh thần và sự thành công của trẻ sau này. + Tự tin giúp trẻ bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại. 4/18
- Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin + Khi trẻ tự tin, chúng có thể trải nghiệm và khám phá thế giới một cách chủ động, hiệu quả hơn. Sự tự tin của trẻ lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu thương, tôn trọng và thấy mình có giá trị. Nhiệm vụ của giáo viên mầm non trong việc hình thành sự tự tin cho trẻ: - Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng trong trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với người khác. Kỹ năng sống này luôn giúp trẻ cảm thấy chủ động trong mọi tình huống. - Luôn tôn trọng trẻ, giúp trẻ xây dựng hình tượng tốt của chính mình. - Phối hợp tốt với cha mẹ trẻ để có sự thống nhất trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ nói chung và hình thành tính tự tin cho trẻ nói riêng. Có thể nói mỗi đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của trẻ. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Dưới góc nhìn của nhà tâm lý học trẻ em thì trẻ em ở tuổi lên 3 đã bắt đầu hình thành một loại động cơ của hành vi mang tính tự tin, sáng tạo, chủ động trong mọi tình huống, hiển thị ở giao tiếp của trẻ đối với những người xung quanh, đối với bạn bè. Trong điều kiện có sự giáo dục đúng đắn thì loại động cơ này sẽ được phát triển mạnh ở các giai đoạn sau. Đó là cốt lõi trong nền tảng mạnh dạn tự tin, chủ động, sáng tạo của nhân cách con người tương lai. Tự tin giúp con người ta cảm thấy hạnh phúc hơn và tinh thần được thoải mái, khỏe khoắn hơn. Vì vậy việc giáo dục cho trẻ tự tin là một điều rất cần thiết và là nền tảng giúp trẻ hạnh phúc hơn. Giáo dục sự tự tin có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành kỹ năng tự tin ở mỗi con người. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 2.1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của Phòng GD&ĐT, thường xuyên quan tâm bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên . - Nhà trường trang bị đầy đủ tài liệu, học liệu, luôn ủng hộ và tạo mọi điều kiện tốt cho giáo viên làm việc. - Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo, quan tâm về chuyên môn, dự giờ thăm lớp và hướng dẫn giáo viên thực hiện nội dung giáo dục; lên kế hoạch, nội dung giáo dục cụ thể và triển khai sâu rộng đến từng lớp. 5/18