Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi có những kỹ năng sống cần thiết

doc 26 trang Minh Hường 20/08/2023 8886
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi có những kỹ năng sống cần thiết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_co_nhun.doc

Nội dung text: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi có những kỹ năng sống cần thiết

  1. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI CÓ NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG CẦN THIẾT LĨNH VỰC: GIÁO DỤC MẪU GIÁO CẤP HỌC: MẦM NON NĂM HỌC: 2016 - 2017
  2. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI CÓ NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG CẦN THIẾT LĨNH VỰC: GIÁO DỤC MẪU GIÁO CẤP HỌC: MẦM NON NĂM HỌC: 2016 - 2017
  3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI CÓ NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG CẦN THIẾT MỤC LỤC NỘI DUNG Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Mục đích nghiêmn cứu 5 3. Đối tượng nghiên cứu 5 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Thời gian nghiên cứu 5 B. PHẦN NỘI DUNG 5 1. Cơ sở lý luận 5 2. Thực trạng 7 2.1. Cơ sở vật chất 7 2.2. Giáo viên 7 2.3. Phụ huynh 8 2.4. Trẻ 8 3. Một số biện pháp 10 3.1. Biện pháp 1: Sưu tầm, thiết kế các hoạt động giáo dục 10 kỹ năng sống phù hợp với sự phát triển tình cảm-kỹ năng xã hội của trẻ trong lớp. 3.2. Biện pháp 2: Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm, thực hành 13 có tính giáo dục và tính tương tác cao 3.3. Biện pháp 3: Sử dụng các tình huống có vấn đề 19 3.4. Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng 20 thư viện trò chơi vận động nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3.5. Biện pháp 5: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh. 21 4. Kết quả đạt được 22 4.1. Trẻ 22 4.2. Giáo viên 23 4.3. Phụ huynh 23 5. Bài học kinh nghiệm 24 C. PHẦN KẾT LUẬN 25 1. Kết luận chung 25 2. Khuyến nghị 26 3/26
  4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI CÓ NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG CẦN THIẾT A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta hiện nay đang trong thời kỳ hội nhập Quốc tế “Quốc tế hóa, toàn cầu hóa”, chính vì vậy mà mở ra cho đất nước nhiều cơ hội phát triển trong mọi lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, đã và đang làm thay đổi chất lượng cuộc sống của con người. Có nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh, ngoài những tác động tích cực, bên cạnh đó còn có những tác động tiêu cực gây nguy hại cho con người đặc biệt là trẻ em. Nếu mỗi người chúng ta trong đó có trẻ em không có những kiến thức, kỹ năng cần thiết để biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và cho trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống của mỗi cá nhân để sống tích cực, sống hạnh phúc, sống văn minh, sống có ý nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển nhân cách hài hòa, toàn diện về nhân cách, cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các bé sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa, giúp các bé hiểu và biến kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực. Là một giáo viên mầm non được phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ, nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi hiệu quả. Tôi nhận thấy rằng đối với trẻ 4-5 tuổi “Giáo dục kỹ năng sống” không phải là nói thế nào là đúng, thế nào là sai như ta thường làm. Các phương pháp cổ điển như bài giảng đi theo những chuẩn mực, cô hỏi trẻ thụ động trả lời sẽ hoàn toàn thất bại vì chỉ cung cấp thông tin, mà từ thôn tin đến nhận thức đến thay đổi hành vi thì khoảng cách còn rất lớn. Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau. Quyết định phải xuất phát từ trẻ. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, là hoạt động được trẻ đón nhận một cách hứng thú và tích cực nhất. Là giáo viên mầm non ai cũng đều nhận thấy thông qua các hoạt động trong ngày như hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, hoạt động mọi lúc mọi nơi, dưới hình thức “Học bằng chơi, chơi mà học” theo ý thích của trẻ dưới sự định hướng, gợi mở, tạo tình huống có vấn đề của cô giáo để trẻ được trải nghiệm 4/26
  5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI CÓ NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG CẦN THIẾT thực hành tương tác giữa cô với trẻ, trẻ với trẻ, trẻ với mọi người xung quanh, đều là hoạt động tạo ra nhiều cơ hội để trẻ phát triển về mọi mặt, giúp trẻ tự tin, biết chia sẻ, được tự thể hiện mình, thể hiện sự sáng tạo và phong cách riêng của bản thân. Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu cách tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 -5 tuổi đạt hiệu quả. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi có những kỹ năng sống cần thiết". 2. Mục đích nghiên cứu - Trao đổi một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi. - Giúp trẻ hứng thú, tự nguyện, tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển kỹ năng sống, tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng thoải mái đạt kết quả cao. - Nhằm giúp cho bản thân có kỹ năng sưu tầm, thiết kế các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi đạt chất lượng tốt đưa vào tổ chức các hoạt động cho trẻ, nâng cao kinh nghiệm giúp trẻ phát triển kỹ năng sống tích cực. 3. Đối tượng nghiên cứu - Một số biểu hiện kỹ năng sống của trẻ lớp mẫu giáo nhỡ - Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi. 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm - Trẻ 4-5 tuổi tại lớp do tôi phụ trách. 5. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp thống kê. - Phương pháp so sánh, đối chứng. - Phương pháp tìm hiểu lý luận và phương pháp tìm hiểu thực trạng. - Phương pháp quan sát sư phạm. - Phương pháp dùng lời. - Phương pháp dùng trò chơi 6. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 8 năm 2016 đến hết tháng 3 năm 2017 B. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Kỹ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”(Theo định nghĩa Tổ chức Y tế Thế giới) Lứa tuổi mầm non là giai đoạn học - tiếp thu - lĩnh hội giá trị sống để phát triển nhân cách. Kỹ năng sống là những kỹ năng nền tảng để hình thành nhân cách trẻ. Phát triển về các mặt thể chất, tình cảm-xã hội, ngôn ngữ, nhận thức, Giúp trẻ được an toàn, khỏe mạnh, khéo léo bền bỉ, có khả năng thích ứng với thay đổi của điều kiện sống, biết kiểm soát cảm xúc, thể hiện tình yêu thương, đồng cảm với mọi người xung quanh, mạnh dạn, tự tin, tôn trọng người 5/26
  6. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI CÓ NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG CẦN THIẾT khác, có khả năng giao tiếp tốt với mọi người, ham hiểu biết, sáng tạo, có những kỹ năng thích ứng với hoạt động học tập ở lớp như: sẵn sàng hòa nhập, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ Sự tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin trong trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về trong cá nhân và trong mối quan hệ với người khác. Không ai sinh ra đã có ngay sự tự tin. Đó là một đức tính chỉ có thể có được nhờ vào việc rèn luyện và học hỏi. Sự tự tin lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu thương, tôn trọng và thấy mình có giá trị. Một trẻ tự tin sẽ “duy trì được khả năng học hỏi, khám phá trong học tập và luôn sẵn sàng đón nhận những thách thức mới, mong muốn được yêu quý và đón nhận chính là khởi đầu tuyệt vời để trẻ gần gũi hơn với mọi người. Kỹ năng hợp tác: Đây là một đức tính cần thiết đối với trẻ ở lứa tuổi này. Có những việc chúng ta không thể tự làm được, nếu được người khác giúp đỡ thì ta sẽ hoàn thành được việc ta muốn làm. Khi chúng ta kết hợp năng lực làm việc của mình với người khác theo cùng một mục đích chung, đó chính là sự hợp tác. Sự hợp tác giúp ta hoàn thành nhiệm vụ của mình nhanh chóng và dễ dàng hơn là tự mình làm lấy. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cùng làm, cùng chơi với bạn bè, biết cảm thông và chia sẻ với bạn. Kỹ năng giao tiếp: Một trong những kỹ năng cơ bản rất quan trọng đối với trẻ nhỏ đó là kỹ năng giao tiếp. Cô giáo cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt được ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh. Đây là một kỹ năng có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẵn sàng học mọi thứ. Kỹ năng xử lý tình huống: Trong cuộc sống có vô vàn các tình huống xảy ra đòi hỏi con người phải giải quyết, ứng phó. Khả năng vận dụng các kỹ năng sống một cách linh hoạt sẽ cho phép trẻ xử lý tốt các tình huống xảy ra với trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Sự tò mò và khả năng sáng tạo: Có lẽ một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ giai đoạn này là sự khao khát được học hỏi, được khám phá. Giáo viên cần sử dụng nhiều ý tưởng khác nhau để khơi gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các tư liệu và các hoạt động mang tính chất khác lạ, thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ cụ thể dễ đoán trước được. Kỹ năng giữ an toàn cá nhân: Trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm, biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết, nhận biết và không tự ý sử dụng những đồ vật gây nguy hiểm, không đi theo và nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép, biết ý nghĩa và có ý thức thực hiện theo quy định của một số biển báo giao thông, biển báo nơi nguy hiểm. 6/26
  7. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 4-5 TUỔI CÓ NHỮNG KỸ NĂNG SỐNG CẦN THIẾT 2. Thực trạng 2.1. Cơ sở vật chất * Thuận lợi Ban giám hiệu luôn luôn quan tâm tạo điều kiện môi trường thuận lợi như: - Trang bị cơ sở vật chất, các thiết bị hiện đại hệ thống máy tính, máy chiếu, mạng internet giúp cho giáo viên có thể tiếp cận nhanh với công nghệ thông tin từ đó ứng dụng vào quá trình giảng dạy. - Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học ngoại khóa nâng cao chuyên môn. * Khó khăn: - Các đồ dùng, dụng cụ, phương tiện để dạy trẻ kỹ năng sống còn hạn chế - Chưa có nhiều tài liệu sách báo về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giáo viên nghiên cứu, tham khảo 2.2. Giáo viên: * Thuận lợi: - Ngày nay với sự phát triển mạnh của mạng thông tin, truyền thông trên Internet, giúp giáo viên chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên phong phú cho việc lựa chọn những hình ảnh, âm thanh, phim sống động có nội dung, tư liệu bài giảng sinh động giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực để xây dựng giáo án điện tử. - Việc tìm kiếm thông tin, hình ảnh trên Internet để xây dựng bài giảng là rất cần thiết và bổ ích, giúp giáo viên giảng dạy đạt hiệu quả cao và giúp trẻ tiếp thu kiến thức dễ dàng. - Giáo viên tâm huyết với nghề, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, năng động, có trình độ chuyên môn, có lòng yêu thương trẻ, tận tình với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. - Giáo viên tích cực thiết kế hoạt động và làm đồ dùng đồ chơi để tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. - Giáo viên trong lớp đoàn kết biết cùng nhau đưa ra các biện pháp giáo dục kỹ năng sống sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. * Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên, tôi thấy về phía giáo viên còn tồn tại một số thực trạng như sau: - Giáo viên còn nhiều hạn chế về phương pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. - Chưa có nhiều kinh nghiệm thiết kế các hoạt động giáo dục kỹ năng sống để tổ chức cho trẻ hoạt động. 7/26